Trong bài viết này, mình sẽ đưa ra 3 tỷ số trên doanh thu và phân tích sự quan trọng và ý nghĩa của các chỉ số này khi so sánh các kỳ với nhau.
Ví dụ:
Chỉ số đầu tiên, chúng ta có Giá Vốn Hàng Bán/ Doanh thu. Tỷ số này cho chúng ta biết được chúng ta cần bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán để tạo ra được 1 đồng doanh thu. Thông thường, chỉ số này được coi là đồng nhất qua các kỳ và không có nhiều sự chênh lệch. Bởi vì khi doanh thu tăng thì giá vốn hàng bán cũng sẽ tăng, ngược lại khi doanh thu giảm thì giá vốn hàng bán giảm, điều này sẽ thường tỉ lệ với nhau. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp làm thay đổi tỷ số này đó là khi giá nhập vào cao hơn nhưng giá bán lại không đổi, hoặc doanh nghiệp tăng giá bán trong khi giá nhập kho không có sự thay đổi. Tóm lại, giá vốn hàng bán sẽ là một khoản mục thay đổi chủ yếu cùng với Doanh Thu, thông thường sẽ theo một tỷ lệ cụ thể.
Với Chi phí bán hàng trên Doanh Thu. Chúng ta có thể thấy được Doanh thu càng tăng nhưng phí bán quản lý và bán hàng không đổi hoặc thay đổi nhỏ hơn độ tăng của doanh thu bởi trong cấu trúc chi phí này có chi phí cố định. Ví dụ, chi phí thuê văn phòng luôn không đổi, khi doanh thu tăng thì phần trăm chi phí này sẽ càng nhỏ đi. Ngược lại khi doanh thu sụt giảm sẽ làm cấu trúc chi phí này tăng so với doanh thu. Vì vậy, với Chi Phí Bán Hàng và Quản lý/ Doanh thu, vẫn sẽ có sự biến đổi theo doanh thu, tuy nhiên chi phí này sẽ không có quá nhiều sự thay đổi và đồng nhất với tỷ lệ tăng hay giảm của doanh thu.
Với Chi Phí Lãi Vay, chi phí này sẽ không phụ thuộc vào doanh thu mà chủ yếu sẽ phụ thuộc vào các hợp đồng vay và lãi suất đi vay của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để phân tích báo cáo tài chính, chúng ta sẽ đặt doanh thu làm gốc (100%), sau đó phân tích các chỉ tiêu và phần trăm còn lại dựa trên doanh thu. Ở 2 năm khác nhau, sau đó sẽ phân tích sự khác nhau giữa 2 năm. Bởi với một doanh nghiệp tốt từ kỳ này sang kỳ khác, các chỉ tiêu sẽ không có sự thay đổi và biến động quá nhiều trong cấu trúc của mỗi khoản mục. Nếu có sự thay đổi bất thường nào, nhà quản trị cần phải tìm hiểu nguyên do và đưa ra hướng giải quyết. Đây được coi là kỹ thuật phân tích dọc trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Ví dụ:
Chỉ số đầu tiên, chúng ta có Giá Vốn Hàng Bán/ Doanh thu. Tỷ số này cho chúng ta biết được chúng ta cần bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán để tạo ra được 1 đồng doanh thu. Thông thường, chỉ số này được coi là đồng nhất qua các kỳ và không có nhiều sự chênh lệch. Bởi vì khi doanh thu tăng thì giá vốn hàng bán cũng sẽ tăng, ngược lại khi doanh thu giảm thì giá vốn hàng bán giảm, điều này sẽ thường tỉ lệ với nhau. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp làm thay đổi tỷ số này đó là khi giá nhập vào cao hơn nhưng giá bán lại không đổi, hoặc doanh nghiệp tăng giá bán trong khi giá nhập kho không có sự thay đổi. Tóm lại, giá vốn hàng bán sẽ là một khoản mục thay đổi chủ yếu cùng với Doanh Thu, thông thường sẽ theo một tỷ lệ cụ thể.
Với Chi phí bán hàng trên Doanh Thu. Chúng ta có thể thấy được Doanh thu càng tăng nhưng phí bán quản lý và bán hàng không đổi hoặc thay đổi nhỏ hơn độ tăng của doanh thu bởi trong cấu trúc chi phí này có chi phí cố định. Ví dụ, chi phí thuê văn phòng luôn không đổi, khi doanh thu tăng thì phần trăm chi phí này sẽ càng nhỏ đi. Ngược lại khi doanh thu sụt giảm sẽ làm cấu trúc chi phí này tăng so với doanh thu. Vì vậy, với Chi Phí Bán Hàng và Quản lý/ Doanh thu, vẫn sẽ có sự biến đổi theo doanh thu, tuy nhiên chi phí này sẽ không có quá nhiều sự thay đổi và đồng nhất với tỷ lệ tăng hay giảm của doanh thu.
Với Chi Phí Lãi Vay, chi phí này sẽ không phụ thuộc vào doanh thu mà chủ yếu sẽ phụ thuộc vào các hợp đồng vay và lãi suất đi vay của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để phân tích báo cáo tài chính, chúng ta sẽ đặt doanh thu làm gốc (100%), sau đó phân tích các chỉ tiêu và phần trăm còn lại dựa trên doanh thu. Ở 2 năm khác nhau, sau đó sẽ phân tích sự khác nhau giữa 2 năm. Bởi với một doanh nghiệp tốt từ kỳ này sang kỳ khác, các chỉ tiêu sẽ không có sự thay đổi và biến động quá nhiều trong cấu trúc của mỗi khoản mục. Nếu có sự thay đổi bất thường nào, nhà quản trị cần phải tìm hiểu nguyên do và đưa ra hướng giải quyết. Đây được coi là kỹ thuật phân tích dọc trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.