Ðề: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Gởi những người tôi iu
Túm 1 câu cho vuông là : Hiền như cọp
QUOTE]
CỌP DỮ HAY HIỀN ?
Ngô Minh
Cọp ( hổ ) là loài thú dữ ăn thịt bất cứ loài động vật nào, kể cả con người. Bởi thế mà dân ven rừng quê tôi gọi cọp bằng ôông ( ông), ngài, Mệ: Ôông Ba Mươi, ôông Coọc, ôông Khái…Nhưng lạ lùng là trong chuyện kể dân gian, cọp cũng là con vật thiêng liêng và rất thân thiện. Ở Quảng Bình quê tôi, người ta hay dùng cái móng ( vuốt) cọp, là thứ vũ khí vồ mồi của cọp, hay khúc xương cọp làm bùa đeo cho trẻ con để trấn ma quỷ . Ma quỷ sợ “ vuốt Ngài” sẽ không dám đến gần trẻ con. Nghe nói người đi rừng đeo các loại bùa này thì khi gặp cọp sẽ tránh xa.
Tục ngữ Việt có câu :” Cọp dữ không ăn thịt con”, nghĩa là còn ác nhưng còn chút “nhân từ”,
chứ không phải độc ác vô lương tâm như con người, bố giết con, ông giết cháu, anh giết em vì một “cái ghế”, đồng tiền, hay miếng đất làm nhà. Người ta truyền nhau kinh nghiệm Cọp cũng biết sợ. Đó là khi Cọp bị sờ tai hoặc nắm đuôi kéo, thì nó sẽ bỏ chạy. Xin kể vài câu chuyện dân gian về cọp thân thiện, ngây thơ .
CỌP “TRẢ NGHĨA NGƯỜI”
Thuở nhỏ, mạ tôi hay kể chuyện “ cọp trả nghĩa người” Có Bà Mụ ( người đỡ đẻ) giỏi của làng nọ đang đêm bị ông Cọp vô nhà tha đi mất. Cả nhà khóc lóc thảm thiết. Ba ngày sau , sáng mở cửa ra , bỗng thấy Bà Mụ trở về lành lặn, cười nói vui vẻ. Hỏi mới biết Cọp không phải bắt bà để ăn thịt, mà nó cõng bà lên rừng để Bà Mụ đỡ đẻ cho cọp cái đang ở cữ . Con cọp cái nằm trong hang đau đẻ kêu rống thảm thiết. Thế mà nó nằm yên cho Bà Mụ sờ nắm bụng “khám thai”. Bà biết cọp sắp sinh. Khi cọp cái sinh con xong, cọp đực nhìn bà nước mắt lưng tròng. Có lẽ nó xúc động . Thế rồi nó lại cõng bà về nhà.
Vài đêm sau, thường xuyên trước cửa nhà Bà Mụ , sáng dậy chống cửa lên thấy khi thì con hươu, khi thì con nai, hay con lợn rừng nằm chình ình ở sân. Bà Mụ bảo rằng đó là Cọp trả ơn bà đã đỡ đẻ cho vợ nó. Nghĩa là cọp trả nghĩa người , nên mổ thịt chia cho cả làng cùng hưởng. Chuyện thật lạ lùng, khó tin thế mà nhiều người nhớ, như là một bài học đạo đức ở đời.
CẢI CỌP MÀ CÀY
Người Vĩnh Hoàng cải cọp mà cày
Trong kho tàng chuyện trạng Huỷnh công, Vĩnh Linh, Quảng Trị quê mẹ tôi, có mấy chuyện về cọp rất hay. Cọp với người Huỳnh Công là bạn. Cọp ở Huỳnh Công không được gọi bằng Ông Ba Mươi hay Ngài , mà gọi bằng lão . Đó là loại “Cọp hiền”,” cọp bè bạn “, chứ không phải chúa sơn lâm trăm loài đều sợ. Chuyện người Huỳnh Công “ đi bứt tranh bứt nhầm đuôi cọp” rất thú vị. Chuyện rằng , năm nào vào mùa hạ người Huỳnh Công phải đi bứt tranh ( một loại cỏ ) để đan thành tấm dùng để lợp nhà. Cỏ tranh mọc thành đồi , tốt lút đầu người, là chỗ trú ngụ của các loài thú. Người đi bứt tranh ham việc, có con cọp nằm ngủ say giữa đồi tranh, người Huỳnh Công thì mê mải lao động, và lại rất khỏe mạnh , nên khi bứt tranh bứt luôn đuôi cọp mà không hề hay biết. Về nhà , “ tôi trải nắm tranh ra để phơi, thì thấy cái chi như cái chổi cọ quậy, cọ quậy. Ngó kỹ hóa ra chiếc đuôi cọp. Trời ơi, tôi ngó ngược lên dốc , thấy lão cọp mắt nhắm mắt mở đang ngồi đợi tôi vô nhà để đến lấy lại cái đuôi…”. Người chuyện kể vô tư hồn nhiên như thật. Biết là câu chuyện trạng , nhưng mọi người nghe xong đều cười tán thưởng,
Nhưng hay nhất, cười sướng nhất là chuyện “Cải cọp mà cày”. Có lần bác nông dân Huỳnh Công thức dậy từ rất sớm để dắt bò đi cày ruộng. Đêm đó, có ông Ba Mươi đột nhập chuồng bò, đang nấp để bắt bò. Người Huỳnh Công vào chuồng dắt bò ra đồng, dắt phải cọp mà không hay biết. Cọp sơ uy người làng Huỳnh Công nên người ta dắt đi mà cứ im thin thít. Đến khi cải cày vào thì cọp lồng lên …” Bực mình, tôi mới quất một roi, đực (hắn) lồng lên làm lưỡi cày đâm sâu xuống đất kêu rắc rắc, tui thấy lạ, bỏ cày chạy tới coi thì , trời ơi, một lão cọp !” Đó là chuyện “ Cải cọp mà cày”. Đấy , cọp của làng Huỳnh Công thân thiện với con người và dễ thương như thế đấy !
CỌP “THẬT THÀ”
Ở rừng, Cọp là Chúa Sơn Lâm, hung dữ và tinh khôn nhất trong muôn loài. Ấy thế mà trong dân gian có rất nhiều chuyện cọp khờ khạo, thơ ngây, dễ bị mắc lừa. Trong sách “Những nét đẹp về văn hoá cổ truyền Quảng Bình” của cụ Nguyễn Tú ( NXB Thuận Hoá ấn hành 2007) có kể chuyện cọp thi chạy với rùa theo kiểu chuyện Ruà chạy thi với thỏ. Họ hàng nhà rùa dùng kế truyền tin, Cọp chạy đến 12 ngọn núi vẫn nghe phía trước tiếng rùa gọi. Cuối cùng Cọp thua mưu Rùa. Rồi chuyện Cọp chạy thì với Cóc. Loài cóc lợi dụng sự cả tin, ngây thơ của hổ, đã bám vào đuôi cọp. Mỗi khi cọp chạy thường cong đuôi về phía trước, nên cóc luôn ở phía trước. Thế là cọp chạy thua cóc. Tiếp theo lại mắc mưu Thỏ. Thỏ bảo bọn cóc lừa Ngài. Để tôi buộc hòn đá vào sau đuôi, thì con các hết bám . Cọp đồng ý. Thế là cọp bị buộc hòn đá vào đuôi, khi sang sông, hòn đá sau đuôi cứ kéo làm cho cọp không bơi được, bị chết chìm !
Nhưng lý thú và sâu sắc nhất là chuyện cọp thi với voi. Cọp thách voi rống lên mà bầy nai bỏ chạy thì voi có quyền chà nát cọp. Nhưng nếu voi rống mà nai không chạy, mà cọp rống bầy nai chạy thì cọp thắng và có quyền ăn thịt voi. Tất nhiên voi không phải là loại thú ăn thịt nên rống lên các loài khác không sợ. Còn Cọp rống lên là bầy nai hay các loài thú khác đều chạỵ biến mất tăm.Thế là voi thua . Nhưng Cọp ngây thơ nên mắc mưu con Chiền Chiện. Khi Voi đến để nộp mình cho cọp ăn thịt, thì có con Chiền Chiện đậu trên lưng voi bày kế để giết cọp. Chiện Chiện bảo voi đến gần chỗ hẹn với Cọp thì nằm sát xuống đất, thu mình lại chỉ còn cái lưng. Cọp đủng ỉịnh, chắc thắng đi đến chỗ vơi nằm. Bỗng chim Chiện Chiện xù lông hót lớn : “Chà chà !, Ta ăn gần hết con voi rồi mà chưa no, ước chi có vài con cọp nữa tới đây để ăn thịt luôn mới ấm bụng. Cọp nghe thế , tái mặt, sợ chạy dài. Gặp bầy Khỉ . Khỉ bảo :” Chúa Sơn Lâm đi đâu mà hớt ha hớt hải thế ?” Cọp kể sự tình. Bọn Khỉ bảo :” Bác đi với chúng tôi. Đến đó chúng tôi sẽ xé các con Chiền Chiện đó ra. Cọp vẫn run rẩy, không tin. Lũ khỉ bèn bảo:” Bác không tin thì lấy dây buộc chúng tôi vào bác . Chúng tôi đi trước, bác theo sau. Cọp tin lời. Thế là Khỉ đi trước, Cọp theo sau. Đến nơi Voi nằm, đã nghe chim Chiền Chiện quát :” Á, bọn Khỉ chúng mày nợ tao ba con Cọp , nay sao chỉ kéo tới nộp một con?. Nghe vậy, Cọp giật mình nghĩ rằng mình bị bọn khỉ lừa vào chỗ chết, bèn co chân phóng như bay vào rừng, lôi theo bầy khỉ…
Mới hay đến Chúa Sơn Lâm hung dữ, nhưng không thông minh bằng con người được.
Trước con người Cọp trở nên mền yếu và dễ bảo…
[/QUOTE]