Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) được thông qua ngày 10/5/1997 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 để thay thế cho thuế doanh thu trước đây. Trong quá trình triển khai thực hiện, Luật thuế GTGT được sửa đổi, bổ sung vào những năm đầu nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật thuế GTGT hiện hành còn bộc lộ một số hạn chế cần được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới
Về đối tượng không chịu thuế GTGT:
Luật thuế GTGT hiện hành quy định 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT nhưng hiện nay một số hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng không còn phù hợp, cụ thể như sau:
Việc áp dụng không chịu thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải làm tài sản cố định của doanh nghiệp, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được là phù hợp với điều kiện của nước ta khi ban hành Luật thuế GTGT năm 1997. Trong thời gian qua và thời gian tới nhiều dự án đầu tư có công nghệ mới vào sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư thay thế hàng nhập khẩu. Trên thực tế việc xác định máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, vật tư loại trong nước chưa sản xuất được để làm căn cứ xác định đối tượng không chịu thuế ở khâu nhập khẩu rất khó và không kịp thời. Do đó, quy định này chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chú trọng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu - phát triển, sản xuất ra những máy móc, thiết bị, vật tư mới cung cấp cho nền kinh tế và từng bước chiếm lĩnh thị trường trong, ngoài nước.
Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi Luật thuế GTGT như sau
1.1. Khoản 4, Điều 4, Luật thuế giá trị gia tăng quy định: “4. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí”. Nay đề nghị chuyển sang đối tượng chịu thuế GTGT đối với: “Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước không sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp”. Do đó, Khoản 4, Điều 4 được sửa đổi như sau:
“4. Thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cho thuê máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí”.
- Về khấu trừ GTGT đầu vào (Điều 10 cũ, Điều 9 mới)
- Bỏ quy định thời hạn tối đa kê khai thuế GTGT đầu vào 3 tháng kể từ tháng phát sinh để phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 34 Luật Quản lý thuế: “ 1. Trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế”.
- Bổ sung quy định hàng hoá, dịch vụ mua vào để được khấu trừ thuế đầu vào thì phải thanh toán qua ngân hàng nhằm ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT, chống thất thu ngân sách và góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh. Để phù hợp với thực tiễn nước ta, đề nghị Chính phủ quy định mức tiền và các trường hợp phải thanh toán qua ngân hàng.
- Bổ sung quy định thuế đầu vào của tài sản cố định dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ. Quy định này vừa nhằm khắc phục tồn tại của Luật hiện hành do không xác định được số thuế khấu trừ của tài sản cố định trong trường hợp sử dụng chung và vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư.
- Chuyển nội dung quy định tại tiết d, Khoản 1 (Điều 10 cũ, Điều 9 mới) thành điều kiện để khấu trừ thuế đầu vào đối với hàng xuất khẩu và bổ sung vào quy định điều kiện phải thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ thuế đầu vào đối với hàng nội địa vào quy định tại khoản 2 Điều này.
- Chuyển nội dung quy định về hoàn thuế đối với tài sản cố định tại Tiết c, khoản 1, Điều 10 (cũ) sang Điều 10 (mới) quy định về hoàn thuế để phù hợp với nội dung của Điều 9 (mới) về khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Do đó, nội dung Điều 9 (mới) về khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định như sau:
“Điều 9. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào (sau đây gọi là thuế đầu vào) như sau:
a) Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ;
b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Riêng thuế đầu vào của tài sản cố định dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ.
c) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;
d) Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó;
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế đầu vào nếu đáp ứng các điều kiện sau :
a) Có hoá đơn giá trị gia tăng, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa, dịch vụ mua vào phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng trừ các trường hợp đặc biệt và hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị thấp. Chính phủ quy định các trường hợp đặc biệt và mức tiền không phải thanh toán qua ngân hàng.
c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện nêu tại Tiết a, b nêu trên phải có tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên nước ngoài, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ và thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng.
Trường hợp xuất khẩu hàng hoá dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước cũng được coi là đã thanh toán qua ngân hàng”.
Trên đây là một số nội dung chủ yếu của tờ trình “Dự thảo Luật thuế GTGT sửa đổi”, Ban soạn thảo hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các Bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức và cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp… nhằm sớm hoàn thiện và ban hành một Luật Thuế Giá trị gia tăng mới.
Tuấn Dũng
Nguồn: TC Hải quan
Về đối tượng không chịu thuế GTGT:
Luật thuế GTGT hiện hành quy định 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT nhưng hiện nay một số hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng không còn phù hợp, cụ thể như sau:
Việc áp dụng không chịu thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải làm tài sản cố định của doanh nghiệp, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được là phù hợp với điều kiện của nước ta khi ban hành Luật thuế GTGT năm 1997. Trong thời gian qua và thời gian tới nhiều dự án đầu tư có công nghệ mới vào sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư thay thế hàng nhập khẩu. Trên thực tế việc xác định máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, vật tư loại trong nước chưa sản xuất được để làm căn cứ xác định đối tượng không chịu thuế ở khâu nhập khẩu rất khó và không kịp thời. Do đó, quy định này chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chú trọng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu - phát triển, sản xuất ra những máy móc, thiết bị, vật tư mới cung cấp cho nền kinh tế và từng bước chiếm lĩnh thị trường trong, ngoài nước.
Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi Luật thuế GTGT như sau
1.1. Khoản 4, Điều 4, Luật thuế giá trị gia tăng quy định: “4. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí”. Nay đề nghị chuyển sang đối tượng chịu thuế GTGT đối với: “Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước không sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp”. Do đó, Khoản 4, Điều 4 được sửa đổi như sau:
“4. Thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cho thuê máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí”.
- Về khấu trừ GTGT đầu vào (Điều 10 cũ, Điều 9 mới)
- Bỏ quy định thời hạn tối đa kê khai thuế GTGT đầu vào 3 tháng kể từ tháng phát sinh để phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 34 Luật Quản lý thuế: “ 1. Trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế”.
- Bổ sung quy định hàng hoá, dịch vụ mua vào để được khấu trừ thuế đầu vào thì phải thanh toán qua ngân hàng nhằm ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT, chống thất thu ngân sách và góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh. Để phù hợp với thực tiễn nước ta, đề nghị Chính phủ quy định mức tiền và các trường hợp phải thanh toán qua ngân hàng.
- Bổ sung quy định thuế đầu vào của tài sản cố định dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ. Quy định này vừa nhằm khắc phục tồn tại của Luật hiện hành do không xác định được số thuế khấu trừ của tài sản cố định trong trường hợp sử dụng chung và vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư.
- Chuyển nội dung quy định tại tiết d, Khoản 1 (Điều 10 cũ, Điều 9 mới) thành điều kiện để khấu trừ thuế đầu vào đối với hàng xuất khẩu và bổ sung vào quy định điều kiện phải thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ thuế đầu vào đối với hàng nội địa vào quy định tại khoản 2 Điều này.
- Chuyển nội dung quy định về hoàn thuế đối với tài sản cố định tại Tiết c, khoản 1, Điều 10 (cũ) sang Điều 10 (mới) quy định về hoàn thuế để phù hợp với nội dung của Điều 9 (mới) về khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Do đó, nội dung Điều 9 (mới) về khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định như sau:
“Điều 9. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào (sau đây gọi là thuế đầu vào) như sau:
a) Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ;
b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Riêng thuế đầu vào của tài sản cố định dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ.
c) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;
d) Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó;
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế đầu vào nếu đáp ứng các điều kiện sau :
a) Có hoá đơn giá trị gia tăng, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa, dịch vụ mua vào phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng trừ các trường hợp đặc biệt và hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị thấp. Chính phủ quy định các trường hợp đặc biệt và mức tiền không phải thanh toán qua ngân hàng.
c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện nêu tại Tiết a, b nêu trên phải có tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên nước ngoài, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ và thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng.
Trường hợp xuất khẩu hàng hoá dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước cũng được coi là đã thanh toán qua ngân hàng”.
Trên đây là một số nội dung chủ yếu của tờ trình “Dự thảo Luật thuế GTGT sửa đổi”, Ban soạn thảo hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các Bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức và cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp… nhằm sớm hoàn thiện và ban hành một Luật Thuế Giá trị gia tăng mới.
Tuấn Dũng
Nguồn: TC Hải quan