VAS01_ Chuẩn mực chung

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
Thành viên BQT
Hội viên mới
Lại có người nhờ post giùm rùi! Từ tuần sau e phải quay lại với công việc, ko post nữa đâu nhé.

Hồi còn đi học, bạn bè hỏi e CM nào hay nhất, e trả lời liền CM17_ Thuế TNDN. Với em VAS17 như là một cái gì đó đáng để tự hào.

Nhưng bi giờ - ko còn ngủ gật trong lúc đọc VAS, e lại thấy VAS01 mới là CM hay nhất.

Trước tiên là cái quy định chung:

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:
a/ Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;
b/ Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý;
c/ Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
d/ Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
02. Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.
Chuẩn mực này không thay thế các chuẩn mực kế toán cụ thể. Khi thực hiện thì căn cứ vào chuẩn mực kế toán cụ thể. Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung.

Các bác típ tục đi nhé. E thấy hiện tại nó hay gấp 25 lần các VAS khác đấy ạ.
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

a/ Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;
Đó là lý do e nói nó hay gấp 25 lần các chuẩn mực khác!

Chuẩn mực này không thay thế các chuẩn mực kế toán cụ thể. Khi thực hiện thì căn cứ vào chuẩn mực kế toán cụ thể. Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung.
Có nghĩa là 25 CM còn lại là thông tư hướng dẫn cho chuẩn mực này.


Thường thì có vấn đề gì uống cafe rồi mà đọc vẫn ko hiểu thì e hay qua dò lại TT hướng dẫn, CM cụ thể, CM chung. Các pác thì seo ạ?!


Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung.

Nếu vấn đề nào chuẩn mực chung cũng chưa có quy định thì follow IAS và những cái gì hợp logic nhất fải ko pác Kuki nhỉ?!
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Các bác típ tục đi nhé. E thấy hiện tại nó hay gấp 25 lần các VAS khác đấy ạ.
Cơ sở dồn tích
03. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Em đoán mò là bác tỉnh ngộ ra điều này khi bước sang tuổi 25 :ibbanana:
Đọc đoạn này em thấy :
1. Kế toán luôn tỉnh táo về "thời điểm phát sinh "
2. BCTC không chỉ thể hiện cái quá khứ, hiện tại mà còn cả tương lai .
Hổng biết các bác nghĩ sao về đoạn này :confuse1:
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Hoạt động Liên tục
04. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Nội dung nguyên tắc này chắc là đảm bảo cho người sử dụng có được thông tin xác đáng, yên tâm là không bị sốc . Nhưng việc lập trên cơ sở khác coi bộ hơi khó khăn vì còn phải tìm ra nó , sử dụng và giải thích .
Khó à nha :confuse1:
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Giá gốc
05. Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Em đọc đoạn này thì cũng thấy không ép phê gì nhưng đang suy nghĩ : chênh lệch giữa số tiền thực trả và giá trị hợp lý thì mình quẳng đi đâu nhỉ ?
Chắc là tùy chuẩn mực ???
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Giá gốc
05. Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Em đọc đoạn này thì cũng thấy không ép phê gì nhưng đang suy nghĩ : chênh lệch giữa số tiền thực trả và giá trị hợp lý thì mình quẳng đi đâu nhỉ ?
Chắc là tùy chuẩn mực ???

... được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý
E nghĩ từ hoặc này có nghĩa là nếu ko tìm đc cái số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả thì sử dụng cái tính theo giá trị hợp lý

Pác nghĩ sao?!
-----------------------------------------------------------------------------------------
03. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Ngoài cơ sở dồn tích thì kế toán VN còn dùng một cơ sở khác phải ko bác nhỉ? E ko nhớ rõ cái này, nhg có nhớ mang máng là như vậy.

2. BCTC không chỉ thể hiện cái quá khứ, hiện tại mà còn cả tương lai .
Hổng biết các bác nghĩ sao về đoạn này :confuse1:
Trong BCTC e thấy
Bảng CĐKT: tại thời điểm 31/12
BCKQKD: cho năm tài chính bắt đầu từ ngay 01/01 đến ngày 31/12
BCLCT: cũng như BCKQKD

Vậy thì nó thể hiện tại một thời đểm, 1 giai đoạn rồi. Nếu nói BCTC không chỉ thể hiện cái quá khứ, hiện tại mà còn cả tương lai thì e thấy mơ hồ quá, e ko hiểu lắm.


Em đoán mò là bác tỉnh ngộ ra điều này khi bước sang tuổi 25 :ibbanana:
Ko có pác, e chưa bước qua tuổi 25. Sở dĩ e nói vậy là vì tại thời điểm này VN có 26 CM kế toán mà VAS01 là cái Famework.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Pác viết tiếp về điều kiện ghi nhận TS đi ạ, e nghĩ là hiện đang có nhiều tranh cãi về vấn đề này.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

... được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý
E nghĩ từ hoặc này có nghĩa là nếu ko tìm đc cái số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả thì sử dụng cái tính theo giá trị hợp lý
Pác nghĩ sao?!
Vậy theo Pác là khi có số phải trả thì sẽ ghi tài sản bằng số đó cho dù nó không hợp lý ? cái này em đang lo đó .
Ngoài cơ sở dồn tích thì kế toán VN còn dùng một cơ sở khác phải ko bác nhỉ? E ko nhớ rõ cái này, nhg có nhớ mang máng là như vậy.
Theo em thì đó là Cơ sở tiền .
Trong BCTC e thấy
Bảng CĐKT: tại thời điểm 31/12
BCKQKD: cho năm tài chính bắt đầu từ ngay 01/01 đến ngày 31/12
BCLCT: cũng như BCKQKD
Vậy thì nó thể hiện tại một thời đểm, 1 giai đoạn rồi. Nếu nói BCTC không chỉ thể hiện cái quá khứ, hiện tại mà còn cả tương lai thì e thấy mơ hồ quá, e ko hiểu lắm.
Nợ phải, phải trả ngắn hạn, dài hạn là một vài cái tương lai đó . Em nghĩ vậy .
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Vậy theo Pác là khi có số phải trả thì sẽ ghi tài sản bằng số đó cho dù nó không hợp lý ? cái này em đang lo đó .

E nghĩ về mặt kế toán thì như vậy ( ko cho Thuế len lỏi vào đây)
Ví dụ: GĐ đủ thẩm quyền duyệt mua TSCĐ với giá trị < 2 tỷ. GĐ duyệt mua cái TSCĐ X giá 1tỷ. Mua mắc 0,2 tỷ. Dù cho cái giá 1tỷ đối với TSCĐ này là ko hợp lý thì vẫn ghi nhận 211 là 1 tỷ chứ sao ạ.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nợ phải, phải trả ngắn hạn, dài hạn là một vài cái tương lai đó . Em nghĩ vậy .
E nghĩ các khoản Nợ phải trả... trên bảng CĐKT chẳng nói lên điều gì về tương lai. Tại 31/12/07 nó là nợ dài hạn. Nhưng đến 31/12/08 thì nó còn là nợ dài hạn ko, hay đã chuyển sang ngắn hạn, hay đã được xóa thì chẳng ai biết đc.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ngoài cơ sở dồn tích thì kế toán VN còn dùng một cơ sở khác phải ko bác nhỉ? E ko nhớ rõ cái này, nhg có nhớ mang máng là như vậy.
Theo em thì đó là Cơ sở tiền .
KTVN trong trường hợp nào sử dụng cơ sở này vậy pác?!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Giá gốc
05. Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
....
E ko nhớ rõ cái này, nhg có nhớ mang máng là như vậy.

Bây giờ e nhớ nghĩ lại thấy hình như ngoài pp giá gốc còn có một phương pháp ghi giá khác!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

E nghĩ về mặt kế toán thì như vậy ( ko cho Thuế len lỏi vào đây)
Ví dụ: GĐ đủ thẩm quyền duyệt mua TSCĐ với giá trị < 2 tỷ. GĐ duyệt mua cái TSCĐ X giá 1tỷ. Mua mắc 0,2 tỷ. Dù cho cái giá 1tỷ đối với TSCĐ này là ko hợp lý thì vẫn ghi nhận 211 là 1 tỷ chứ sao ạ.
Em nghĩ khác, các tài sản đều được định giá lại vào ngày kết thúc niên độ thông qua dự phòng, TSCĐ theo VAS thì không cho đánh giá lại -> có vấn đề .
Em nghĩ phải ghi vào vô hình hoặc lỗ mới đúng .
E nghĩ các khoản Nợ phải trả... trên bảng CĐKT chẳng nói lên điều gì về tương lai. Tại 31/12/07 nó là nợ dài hạn. Nhưng đến 31/12/08 thì nó còn là nợ dài hạn ko, hay đã chuyển sang ngắn hạn, hay đã được xóa thì chẳng ai biết đc.
Nói như bác thì nó đã phần nào nói cho tương lai rồi đó. bác nghĩ xem có cái gì nói hết cho tương lai đâu .
KTVN trong trường hợp nào sử dụng cơ sở này vậy pác?!
Các tài khoản tiền đó, cash flow đó . Ngoài ra còn có kế toán cho các cô bác ở chợ nhà mình .
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Phù hợp
06. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Nguyên tắc này đôi khi cũng khó thực hiện nhỉ ? tại vì ra có thể gặp khó khăn trong việc xác định mức " tương ứng có liên quan " . Theo em thì những chi phí gián tiếp, được phân bổ sẽ gặp khó khăn .
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Nhất quán
07. Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Em nghĩ nguyên tắn này là hiển nhiên rồi, trong 1 kỳ ma thay đổi tùm lum thì biết lần đường nào. Việc thay đổi sẽ đè nặng sức ép lên việc giải trình lý do và ảnh hưởng .
Em nghĩ là đa số các DN chọn giải pháp thay đổi chính sách và phương pháp vào đầu mỗi năm cho đơn giản .
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Các tài khoản tiền đó, cash flow đó . Ngoài ra còn có kế toán cho các cô bác ở chợ nhà mình .

Có nghĩa là các tk tiền sử dụng cơ sở tiền, còn các tk khác sử dụng cơ sở dồn tích ạ? Như vậy e thấy hình như ko nhất quán rồi pác.

E nghĩ là các cô bán ở chợ nhà mình vẫn sử dụng cơ sở dồn tích đấy chứ ạ, ví dụ khi pác [you] mua vài mớ rau trị giá 5000, nếu bán chịu, thì các cô pác ở chợ vấn ghi: [you] còn nợ 5000 tiền rau. Chứ đâu phải lúc trả tiền mới ghi đâu ạ. Khi bán đc hết rau, dù bán chịu thì họ vẫn mừng là hôm nay bán được hết hàng - tương đương với việc ghi nhận doanh thu trong kế toán. ---> Họ vẫn dùng cơ sở dồn tích đấy chứ ạ.

Ko biết e nghĩ vậy có đúng ko?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Có nghĩa là các tk tiền sử dụng cơ sở tiền, còn các tk khác sử dụng cơ sở dồn tích ạ? Như vậy e thấy hình như ko nhất quán rồi pác.

E nghĩ là các cô bán ở chợ nhà mình vẫn sử dụng cơ sở dồn tích đấy chứ ạ, ví dụ khi pác [you] mua vài mớ rau trị giá 5000, nếu bán chịu, thì các cô pác ở chợ vấn ghi: [you] còn nợ 5000 tiền rau. Chứ đâu phải lúc trả tiền mới ghi đâu ạ. Khi bán đc hết rau, dù bán chịu thì họ vẫn mừng là hôm nay bán được hết hàng - tương đương với việc ghi nhận doanh thu trong kế toán. ---> Họ vẫn dùng cơ sở dồn tích đấy chứ ạ.

Ko biết e nghĩ vậy có đúng ko?
Em nghĩ là không " không nhất quán " quán đâu . Vì ít nhất phải có loại tài sản theo cơ sở tiền mà làm quy chiếu chứ .
P&L thì theo dồn tích, CF thì theo Tiền, BS là tổng hợp -> thông tin đem lại cho người đọc sẽ nhiều hơn .
@ Mấy bác ngoài chợ : thì tùy thôi, có thể trong tính toán là dồn tích, nhưng ghi chép là Tiền .
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Cơ sở dồn tích
03. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.


Theo em nghĩ thì bác đã theo cơ sở dồn tích thì tất cả mọi nghiệp vụ đều phải theo cơ sở này.

Ví dụ:
Nếu pác theo cả hai:
- Khi bán chịu, theo cơ sở dồn tích, pác ghi: Nợ 131 / Có 511
- Đồng thời, khi nhận tiền, theo cơ sở tiền pác ghi: Nợ 111/ Có 511


Hoặc:
- Khi bán chịu, theo cơ sở tiền, pác ko ghi nhận doanh thu, chờ bao giờ có tiền mới ghi doanh thu
- Nhưng đến khi nhận đc tiền, pác lại sử dụng cơ sở dồn tích, bác nghĩ khi bán hàng mới ghi doanh thu chứ bây giờ ko ghi.
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Cơ sở dồn tích
03. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Theo em nghĩ thì bác đã theo cơ sở dồn tích thì tất cả mọi nghiệp vụ đều phải theo cơ sở này.

Ví dụ:
Nếu pác theo cả hai:
- Khi bán chịu, theo cơ sở dồn tích, pác ghi: Nợ 131 / Có 511
- Đồng thời, khi nhận tiền, theo cơ sở tiền pác ghi: Nợ 111/ Có 511


Hoặc:
- Khi bán chịu, theo cơ sở tiền, pác ko ghi nhận doanh thu, chờ bao giờ có tiền mới ghi doanh thu
- Nhưng đến khi nhận đc tiền, pác lại sử dụng cơ sở dồn tích, bác nghĩ khi bán hàng mới ghi doanh thu chứ bây giờ ko ghi.
Theo ý kiến của em , câu này
không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền
nó đã quy định Tiền và tương đương tiền phải theo cơ sở tiền .
Em xin ví dụ nhé , nghiệp vụ như sau :
" Doanh nghiệp bán vào ngày 1 và quy định phải thu tiền vào ngày 10 "
1. DN sẽ ghi nhận doanh thu vào ngày 1 ( có 511 nợ 131 )
2. Dự tính ngày 10 sẽ hạch toán ( Nợ 11X Có 131 ), nhưng đến ngày 10 tiền chưa thực thu thì nghiệp vụ hứa trả ( hay sẽ thu ) này cũng không được ghi nhận .
Ý của Thiên thanh ra sao ?
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

2. Dự tính ngày 10 sẽ hạch toán ( Nợ 11X Có 131 ), nhưng đến ngày 10 tiền chưa thực thu thì nghiệp vụ hứa trả ( hay sẽ thu ) này cũng không được ghi nhận .
Có nghĩa là bao giờ thu được khoản tiền này pác mới ghi nhận về khoản thu chi tiền này, có nghĩa là phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh phải ko ạ.
Nếu đúng thía thì ghi nhận theo cơ sở dồn tích rồi. Hay cơ sở tiền nhỉ? E nghĩ nếu muốn biết rõ thì trc tiên ta fải biết cơ sở tiền là gì? 2 Cơ sở này khác nhau ở chỗ nào.

Quay lại chỗ này:
Cơ sở dồn tích
03. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.

Tiền cũng là Tài sản --> theo đoạn này thì fải ghi theo cơ sở dồn tích. Nếu chúng ta hiểu đoạn này là tiền ghi theo cơ sở tiền thì sẽ là mâu thuẫn mất. Hơn nữa t...
Hic, đang viết dở thì bạn gọi, e quên mất rồi.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ah, hơn nữa cơ sở dồn tích / cơ sở tiền là quy định cho nghiệp vụ --> hình như ý bác nói đối tượng "tiền" ghi theo cơ sở tiền là ý nói đến "nghiệp vụ liên quan đến tiền"
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Có nghĩa là bao giờ thu được khoản tiền này pác mới ghi nhận về khoản thu chi tiền này, có nghĩa là phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh phải ko ạ.
Đúng.
Nếu đúng thía thì ghi nhận theo cơ sở dồn tích rồi. Hay cơ sở tiền nhỉ? E nghĩ nếu muốn biết rõ thì trc tiên ta fải biết cơ sở tiền là gì? 2 Cơ sở này khác nhau ở chỗ nào.
Em nghĩ là Cơ sở tiền, vì nó được ghi nhận vào thời điểm phát sinh và DN thực sự thu được tiền
Quay lại chỗ này:
Cơ sở dồn tích
03. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.
Tiền cũng là Tài sản --> theo đoạn này thì fải ghi theo cơ sở dồn tích. Nếu chúng ta hiểu đoạn này là tiền ghi theo cơ sở tiền thì sẽ là mâu thuẫn mất. Hơn nữa t...
Hic, đang viết dở thì bạn gọi, e quên mất rồi.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ah, hơn nữa cơ sở dồn tích / cơ sở tiền là quy định cho nghiệp vụ --> hình như ý bác nói đối tượng "tiền" ghi theo cơ sở tiền là ý nói đến "nghiệp vụ liên quan đến tiền"
Em đã đề cập Tiền là một loại TS đặc biệt dùng để quy chiếu mấy cái kia mà .
Nếu : nghiệp vụ Nợ 11X Có 131 được hiểu là " Khách hàng trả tiền hàng và DN đã thu được tiền " được xem là 2 nghiệp vụ thì
Nợ 113/Có 131 theo dồn tích
Nợ 111( 112 )/Có 113 theo Tiền
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

E có thắc mắc,

Nợ 113/Có 131 theo dồn tích
Nghiệp vụ này thì VAS01 đã nói đến cơ sở dồn tích.

Nợ 111( 112 )/Có 113 theo Tiền
Nhưng còn nghiệp vụ này e ko thấy VAS 01 nói đến cơ sở tiền. Có CMKT VN nào nói đến cơ sở này ko ạ?!
E tìm google "cơ sở tiền" chỉ thấy toàn gì là "tình yêu tình báo trên cơ sở tiền,..." thui ah. :happy3::dapghe:
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Thận trọng
08. Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
A/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
B/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
C/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
D/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Vậy là nguyên tắc này dùng chủ yếu trong các ước tính kế toán
- Dự phòng vừa phải chứ không phải quá
- Tài sản và phải thu nên hơi thấp
- Chi phí và phải trả nên hơi cao
- Doanh thu thì phải cần chắc chắn, còn chi phí thì ngay khi nó mờ mờ có khả năng .

Nguyên tắc này ác quá nhỉ ?
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Em vẫn thấy mơ hồ vấn đề " ghi nhận doanh thu và chi phí theo thời điểm phát sinh" không rõ "thời điểm phát sinh" là gì, lấy gì làm căn cứ, cột mốc cho thời điểm đó, vì : theo em hiểu thời điểm là tại 1 điểm nào đó, ngày cụ thể? đa số những chi phí phát sinh trong sử dụng 1 khoảng thời gian, phải gọi là "ghi nhận trong kỳ phát sinh" chứ không là "thời điểm"
Luôn tiện cho em hỏi 1 vấn đề : có những TH DNghiệp xuất hóa đơn trước, thu tiền sau, hoặc thanh toán đến đâu xuất hóa đơn đến hóa, hoặc hoàn thành xong hợp đồng rồi mới xuất hóa đơn, không hiểu có thông tư, hay chuẩn mực nào qui định khi nào là thời điểm xuất hóa đơn không, hay đó chỉ đơn thuần là do 2 bên thỏa thuận với nhau ạh?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top