Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

lamquang111

Hội viên mới mẻ
Hội viên mới
Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?
Anh em cho ý kiến nhé !:motsach:
 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?
Anh em cho ý kiến nhé !:motsach:
Nếu ngân hàng tăng lãi suất thì dòng tiền sẽ chuyển từ các kênh đầu tư khác về gửi Nh cho an toàn lại có lãi suất cao. Làm như thế sẽ mất cân bằng trong thị trường.Mình cũg mong lãi suất lên để được nhờ nhưng nghĩ đến các dn đi vay vốn phải trả lãi vay cho NH thì lại thấy lãi suất nên được điều tiết hợp lý cho có lợi cả người gửi và người vay.
 
Tác động dễ hiểu nhất là:
- lãi suất cho vay cũng sẽ tăng cao -> ảnh hưởng đến sản xuất.
- khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng -> giảm cầu -> ảnh hưởng đến sản xuất.
 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

Nhà nước kìm hãm lãi suất trong khi vật giá leo thang : điện tăng, giá vận chuyển tăng, nhiên liệu tất cũng tăng => nhà nước đang tìm cách bơm tiền vào cho cân bằng mức lạm phát hiện tại.
Sau khi cân bằng thì họ lại kìm giá để thu tiền vào => giảm phát.
Ở đây tạm gọi là giảm phát khi so với mức giá chung toàn cầu.

Không phải là giảm lãi huy động để kích thích tiết kiệm, khi lãi suất huy động giảm _ nhà nước ko thích giữ tiền mặt => người dân sẽ phải giữ tiền mặt và dùng cho đầu tư kinh doanh để có hiệu quả kinh tế. Vậy lãi huy động giảm là kích thích kinh doanh sản xuất vì lúc đó lãi cho vay cũng giảm theo.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

em lại có cái nghỉ này ko biết có đúng chút nào hông nửa
Nhà nước ko cho vì: nếu lãi tăng quá cao giả sử như khoảng 20%/ năm nha
tính thế này: 20%/ 365 = 0.055%/ ngày
mức lãi này đã cao hơn mức phạt chậm nộp tiền thuế vào NSNN (0.05%)
Nếu DN có số thuế phải nộp nhiều chẳng thà đem gởi ngân hàng lấy lãi, chấp nhận phạt, tính ra vẩn có lợi hơn nộp đúng hạn.
--> Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao --> để thu NSNN đầy đủ, đúng hạn. :dangiuqua:
 
có khi nào lãi suất cao nhưng doanh nghiệp vẫn nộp tiền vào NSNN đầy đủ và đúng hạn không ạ, vì càng để lâu thì tiền phạt tăng và khi đó thuế sẽ chú ý đến doanh nghiệp mình.
Như vậy là lãi suất có cao doanh nghiệp vẫn nộp thuế đầy đủ và đúng hạn :hihi:
Chào A2 :D
 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

em lại có cái nghỉ này ko biết có đúng chút nào hông nửa
Nhà nước ko cho vì: nếu lãi tăng quá cao giả sử như khoảng 20%/ năm nha
tính thế này: 20%/ 365 = 0.055%/ ngày
mức lãi này đã cao hơn mức phạt chậm nộp tiền thuế vào NSNN (0.05%)
Nếu DN có số thuế phải nộp nhiều chẳng thà đem gởi ngân hàng lấy lãi, chấp nhận phạt, tính ra vẩn có lợi hơn nộp đúng hạn.
--> Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao --> để thu NSNN đầy đủ, đúng hạn. :dangiuqua:
Khi nào cần nộp thuế đây anh, có lẽ DN kinh doanh cần xem xét lại ngành nghề kd mất ha, vick ah thuế quan hệ tốt nha em gái yêu ,
 
Đúng như các bạn nói:ý kiến các bạn đều đúng:nhà nước quản lý kinh tế trên tầm Vĩ Mô,bất cứ một quyết định nào cũng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế,trước mỗi QD họ đều xem xét,tính toán,như thế nào là hợp lý.chủ đề của chúng ta là lãi suất:khi tăng lãi suất quá cao,(theo kinh tế chính trị của Mac-lênin:tiền là sự vận động của sản xuất,và tiêu dùng).thì người dân sẽ không đầu tư cho SX,tiêu dùng,để gửi tiết kiệm vì vừa an toàn lại có lãi.Cứ như vậy,một hiệu ứng Đomino sẽ xảy ra trên thị trường kéo theo nhiều thứ khác thay đổi:giá cả,lương,....,như vậy NN sẽ tính toán một tỷ lệ lãi suất sao cho hợp lý để người vay cho SXKD và người gửi lấy lãi đều có lợi.và một mục tiêu cao hơn nữa là sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
 
lãi suất cao tức chi phí đi vay cao => giá thành cao ==> Giá bán cao ===> lạm phát.
Mà VN đang muốn kiềm chế lạm phát thì làm sao cho mấy ông ngân hàng tăng lãi suất cao đc :-(
@ubn_love: lãi suất cao thì mình đc nhờ cái gì chứ???
 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

Nhà nước dùng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Về lý thuyết thì khi muốn hạ nhiệt nền kinh tế đang phát triển nóng hoặc muốn giảm lạm phát thì nhà nước tăng lãi suất chiết khấu hoặc tăng dự trữ bắt buộc để giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường.

Tuy nhiên, vì cần có vốn để cho vay, các ngân hàng có thể chạy đua về lãi suất huy động vốn làm lãi suất cho vay quá cao làm tăng rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Với nền kinh tế hiện nay mà hệ thống ngân hàng sụp đổ thì coi như tê liệt, điều đó gây hậu quả rất lớn. Để tránh điều này nên nhà nước thường xuyên khống chế lãi suất cũng như hạn chế tín dụng khi cần thiết.

@bạn lamquang111. Chi phí lãi vay là chi phí trước thuế TNDN còn phạt nộp chậm tiền thuế là chi phí sau thuế TNDN, về mặt này thì lãi vay 0,055%/ngày vẫn "rẻ" hơn lãi phạt nộp chậm 0.05%/ngày. T/t lãi tiền gửi cũng vậy.
 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

Theo mình thì : lãi suất cao > các dòng tiền đầu tư dư thừa sẽ chạy vào Ngân Hàng > lượng tiền đầu tư cho hoạt động sản xuất giảm > quy mô sản xuất thu hẹp > giảm công việc > giảm lượng nhân công > dẫn đến tình trạng thất nghiệp > kéo theo nhiều rắc rối + tệ nạn xã hội.

Nhà nước chỉ tăng lãi suất ngân hàng lên cao để giảm lạm phát. Vd: năm 2008 với mức lạm phát rất cao (tầm 22%) nên nhà nước đã tăng lãi suất ngân hàng lên trên 20%.
 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

Mình xin gửi 1 chủ đề ngược tại sao NHNN lại có "chặn" trên đối với lãi suất cho vay, ví dụ tối đa 15% áp dụng với các loại hình cho vay và không được thu các khoản phí ngoài phí tín dụng ?
Lúc đó thị trường NH - Doanh Nghiệp - thị trường tự do sẽ thế nào ?
 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

Ko bít phải nói sao với các bác này Haizzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz
 
Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?
Anh em cho ý kiến nhé !:motsach:

Nếu nhận lãi suất gửi tiết kiệm quá cao=>kèm theo ngân hàng phải cho vay lãi suất cao=> Trong khi điều kiện bây giờ lạm phát cao, giá cả đầu vào, nguyên liệu tăng=> Nếu lãi suất cho vay cũng tăng thì các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và không phát triển được.

Bạn tham khảo các câu hỏi đáp này nha:


Lãi suất cao có chống được lạm phát cao?

Điều đó là vì khi mặt bằng lãi suất cao, tăng thêm lãi suất sẽ làm tăng mức độ rủi ro trong nền kinh tế, tăng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và dẫn tới đình đốn sản xuất, thất nghiệp. Nếu bạn để ý thì công thức cổ điển “lãi suất cao chống lạm phát cao” được hình thành từ thực nghiệm tại các nước phương Tây, nhưng mặt bằng lãi suất và lạm phát tại các quốc gia đó thường ở mức rất thấp và do vậy mặt bằng lãi suất tăng thêm một chút không dẫn tới việc các doanh nghiệp phải rời bỏ sản xuất


 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

Mình cũng đang cần biết cái này, đánh dấu để học nào :)
 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

cái này thuộc môn kinh tế vĩ mô. chính sách chống lạm phát, tự tìm hiểu sách sẽ ra
 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

Theo mình thì lãi suất cho vay thấp -> ngân hàng dễ huy động được cá nhân, doanh nghiệp vay vốn để kinh doanh -> đây là cách kinh doanh tạo đầu ra nhiều hơn của ngân hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn này.
Vì vậy lãi suất gửi tiết kiệm càng thấp và không tăng.
 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

cái này thuộc môn kinh tế vĩ mô. chính sách chống lạm phát, tự tìm hiểu sách sẽ ra

Đố bạn tìm ra được câu giải đáp cho vấn đề này từ các sách đó.

---------- Post added at 03:08 ---------- Previous post was at 03:04 ----------

Theo mình thì lãi suất cho vay thấp -> ngân hàng dễ huy động được cá nhân, doanh nghiệp vay vốn để kinh doanh -> đây là cách kinh doanh tạo đầu ra nhiều hơn của ngân hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn này.
Vì vậy lãi suất gửi tiết kiệm càng thấp và không tăng.

Lãi suất tiết kiệm thấp, nếu thấp hơn tốc độ lạm phát thì ai sẽ gửi tiền vào ngân hàng (bộ ngu sao, đầu tư để bị lỗ mà cũng đầu tư à) ? Tìm được đầu ra là người đi vay, nhưng đầu vào là tiền để cho vay không có thì tìm làm gì ?
 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

Đố bạn tìm ra được câu giải đáp cho vấn đề này từ các sách đó.

Xin mạn phép trả lời, mọi ng và trả lời bác như sau,
theo như thời ngồi trên ghế nhà trường thì đây chính là chính sách lưu thông tiền tệ
Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
Chính sách tiền tệ có thể chia làm: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp. Chính sách mở rộng là tăng cung tiền lên hơn mức bình thường.
Với trường hợp lãi xuất ngân hàng thấp như hiện nay thì đó là chính sách tiền tệ mở rộng
tức là lãi xuất giảm dẫn đến đầu tư tăng > dẫn đến sản xuất tăng> việc làm tăng> thu nhập tăng
cái này có đúng là hồi đi học học ko ạ, mọi ng kiểm chứng nhé
 
Ðề: Vì sao nhà nước không cho ngân hàng tăng lãi suất gởi tiết kiệm quá cao ?

chứ ko pải tuỳ vào nên kinh tế mà nhà nước sẻ điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp ak:gian2:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top