Từ 4/4/2016: Được đóng một lần BHXH tự nguyện cho những tháng còn thiếu để hưởng lương hưu

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ LĐ-TB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện có hiệu lực từ 4/4/2016, trong đó có quy định người đã tham gia BHXH được đóng một lần BHXH tự nguyện cho những tháng còn thiếu để hưởng lương hưu.


NLĐ đã tham gia BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu, được đóng một lần BHXH tự nguyện cho những tháng còn thiếu để hưởng lương hưu

Nhiều thắc mắc về đóng BHXH một lần

“Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2016 nhưng sao vẫn chưa thể đóng BHXH tự nguyện một lần?”. Đó là câu hỏi của nhiều NLĐ và DN ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 134/2015. Họ quan tâm đến vấn đề đóng BHXH một lần cho NLĐ đủ tuổi về hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH để đủ điều kiện được hưởng lương hưu.

Đại diện một DN tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) đã đặt câu hỏi với cơ quan BHXH Thành phố: “NLĐ ở Công ty chúng tôi đã thôi việc, đủ tuổi để được hưởng chế độ hưu nhưng chỉ mới đóng BHXH 12 năm, nay muốn đóng tiếp BHXH tự nguyện một lần để được hưởng lương hưu ngay có được hay không?”

Theo BHXH TP.HCM, Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHXH năm 2014 về BHXH tự nguyện, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất, tương tự như những người tham gia BHXH bắt buộc.

Nghị định quy định linh hoạt hơn về phương thức đóng BHXH tự nguyện như người tham gia có thể chọn đóng hằng tháng; đóng 3 tháng một lần; đóng 6 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần. Đặc biệt, nếu người tham gia đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, trên địa bàn TP.HCM, có rất nhiều trường hợp chưa thể đóng BHXH tự nguyện một lần để hưởng lương hưu do cơ quan BHXH còn phải chờ Thông tư hướng dẫn.

“Quy định đã có, các điều kiện đã mở, phương thức đóng BHXH linh hoạt và tạo thuận lợi cho NLĐ có thể được hưởng chế độ hưu trí. Tôi năm nay đủ 60 tuổi, đã đóng BHXH được 14 năm, nay muốn đóng BHXH tự nguyện thêm 6 năm nữa để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Nếu có lương hưu cuộc sống của tôi sẽ được đảm bảo, bớt phải nương nhờ vào con cháu”- ông Nguyễn Văn Thanh, một công nhân tại phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết.

Thông tư hướng dẫn đã có hiệu lực

Ngày 4/4, trao đổi với phóng viên, ông Cao Văn Sang- Giám đốc BHXH TP.HCM cho biết: Việc đóng BHXH tự nguyện một lần sẽ được cơ quan BHXH triển khai thực hiện ngay từ ngày 4/4/2016, đúng theo Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ LĐ-TB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện cũng có hiệu lực từ 4/4/2016.

Theo đó, người đã tham gia BHXH có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu của người đã đủ tuổi hưu nhưng thời gian tham gia BHXH chưa đủ thì áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Riêng mức đóng một lần cho nhiều năm về sau (nhưng không quá 5 năm theo quy định) với những người vẫn đang trong độ tuổi lao động, được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn. Mức thu nhập tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của thủ tướng Chính phủ (hiện tại là 700 ngàn đồng với khu vực nông thông và 900 ngàn đồng với khu vực thành thị) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (hiện tại là 23 triệu đồng) tại thời điểm đóng.

Thời điểm hưởng lương hưu là ngày 1 của tháng liền kề sau tháng người tham gia BHXH tự nguyện có đủ điều kiện hưởng lương hưu và đủ điều kiện về tuổi đời. Chẳng hạn một nam lao động 60 tuổi có thời gian đóng BHXH là 11 năm, đến tháng 4/2016 đóng BHXH tự nguyện một lần cho 9 năm còn thiếu để đủ 20 năm đóng BHXH thì được hưởng lương hưu từ 1/5/2016.

Bên cạnh đó, từ năm 2018, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỉ lệ phần trăm mức đóng BHXH hằng tháng. Cụ thể, nhà nước sẽ hỗ trợ 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn 2018- 2020 là 46.200 đồng/tháng với người nghèo, 38.500 đồng với người cận nghèo và các đối tượng khác là 15.400 đồng. Sau đó, căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện cho phù hợp.

Người muốn tham gia BHXH tự nguyện cần đến các đại lý thu BHXH tự nguyện tại bưu điện quận, huyện để đăng ký tham BHXH tự nguyện và hoặc được hướng dẫn làm thủ tục đóng BHXH một lần để hưởng lương hưu. Thủ tục bao gồm tờ khai đăng ký tham gia BHXH (đăng ký lần đầu), sổ BHXH (nếu đã từng tham gia BHXH), tờ khai thay đổi thông tin người tham gia (nếu thay đổi mức đóng, phương thức đóng).

Đối với các trường hợp có yêu cầu đóng ngay một lần cho số tháng còn thiếu trong tháng 4/2016 để giải quyết ngay chế độ hưu trí thì có thể đóng và nộp yêu cầu hưởng chế độ hưu trí tại cơ quan BHXH quận, huyện nơi cư trú. Người đủ 20 năm đóng và đủ tuổi đời về hưu (nam 60, nữ 55) sẽ được hưởng lương hưu ngày trong tháng 5/2016.

Trần Đức - BaoHiemXaHoi.vn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top