VAS 07

nace0209

Member
Hội viên mới
Trong VAS 07: "Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết" có đoạn viết:

d) Trường hợp khi mua khoản đầu tư, nếu có chênh lệch giữa giá mua khoản đầu tư và giá trị ghi sổ của tài sản thuần có thể xác định được tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư tại thời điểm mua, kế toán phải xác định khoản chênh lệch này thành các phần sau đây:
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần có thể xác định được của công ty liên kết tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư tại thời điểm mua, đồng thời phần chênh lệch này phải được xác định cho từng chỉ tiêu, như: Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của TSCĐ, của hàng tồn kho,...
- Phần chênh lệch còn lại giữa giá mua khoản đầu tư và phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được (nếu có), được gọi là lợi thế thương mại (nếu giá mua khoản đầu tư lớn hơn phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được) hoặc phần chênh lệch giữa phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được lớn hơn giá mua khoản đầu tư.

:confuse1:Em thấy khó hiểu chỗ chênh lệch quá. Có bác nào hướng dẫn giúp em không. Bác cho em 1 ví dụ thì càng hay. Thanks a lot:helpsmilie:
 
Ðề: VAS 07

Trong VAS 07: "Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết" có đoạn viết:

.....
:confuse1:Em thấy khó hiểu chỗ chênh lệch quá. Có bác nào hướng dẫn giúp em không. Bác cho em 1 ví dụ thì càng hay. Thanks a lot:helpsmilie:

Khó hiểu là đúng rồi bác ơi :441:
Em tìm hoài trong VAS07 thì không thấy, hóa ra nó ở trong TT161/2007

1.3.2. Căn cứ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư

d) Trường hợp khi mua khoản đầu tư, nếu có chênh lệch giữa giá mua khoản đầu tư và giá trị ghi sổ của tài sản thuần có thể xác định được tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư tại thời điểm mua, kế toán phải xác định khoản chênh lệch này thành các phần sau đây:
Em nghĩ ta bỏ ra 7 tỷ ( giá mua ) vào một liên kết ta chiếm 25% để mua một khoản đầu tư mà giá trị ghi sổ của nó là 20 tỷ là chuyện bình thường. Phần tương ứng mà ta có ở đây là 5 tỷ ( 20 x 25% ).-> tất cả lệch 2 tỷ.
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần có thể xác định được của công ty liên kết tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư tại thời điểm mua, đồng thời phần chênh lệch này phải được xác định cho từng chỉ tiêu, như: Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của TSCĐ, của hàng tồn kho,...
Nhưng thật ra giá trị hợp lý của tài sản đó lại là 26 tỷ, vậy ta sẽ có phần là 6.5 tỷ. Chênh lệch muốn đề cập ở đây là 1.5 tỷ .
- Phần chênh lệch còn lại giữa giá mua khoản đầu tư và phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được (nếu có), được gọi là lợi thế thương mại (nếu giá mua khoản đầu tư lớn hơn phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được) hoặc phần chênh lệch giữa phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được lớn hơn giá mua khoản đầu tư.
vậy chênh lệch còn lại là 0.5 tỷ là lợi thế thương mại.

bạn lưu ý là ta đang làm BCTC hợp nhất nha, phải theo pp vốn chủ sở hữu đó .

Hy vọng giải đáp một phần thắc mắc :61:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top