TSCĐ

hangnguyen1111

New Member
Hội viên mới
Khi mua sắm TSCĐ, khoản nào không làm giảm giá gốc
a, Chiết khấu thương mại
b, Chiết khấu thanh toán
c, Giảm giá hàng bán
d, tất cả đều sai
mn chọn giúp em với ạ
 
Theo mình được biết thì:
a. Chiết khấu thương mại: Là khoản người bán giảm giá niêm yết cho người mua hàng với số lượng lớn (thường áp dụng cho nguyên liệu, hàng hóa), ít áp dụng trên TSCĐ vì khi mua TSCĐ thì ký Hợp đồng mua bán giá bán đã quy định rõ trên hợp đồng, mà nếu có chiết khấu thì chiết khấu trước khi làm Hợp đồng luôn rồi, nên khi xuất hóa đơn, giá trên hóa đơn là giá đã giảm, đã chiết khấu.
b. Chiết khấu thanh toán; Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua. do người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn theo quy định trên Hợp đồng. Đối với bên mua, căn cứ vào phiếu thu (N111); giấy báo có (N112), giảm công nợ (N331), tăng Doanh thu hoạt động tài chính (C515), cuối kỳ kế toán kết chuyển N515/C911. Nên không ảnh hưởng đến nguyên giá TSCĐ.
c. Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hay do lạc hậu. Có 2 trường hợp:
- TH1: Giảm giá ngay khi bán hàng: Giá trên hóa đơn là giá đã giảm nên hạch toán TSCĐ bình thường
- TH2: Giảm giá sau khi bán hàng: Nếu bên bán và bên mua thỏa thuận giảm giá trên TSCĐ (do hàng bị lỗi hay kém phẩm chất) thì giảm công nợ 331 (chưa trả tiền hết); N111, 112 (nếu bên bán trả lại tiền giảm giá) và ghi giảm nguyên giá TSCĐ (C211). Nhưng ít có trường hợp này xảy ra do nếu là TSCĐ có giá trị lớn mà hàng lỗi thì trả lại hàng hoặc bảo hành đổi mới chứ không doanh nghiệp nào đầu tư TSCĐ vào hàng lỗi, hàng kém phẩm chất. Nên theo lý thuyết thì trường hợp này làm giảm nguyên giá TSCĐ.

Tóm lại, đối với TSCĐ mấy khoản giảm giá thương mại, chiết khấu thanh toán hay giảm giá hàng bán ít khi nào áp dụng. Nếu có giảm thì giảm trước khi ký hợp đồng, như vậy kế toán khỏi phải suy nghĩ nên hạch toán thế nào cho đúng, có giảm nguyên giá hay không?
Nên mình chọn (d) nhé.
 
Theo mình được biết thì:
a. Chiết khấu thương mại: Là khoản người bán giảm giá niêm yết cho người mua hàng với số lượng lớn (thường áp dụng cho nguyên liệu, hàng hóa), ít áp dụng trên TSCĐ vì khi mua TSCĐ thì ký Hợp đồng mua bán giá bán đã quy định rõ trên hợp đồng, mà nếu có chiết khấu thì chiết khấu trước khi làm Hợp đồng luôn rồi, nên khi xuất hóa đơn, giá trên hóa đơn là giá đã giảm, đã chiết khấu.
b. Chiết khấu thanh toán; Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua. do người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn theo quy định trên Hợp đồng. Đối với bên mua, căn cứ vào phiếu thu (N111); giấy báo có (N112), giảm công nợ (N331), tăng Doanh thu hoạt động tài chính (C515), cuối kỳ kế toán kết chuyển N515/C911. Nên không ảnh hưởng đến nguyên giá TSCĐ.
c. Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hay do lạc hậu. Có 2 trường hợp:
- TH1: Giảm giá ngay khi bán hàng: Giá trên hóa đơn là giá đã giảm nên hạch toán TSCĐ bình thường
- TH2: Giảm giá sau khi bán hàng: Nếu bên bán và bên mua thỏa thuận giảm giá trên TSCĐ (do hàng bị lỗi hay kém phẩm chất) thì giảm công nợ 331 (chưa trả tiền hết); N111, 112 (nếu bên bán trả lại tiền giảm giá) và ghi giảm nguyên giá TSCĐ (C211). Nhưng ít có trường hợp này xảy ra do nếu là TSCĐ có giá trị lớn mà hàng lỗi thì trả lại hàng hoặc bảo hành đổi mới chứ không doanh nghiệp nào đầu tư TSCĐ vào hàng lỗi, hàng kém phẩm chất. Nên theo lý thuyết thì trường hợp này làm giảm nguyên giá TSCĐ.

Tóm lại, đối với TSCĐ mấy khoản giảm giá thương mại, chiết khấu thanh toán hay giảm giá hàng bán ít khi nào áp dụng. Nếu có giảm thì giảm trước khi ký hợp đồng, như vậy kế toán khỏi phải suy nghĩ nên hạch toán thế nào cho đúng, có giảm nguyên giá hay không?
Nên mình chọn (d) nhé.
Mình cảm ơn ạ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top