Văn phòng đại diện có bắt buộc dùng hóa đơn

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Văn phòng đại diện Công ty TNHH Công nghệ tự động hóa kỹ thuật cao Beijing Zodngoc tại Bắc Ninh được Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh cấp phép thành lập ngày 4/11/2015. Văn phòng không có chức năng kinh doanh, hạch toán phụ thuộc, chỉ nhận kinh phí từ Công ty mẹ tại Trung Quốc để hoạt động.

van-phong-dai-dien.jpg

Văn phòng đại diện Công ty đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, các chi phí của Văn phòng đại diện có bắt buộc phải có hóa đơn không? Quy định về kiểm tra, thanh tra thuế đối với Văn phòng như thế nào? Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra, Văn phòng trình bản sao các loại hóa đơn có được không?

Trong quá trình hoạt động phát sinh các dịch vụ không lấy hóa đơn, Văn phòng tự in mẫu phiếu chi, có dấu và chữ ký của đơn vị cung cấp dịch vụ thì có hợp lệ không? Các hóa đơn, chứng từ của Văn phòng đại diện phải tuân theo quy định nào?

Về vấn đề này, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh có ý kiến như sau:


Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

"Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn

1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn...".

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, mọi tổ chức, cá nhân khi mua hàng hóa, dịch vụ có quyền và nghĩa vụ yêu cầu người bán cấp hóa đơn khi nhận hàng hóa, dịch vụ. Qua đó, người bán và người mua có căn cứ thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định.

Hóa đơn nhận của người bán và lưu trữ tại đơn vị phải là liên 2, bản gốc; xuất trình khi cơ quan thuế hoặc các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

Hóa đơn, chứng từ xác định chi phí khi xác định nghĩa vụ về thuế của Văn phòng đại diện, người làm việc tại Văn phòng đại diện tuân thủ theo quy định của pháp luật về thuế tại Việt Nam.

Các loại hàng hóa khi mua bán được lập bảng kê


Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập bảng kê (trường hợp người bán không có hóa đơn).

Căn cứ Khoản 2.4, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, quy định những loại hàng hóa, dịch vụ sau đây khi mua bán được phép lập bảng kê:

- Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra.
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra.
- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra.
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt.
- Mua tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra.
- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực.

Kiểm tra thuế định kỳ hoặc đột xuất

Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Chương X Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Theo đó, việc kiểm tra của cơ quan thuế đối với người nộp thuế được tiến hành theo kế hoạch hàng năm được cơ quan thuế cấp trên phê duyệt, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan thuế.

Trường hợp nếu có điều gì còn vướng mắc, đề nghị Văn phòng liên hệ trực tiếp với Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh để được hướng dẫn và giải đáp.

Chinhphu.vn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top