VAS28 - Báo cáo bộ phận

Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

. Nếu tiêu thức không phù hợp với VAS28 thì khó có thể gọi đó là BC bộ phận, chỉ đáng gọi là BC bô nặng phân nặng :happy3: hay là báo cáo gì gì đó thôi. .
Đệm thêm cho bác đoạn 31 nha :
31. Theo Chuẩn mực này, hầu hết các doanh nghiệp sẽ xác định lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý theo đơn vị tổ chức có báo cáo cho Ban Giám đốc để phục vụ cho việc đánh giá hoạt động của mỗi doanh nghiệp và để quyết định phân bổ nguồn lực trong tương lai. Các bộ phận có thể lập báo cáo không theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý, thì doanh nghiệp phải phân chia bộ phận chi tiết hơn để báo cáo thông tin tài chính về lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý.
vậy dù cho báo cáo kiểu gì thì cuối cùng cũng phải quy về báo cáo theo lĩnh vực kinh doanh và địa lý theo VAS28 thôi .
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Mặc dù còn thắc mắc ở đoạn nói về doanh thu và chi phí, em cứ liều mạng nêu tiếp vấn đề ( biết đâu nó sáng dần dần thì sao :ibbanana:)
Các bộ phận cần báo cáo



32. Hai hay nhiều lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý tương đương có thể được kết hợp thành một lĩnh vực kinh doanh hay một khu vực địa lý. Hai hay nhiều lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý được coi là tương đương khi:

a) Tương đương về tình hình tài chính;

b) Có chung phần lớn các nhân tố quy định trong đoạn 09;



33. Một lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý cần được xác định là một bộ phận phải báo cáo khi phần lớn doanh thu phát sinh từ bán hàng ra ngoài đồng thời thoả mãn một trong các điều kiện sau:

a) Tổng Doanh thu của bộ phận từ việc bán hàng ra ngoài và từ giao dịch với các bộ phận khác phải chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của tất cả bộ phận, hoặc

b) Kết quả kinh doanh của bộ phận này bất kể lãi (hay lỗ) chiếm từ 10 % trở lên trên tổng lãi (hay lỗ) của tất cả các bộ phận có lãi (hoặc trên tổng lỗ của tất cả các bộ phận lỗ) nếu đại lượng nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn, hoặc

c) Tài sản của bộ phận chiếm từ 10 % trở lên trên tổng tài sản của tất cả các bộ phận.





34. Đối với các bộ phận có mức dưới 10% theo quy định trong đoạn 33:

a) Bộ phận đó có thể báo cáo được mà không tính đến yếu tố quy mô nếu thông tin của bộ phận đó là cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính;

b) Nếu bộ phận đó có thể được kết hợp với các bộ phận tương đương khác ; và

c) Nếu các bộ phận còn lại được báo cáo thành một khoản mục riêng.



35. Nếu tổng doanh thu bán hàng ra ngoài của doanh nghiệp được phân bổ cho các bộ phận có thể được báo cáo thấp hơn 75% tổng số doanh thu của doanh nghiệp hoặc doanh thu của tập đoàn thì phải xác định thêm bộ phận cần báo cáo, kể cả khi bộ phận đó không đáp ứng được tiêu chuẩn 10% trong đoạn 33, cho tới khi đạt được ít nhất 75% tổng số doanh thu của doanh nghiệp hoặc tập đoàn được tính cho các bộ phận báo cáo được.



- Đoạn 32 giúp chúng ta lan man quá nhiều báo báo không cần thiết .

- Đoạn 33 định rõ là bộ phận phải có doanh thu bán ra ngoài chiếm tỷ trọng cao và bộ phận đó có doanh thu hoặc kết quả hoặc lợi nhuận đủ lớn .

- Đoạn 34 chỉ có tác dụng gom nhóm các phần còn lại, không quan trọng lắm .

- Đoạn 35 lại ràng lại việc báo cáo có thể thiếu. nên quy định tổng các bộ phận được báo cáo phải đạt >=75% .



Các bác nghĩ như thế nào về nội dung này ?



 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Theo tôi đại khái là ta cố báo cáo sao cho gọn gọn 1 tý. Chừng 7-8 bộ phận là tối đa thôi. Đừng chi li quá.

Đoạn 35 cho phép là: nếu vì lý do nào đó mà một vài bộ phận không thể có BCTC của nó thì không báo cáo bộ phận cũng được. Miễn là số đó <25%.
Mà sao ta không lập thành "Bộ phận khác" hay "Phần còn lại của Thế giới" bằng cách lấy tổng số - các bộ phận kia?
-----------------------------------------------------------------------------------------
33. Một lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý cần được xác định là một bộ phận phải báo cáo khi phần lớn doanh thu phát sinh từ bán hàng ra ngoài đồng thời thoả mãn một trong các điều kiện sau:

a) ...

b)....
c).....
Quái lạ! Theo nghĩa tiếng Việt thì chữ "đồng thời" kia là thừa rồi.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Theo tôi đại khái là ta cố báo cáo sao cho gọn gọn 1 tý. Chừng 7-8 bộ phận là tối đa thôi. Đừng chi li quá.
Đoạn 35 cho phép là: nếu vì lý do nào đó mà một vài bộ phận không thể có BCTC của nó thì không báo cáo bộ phận cũng được. Miễn là số đó <25%.
Mà sao ta không lập thành "Bộ phận khác" hay "Phần còn lại của Thế giới" bằng cách lấy tổng số - các bộ phận kia?
Quái lạ! Theo nghĩa tiếng Việt thì chữ "đồng thời" kia là thừa rồi.
Theo em thì 7-8 là quá nhiều, 3-4 thôi bác ạ .
Việc lập ra bộ phận " còn lại của thế giới " phải là những bộ phận có đặc điểm tương tự mà bác .
Còn vụ án " đồng thời" thì theo em là không thừa. Tiêu thức chính vẫn là doanh số chủ yếu, tiêu thức đi kèm có thể là 1 trong 3 món kia .
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

39. Nếu báo cáo tài chính nội bộ coi các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất khép kín là một bộ phận kinh doanh riêng biệt nhưng báo cáo ra bên ngoài không trình bày là bộ phận kinh doanh riêng biệt thì bộ phận bán hàng được kết hợp với bộ phận mua để thành bộ phận báo cáo ra bên ngoài, trừ khi không thể thực hiện được.

40. Một bộ phận được báo cáo trong năm trước vì đạt ngưỡng 10% nhưng năm hiện tại không đạt ngưỡng 10% thì vẫn là bộ phận phải báo cáo trong năm hiện tại, nếu Ban Giám đốc đánh giá bộ phận này vẫn có tầm quan trọng trong năm tiếp theo.

41. Nếu một bộ phận được xác định là có thể báo cáo trong năm nay do đạt ngưỡng 10% thì thông tin của bộ phận này năm trước cần phải được trình bày lại để cung cấp số liệu so sánh cho người sử dụng báo cáo mặc dù bộ phận đó không đạt 10% trong năm trước, trừ khi không thể thực hiện được.

Tiếp nha

Em chưa hiểu đoạn 39 nói gì khi kết hợp BP bán và mua để báo cáo bộ phận ??:confuse1:
Đoạn 40 thì rõ rồi, ý muốn xác định đạy là bộ phận tiêu điểm mà . Còn đoạn 41 thì để cho người đóc có thông tin so sánh ( nhưng mà tách báo cáo bộ phận năm trước thì hơi ngại , may mà có câu thòng để né ):ibbanana:
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Chính sách kế toán của bộ phận
42. Thông tin bộ phận phải được lập và trình bày phù hợp với chính sách kế toán áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
43. Chính sách kế toán mà Ban Giám đốc doanh nghiệp sử dụng để lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp là chính sách kế toán mà Ban Giám đốc cho là phù hợp nhất để lập báo cáo ra bên ngoài doanh nghiệp. Mục đích của việc trình bày thông tin bộ phận là để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ và đánh giá được doanh nghiệp một cách toàn diện hơn, nên khi lập và trình bày thông tin bộ phận, chuẩn mực này yêu cầu sử dụng các chính sách kế toán mà Ban Giám đốc đã chọn lựa để lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất.
44. Chuẩn mực này cho phép việc trình bày các thông tin bộ phận bổ sung được lập trên cơ sở khác với chính sách kế toán áp dụng đối với báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi thoả mãn 2 điều kiện:
a) Các thông tin được báo cáo tài chính nội bộ cho Ban Giám đốc nhằm đưa ra quyết định về việc phân bổ các nguồn lực vào bộ phận và đánh giá hoạt động của bộ phận đó; và
b) Cơ sở lập thông tin bộ phận bổ sung được trình bày rõ ràng.

Thì em nghĩ đương nhiên là dùng chính sách nhất quán rồi, chứ thay đổi thì sao mà có thông tin chính xác được .
Trong trường hợp muốn khác thì bộ phận đó phải rất đặc biệt và Ban GĐ phải quyết định việc này, và chấp nhận thuyết minh hơi bị kỹ .
Theo em thì trường hợp này hiếm .
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

44. Tài sản do hai hay nhiều bộ phận sử dụng cần phải phân bổ cho các bộ phận đó khi doanh thu và các chi phí có liên quan tới tài sản được phân bổ cho các bộ phận.

45. Cách thức phân bổ tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí cho các bộ phận phụ thuộc vào tính chất của khoản mục hay hoạt động do bộ phận đó tiến hành và quyền tự chủ của bộ phận đó. Không áp dụng một tiêu thức chung cho tất cả các doanh nghiệp. Việc phân bổ tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí có liên quan đến hai hay nhiều bộ phận, phải dựa trên cơ sở hợp lý. Các định nghĩa về doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả bộ phận có liên quan với nhau và kết quả phân bổ theo đó cũng phải nhất quán: Các tài sản sử dụng chung được phân bổ cho các bộ phận khi doanh thu và chi phí có liên quan tới tài sản đó cũng được phân bổ cho các bộ phận này. Ví dụ: Một tài sản được coi là tài sản của bộ phận khi phần khấu hao của tài sản đó được tính vào chi phí khi xác định kết quả kinh doanh của bộ phận.


Tiếp nha,
Em nghĩ việc này chỉ tiến hành đối với các tài sản lớn, đáng kể thôi
doanh nghiệp phải xây dựng một chính sách dùng để phân bổ, chính sách này phải hợp lý theo tính chất. Kỹ hơn thì phân rõ cách thức phân bổ tài sản, nợ phải trả, doanh thu chi phí .
Chung cuộc cũng pục vụ mục đích suất sinh doanh thu và chi phí thôi .

Không biết em nghĩ vậy có ổn không ??
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Sau khi say với mấy đoạn trên thì em rút ta tóm tắt sau :
1. Khi báo cáo bộ phận thì chúng ta phải lưu ý 2 phần : trình bày và thuyết minh .
2. Trình bày thì gồm : trình bày báo cáo bộ phận chính yếu và trình bày báo cáo bộ phận thứ yếu .
3. Trong BCBP chính yếu :
- Doanh thu bộ phận bắt buộc phải trình bày, doanh thu bán ra ngoài và bán nội bộ phải trình bày riêng để người đọc nhận biết được . Trong các khoản doanh thu trọng yếu thì khuyến khích trình bày .
- Kết quả bộ phận cũng bắt buộc luôn; nếu lãi lỗ thuần tính được theo các chính sách kế toán chung của BCTC thì trình bày vô tư, nếu có can thiệp phân bộ gì khác thì phải giải thích rõ .
- Khuyến khích trình bày lợi nhuận gộp -> đồng nghĩa là không bắt buộc phải trình bày giá vốn .
- Lợi nhuận thuần có bắt buộc hay không thì em đang suy nghĩ ??
- Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận
- Nợ phải trả bộ phận
- Tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định
- Tổng chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trước dài hạn của bộ phận ( trong trường hợp BCLCTT không thuyết minh rõ ràng theo bộ phận )
- Các khoản chi phí khác không bằng tiền ( trừ khấu hao và chi phí trả trước ) -> em nghĩ chắc là các khoản dự phòng .
- Phải có bảng đối chiếu để chứng minh tổng doanh thu, chi phí, kết quả, tài sản, nợ phải trả với số liệu tổng của báo cáo . Các phần số liệu không thuộc phải báo cáo thì tách riêng 1 cột ( chắc phải ghi là cột khác không phải thuộc bộ phận báo cáo ).
Vậy các bác cho ý kiến nhé !!!
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Báo cáo đối với bộ phận thứ yếu

62. Các đoạn từ 63 đến 66 quy định về các yêu cầu cần trình bày đối với các bộ phận báo cáo được coi là bộ phận thứ yếu của doanh nghiệp, như sau:
[FONT=.VnTime]a)
Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh, thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo quy định trong đoạn 63;
[FONT=.VnTime]b) [/FONT]Nếu báo cáo bộ phận chính yếu của doanh nghiệp được lập theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của tài sản (nơi sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất hoặc nơi các dịch vụ của doanh nghiệp hình thành) thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo quy định trong đoạn 64 và 65;
[FONT=.VnTime]c) [/FONT]Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của khách hàng (thị trường nơi các sản phẩm của doanh nghiệp được bán hoặc nơi mà các dịch vụ được cung cấp) thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo quy định trong đoạn 64 và 66;
[/FONT]
Vậy là rõ ràng là phải lập báo báo bộ phận gồm 2 phần : chính yếu và thứ yếu. Tùy vào báo cáo bộ phận chính yếu lập như thế nào mà báo cáo thứ yếu sẽ được quy định cụ thể phù hợp .
1. Nếu BCBP chính yếu theo lĩnh vực thì BCBP thứ yếu phải bao gồm các thông tin : Doanh thu bộ phận theo vị trí địa lý của khách hàng, giá trị còn lại theo vị trí của tài sản , chi phí mua sắm tài sản trong niên độ .

2. Nếu BCBP chính yếu theo địa lý thì BCBP thứ yếu theo lĩnh vực phải bao gồm thông tin ( đương nhiên lĩnh vực này phải có doanh thu và tài sản đủ điều kiện ) : doanh thu, giá trị còn lại, chi phí mua sắm tài sản dài hạn . Và 1 trong 2 :

a. Nếu BCBP chính yếu theo vị trí tài sản và vị trí này khác vị trí địa lý của khách hàng thì doanh thu báo cáo phải đảm bảo chiếm tỷ trọng đáng kể xét theo vị trí khách hàng .

b. Nếu BCBP chính yếu theo vị trí khách hàng và vị trí này khác vị trí địa lý của tài sản thì ta phải thuyết minh các nội dung sau đối với khu vực địa lý ( đương nhiên là khu vực này có doanh thu hoặc tài sản đáng kể )
- Giá trị còn lại
- Chi phí mua sắm tài sản trong kỳ
* wow, đúng là lằng nhằn, rắc rối thật. nhưng suy cho cùng thì BCTC có BCBP như thế này thì người đọc mới có thông tin trung thực và có giá trị chứ .
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Các thuyết minh khác



67. Nếu một lĩnh vực kinh doanh hoặc một khu vực địa lý mà thông tin được báo cáo cho Ban Giám đốc không phải là một bộ phận phải báo cáo do bộ phận đó thu được phần lớn doanh thu từ việc bán hàng cho các bộ phận khác, tuy nhiên doanh thu của bộ phận này từ việc bán hàng ra bên ngoài chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của doanh nghiệp bán hàng ra bên ngoài, doanh nghiệp này cũng cần phải thuyết minh về doanh thu từ việc: Bán hàng ra bên ngoài và bán hàng cho các bộ phận nội bộ khác.





Trời, đã báo cáo do doanh thu ra ngoài> 10% mà phải thuyết minh về doanh thu ra ngoài lẫn nội bộ nữa .

Đúng là quá khó luôn .

 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Chỉ thuyết minh khi nó không là bộ phận báo cáo thôi mà.
Mà nó không được xem như bộ phận báo cáo vì doanh thu của nó chủ yếu phục vụ nội bộ => không đáp ứng đoạn 33.
Nhưng vì phần nhỏ bán ra ngoài của nó cũng đạt mức >10% trong tổng số bán ra của toàn cty nên cũng phải thuyết minh chút chút cho nó bằng chị bằng em.
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

67. Để xác định và báo cáo doanh thu bộ phận từ các giao dịch với các bộ phận khác, các khoản chuyển giao giữa các bộ phận cần phải được tính toán trên cơ sở là doanh nghiệp này thực sự được sử dụng để định giá các khoản chuyển nhượng đó. Cơ sở cho việc định giá các khoản chuyển giao giữa các bộ phận đó và bất cứ sự thay đổi liên quan cần phải được thuyết minh trong báo cáo tài chính.


Cái này chắc là đề cập đến doanh thu nội bộ giữa Cty mẹ và con thì phải ? Nhưng sao đoạn đề cập cơ sở tính toán phải thực sự được sử dụng để định giá làm em bối rối quá ( vì hổng hiểu )
Cái gì được sử dụng để định giá ? như thế nào là " không thực sự " ??

Phải hiểu nó thì mới thuyết minh được chứ các bác nhỉ ?

Bác nào có thể cho em ví dụ minh họa vụ này giúp ??
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

69. Những thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho việc trình bày báo cáo bộ phận có ảnh hưởng trọng yếu lên các thông tin bộ phận cần phải được thuyết minh. Thông tin bộ phận của kỳ trước được trình bày cho mục đích so sánh cần phải được trình bày lại, kể cả tính chất và lý do thay đổi (nếu có). Các tác động về tài chính cũng phải được trình bày nếu có thể xác định được một cách hợp lý. Nếu doanh nghiệp thay đổi việc xác định các bộ phận báo cáo và không công bố thông tin bộ phận kỳ trước theo căn cứ mới thì để đáp ứng mục đích so sánh, doanh nghiệp phải báo cáo thông tin bộ phận dựa trên cả căn cứ mới và căn cứ cũ.

Em nghĩ cũng hợp lý thôi, phải hồi tố cho thông tin so sánh nó rõ ràng chứ .
Vụ thay đổi khái niệm như thế nào là bộ phận thì ảnh hưởng chắc rồi ; cơ sở phân bổ doanh thu, chi phí cũng ảnh hưởng nhưng chắc là nhỏ hơn .
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

67. Để xác định và báo cáo doanh thu bộ phận từ các giao dịch với các bộ phận khác, các khoản chuyển giao giữa các bộ phận cần phải được tính toán trên cơ sở là doanh nghiệp này thực sự được sử dụng để định giá các khoản chuyển nhượng đó. Cơ sở cho việc định giá các khoản chuyển giao giữa các bộ phận đó và bất cứ sự thay đổi liên quan cần phải được thuyết minh trong báo cáo tài chính.
Cái này chắc là đề cập đến doanh thu nội bộ giữa Cty mẹ và con thì phải ? Nhưng sao đoạn đề cập cơ sở tính toán phải thực sự được sử dụng để định giá làm em bối rối quá ( vì hổng hiểu )
Cái gì được sử dụng để định giá ? như thế nào là " không thực sự " ??
Phải hiểu nó thì mới thuyết minh được chứ các bác nhỉ ?
Bác nào có thể cho em ví dụ minh họa vụ này giúp ??

Theo tôi thì vẫn là doanh thu nội bộ giữa các bộ phận với nhau.
"thực sự được sử dụng" nghĩa là khi chuyển giao hàng hóa dịch vụ giữa các bộ phận có lập hóa đơn hoặc giấy tờ nào đó mà trên đó có ghi rõ trị giá <<- thực sự có sử dụng, không phải là ước tính của phòng kế toán cty mẹ.
Thông thường giá trị đó tính trên cơ sở giá thị trường.
Ví dụ: bộ phận chăn nuôi chuyển giao sản phẩm sữa cho xưởng chế biến -> lập chứng từ giao nhận SL x ĐG = Thành tiền. <<- theo giá thị trường mà bộ phận chăn nuôi có thể bán ra ngoài.
Doanh thu nội bộ này không phải dùng với mục đích chính là BCTC mà là để cty mẹ đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận <<- thực sự có sử dụng để định giá.
=> cơ sở để định giá là giá thị trường (hoặc là giá bán có thể cho cty ngoài là cty XYZ cụ thể nào đó).
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Theo tôi thì vẫn là doanh thu nội bộ giữa các bộ phận với nhau.
"thực sự được sử dụng" nghĩa là khi chuyển giao hàng hóa dịch vụ giữa các bộ phận có lập hóa đơn hoặc giấy tờ nào đó mà trên đó có ghi rõ trị giá <<- thực sự có sử dụng, không phải là ước tính của phòng kế toán cty mẹ.
Thông thường giá trị đó tính trên cơ sở giá thị trường.
Ví dụ: bộ phận chăn nuôi chuyển giao sản phẩm sữa cho xưởng chế biến -> lập chứng từ giao nhận SL x ĐG = Thành tiền. <<- theo giá thị trường mà bộ phận chăn nuôi có thể bán ra ngoài.
Doanh thu nội bộ này không phải dùng với mục đích chính là BCTC mà là để cty mẹ đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận <<- thực sự có sử dụng để định giá.
=> cơ sở để định giá là giá thị trường (hoặc là giá bán có thể cho cty ngoài là cty XYZ cụ thể nào đó).
Theo lời bác thì em lại có thắc mắc : chắc chuẩn mực này nó đề cập như vậy là để tránh một số trường hợp các bộ phận chơi kiểu " chuyển giá " -> làm cho người đọc có thông tin bộ phận không chính xác ???
Còn vụ giá thị trường thì em chưa thông lắm. Em nghĩ giá đó là giá hợp lý là được rồi . Đôi khi , giá đó không phải là thị trường nhưng nó thể hiện hợp lý chi phí bộ phận sản xuất ra nó -> người đọc có được thông tin về bộ phận chuyển nhượng .
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Còn vụ giá thị trường thì em chưa thông lắm. Em nghĩ giá đó là giá hợp lý là được rồi . Đôi khi , giá đó không phải là thị trường nhưng nó thể hiện hợp lý chi phí bộ phận sản xuất ra nó -> người đọc có được thông tin về bộ phận chuyển nhượng .
Tôi lấy giá thị trường là 1 ví dụ thôi mờ...
Nhưng theo tôi thì lấy giá thị trường tiện 3-4 bề:
  1. Các trưởng bộ phận không so đo nhau là sếp mình nhất bên trọng nhất bên khinh. Lấy theo giá bên thứ 3 là ổn.
  2. Lấy giá vốn làm cơ sở thì các công đoạn đầu làm giỏi -> giá thành thấp -> đánh giá thấp -> công đoạn sau có đầu vào thấp -> hê hê .. đến đây có khoản chênh lệch đầu ra cuối cùng (theo giá vốn) và hiệu quả cuối cùng của toàn cty (theo giá bán SP cuối). Ngược lại, các bộ phận đầu của dây chuyền sản xuất thì không thấy hiệu quả của nó vì :
    Hiệu Quả = Giá trị đầu ra (chuyển giao cho các bộ phận khác) - Giá thành SX = 0
  3. Giá bán bán thành phẩm là có sẵn (trong kỳ có bán ra ngoài), khỏi tính toán và ổn định tương đối theo thời gian. SO với giá vốn thì phải tính toán và tăng giảm theo các PP tính giá thành, giảm theo kết quả thực hiện hạ giá thành của bộ phận đó qua từng kỳ. Nếu lấy giá hợp lý thì khó biết bao nhiêu là hợp lý. Thôi lấy giá của bên ngoài cho khỏi ai thắc mắc nghi ngại.
  4. Cuối cùng, đang nói về báo cáo doanh thu bộ phận mà ta lấy theo giá vốn thì rất kỳ.
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

69. Những thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho việc trình bày báo cáo bộ phận có ảnh hưởng trọng yếu lên các thông tin bộ phận cần phải được thuyết minh. Thông tin bộ phận của kỳ trước được trình bày cho mục đích so sánh cần phải được trình bày lại, kể cả tính chất và lý do thay đổi (nếu có). Các tác động về tài chính cũng phải được trình bày nếu có thể xác định được một cách hợp lý. Nếu doanh nghiệp thay đổi việc xác định các bộ phận báo cáo và không công bố thông tin bộ phận kỳ trước theo căn cứ mới thì để đáp ứng mục đích so sánh, doanh nghiệp phải báo cáo thông tin bộ phận dựa trên cả căn cứ mới và căn cứ cũ.
Em nghĩ cũng hợp lý thôi, phải hồi tố cho thông tin so sánh nó rõ ràng chứ .
Vụ thay đổi khái niệm như thế nào là bộ phận thì ảnh hưởng chắc rồi ; cơ sở phân bổ doanh thu, chi phí cũng ảnh hưởng nhưng chắc là nhỏ hơn .
Đến đoạn này thật tôi cũng không hình dung hình thù của cái báo cáo nó sẽ ra làm sao nữa.
Phải báo cáo chính yếu rồi thòng thêm cái thứ yếu.
Nay lại gấp đôi lên là vừa BC bộ phận theo căn cứ cũ vừa BC bộ phận chia theo căn cứ mới.
Báo cáo theo căn cứ cũ mới rối vì có thể ta đã tổ chức thu thập thông tin theo bộ phận mới làm sao tính toán phân chia ngược lại theo cấu trúc các bộ phận cũ nổi chứ. Kế toán tự phân phân chia chia rồi không biết trình ai ký vào báo cáo nữa.
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

đọc xong bài này thấy mừng là tổ chức mình không làm theo VAS của Việt Nam:sweatdrop:
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

...Báo cáo theo căn cứ cũ mới rối vì có thể ta đã tổ chức thu thập thông tin theo bộ phận mới làm sao tính toán phân chia ngược lại theo cấu trúc các bộ phận cũ nổi chứ. Kế toán tự phân phân chia chia rồi không biết trình ai ký vào báo cáo nữa.
Em nghĩ là khi thay đổi trọng yếu mới làm, còn không thì ... lờ đi :hurray:
Việc thay đổi mà gây trọng yếu thì khi thay đổi, kế toán phải xây dựng lộ trình so sánh cũ và mới . Bộ phận đề xuất thay đổi phải đảm bảo lấy được thông tin theo kiểu báo cáo cũ .
@ rainy : Vậy tự thấy sướng, còn không biết đãi anh em vì mình thoát nạn nữa :dapghe:
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

74. Doanh nghiệp cần báo cáo các loại sản phẩm và dịch vụ trong mỗi lĩnh vực kinh doanh được báo cáo và thành phần của mỗi khu vực địa lý được báo cáo, cả chính yếu và thứ yếu, nếu không diễn giải ngược lại trong báo cáo tài chính.

Ui cha, vậy là cũng đến đoạn quan trọng cuối cùng, chắc phải ráng hiểu thôi .
Sao bắt DN báo cáo nhiều quá vậy trời , nhưng mà phần in đậm em không hiểu gì ráo .
Đọc đoạn 75 và 76 thì em thấy dễ chịu hơn nhưng không thấy liên quan gì lắm đến đoạn 74 .
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top