TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Đồng ý với bác. Nhưng cách lý giải này chắc là không được dùng lại nhiều lần bác nhỉ. Ai kinh doanh lại liên tục mua đắt bán rẻ, mua bị hố giá liên tục.
Quay vòng lần 2, 3 thì các bác thuế không chịu đâu.
Thuế chẳng thắc mắc đâu, thành ra mình cũng chẳng cần lý giải.
Lý do là nếu quay vòng thì đào đâu ra hóa đơn đầu vào của mấy vòng ấy.
Mà không có hóa đơn thì đâu có tính khấu hao hay giá vốn gì được.
Mà nếu có hóa đơn đầu vào thì thuế thắc mắc chi cho mất công.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Vấn đề khoản lỗ đó là thực sự xảy ra. Theo luật quản lý thuế:

Ngoài ra không phải là thích ghi giá nào thì ghi. Chẳng lẽ cán bộ thuế họ không biết gì về việc bán tài sản có xảy ra việc lỗ vô lý à? Cơ quan thuế có quyền thanh tra thuế mà.
Kể cả khi thực sự công ty bán bị lỗ do công ty cấu kết với các biên liên quan (những người thân của chủ sở hữu công ty, các công ty mà các chủ sở hữu có lợi ích) để mua đắt bán rẻ tài sản (ở đây mình muốn nói là công ty lập hóa đơn đúng theo giá bán, số tiền thu đúng theo giá bán nhưng giá bán mà công ty bán lại thấp hơn nhiều giá trị thực tế của tài sản) nhằm mục đích trốn thuế GTGT và thuế TNDN thì cơ quan thuế cũng không bỏ qua nếu họ thanh tra ra và phát hiện các thông đồng này.

Cuối cùng thì cũng có một người đồng suy nghỉ với mình, bạn giải thích có lý lắm! cám ơn bạn.:ibbanana::ibbanana:
-----------------------------------------------------------------------------------------
Thật ra mình viết bài này, mình cũng đã suy nghỉ đến việc một cá nhân nhờ cty mua một TSCĐ sau đó bán lại cho mình với giá rẽ, nhằm mục đích cả 2 bên cùng có lợi.
cá nhân mua với giá rẽ.
Cty giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp
Ban hientn nghỉ sao?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Thuế chẳng thắc mắc đâu, thành ra mình cũng chẳng cần lý giải.
Lý do là nếu quay vòng thì đào đâu ra hóa đơn đầu vào của mấy vòng ấy.
Mà không có hóa đơn thì đâu có tính khấu hao hay giá vốn gì được.
Mà nếu có hóa đơn đầu vào thì thuế thắc mắc chi cho mất công.
Em lại không nghĩ vậy. Theo thông tư 32 khi em mua lại tài sản của cá nhân em vẫn được tính là có chứng từ hợp lệ => Theo TT 143 thì em vẫn được tính là chi phí khấu hao hợp lý khi tính thuế (Hoặc như đang nói là bán tiếp vòng nữa bị lỗ mà bác cho là thích ghi lỗ thì ghi, chẳng cần quan tâm đến giá thị trường của nó, thuế chẳng bắt bẻ gì được).
Theo TT 32:
5.19- Tổ chức, cá nhân, đơn vị hành chính sự nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh không thường xuyên, không có hoá đơn thì được cơ quan thuế cung cấp hoá đơn lẻ để sử dụng cho từng trường hợp.
Đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh hoặc không kinh doanh có đồ dùng cá nhân, tài sản cá nhân đã qua sử dụng (trừ các tài sản của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có sử dụng tài sản để tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh) trực tiếp bán ra không phải xuất hoá đơn và không phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNDN. Cơ sở kinh doanh mua lại để kinh doanh hoặc nhận hàng ký gửi bán phải lập bảng kê mua hàng, nhận hàng ký gửi bán. Bảng kê do cơ sở kinh doanh lập và tự chịu trách nhiệm (theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này).
TT 134:
2. Những khoản chi phí sau đây không tính vào chi phí hợp lý:

2.1. Chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý.

b) Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).

c) Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.

d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Trường hợp cơ sở kinh doanh có lãi áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ là phần trích khấu hao vượt quá 02 lần mức khấu hao theo quy định.
Trường hợp đặc biệt khác được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý theo Quyết định của Bộ Tài chính.

e) Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.

g) Chi phí khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí hợp lý đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Túm lại: Theo em mặc dù có thể có lúc DN có thể cố tình ghi giá thấp khi bán tài sản, tuy nhiên nếu cơ quan thuế phát hiện thì DN sẽ bị phạt vì vi phạm không ghi giá đúng giá thị trường.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Thật ra mình viết bài này, mình cũng đã suy nghỉ đến việc một cá nhân nhờ cty mua một TSCĐ sau đó bán lại cho mình với giá rẽ, nhằm mục đích cả 2 bên cùng có lợi.
cá nhân mua với giá rẽ.
Cty giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp
Ban hientn nghỉ sao?
Thấy bạn tệ quá! ko nên mất thời gian vô ích với những việc kiểu này!
TT nghĩ là nên xóa bài này!
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Túm lại: Theo em mặc dù có thể có lúc DN có thể cố tình ghi giá thấp khi bán tài sản, tuy nhiên nếu cơ quan thuế phát hiện thì DN sẽ bị phạt vì vi phạm không ghi giá đúng giá thị trường.
Nhưng nếu DN bán giá thấp để được hưởng 1 khoản lợi khác thì sao?
Ví dụ bán rẻ để được giới thiệu 1 mối làm ăn?
Thuế không có căn cứ để bắt tội trốn thuế được. Đó là khoản chi phí thực.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Nhưng nếu DN bán giá thấp để được hưởng 1 khoản lợi khác thì sao?
Ví dụ bán rẻ để được giới thiệu 1 mối làm ăn?
Thuế không có căn cứ để bắt tội trốn thuế được. Đó là khoản chi phí thực.
Vâng.
Đành rằng theo ý bác và trong thực tế thì nhiều khi việc bán rẻ đó đem lại nhiều cái lợi ích về sau cho DN, nhưng luật lại không cho rằng những cái đó là hợp pháp. Ở đây em chỉ nói là DN không thể ghi giá thấp một cách quá đáng và làm nhiều lần như vậy.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Làm nhiều lần thì tôi chưa từng làm nên không dám nói.
Nhưng thực tế là có lần tôi đã bán xe 200tr nhưng ghi hóa đơn 50tr như đã nói ở trên.
Cũng có lần mua máy dệt về nhưng vì không có đăng ký kinh doanh (chỉ đăng ký mua bán sợi) nên phải ghi TSCD và sau đó bán. Trường hợp này thấy rõ cái lợi không phải ở chỗ bán máy mà cái lợi của DN là người mua máy dệt sau này sẽ mua thêm sợi của mình.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

.
Cũng có lần mua máy dệt về nhưng vì không có đăng ký kinh doanh (chỉ đăng ký mua bán sợi) nên phải ghi TSCD và sau đó bán. Trường hợp này thấy rõ cái lợi không phải ở chỗ bán máy mà cái lợi của DN là người mua máy dệt sau này sẽ mua thêm sợi của mình.
Vậy cái " trung thực" nó cũng có 3 7 đường .
Đôi khi tưởng như vậy là trung thực nhưng chưa trung thực .
Từng trường hợp cụ thể mà kế toán chúng ta hành xử nhỉ ??
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

TS của bạn dùng cho Qlý
Nợ 111, 112...
có: 3331
Có: 711
Căn cứ BB thanh lý
Nợ 214
Nợ 811
Có 211
Chênh lệch giữa 811 và 711 là 811>711
811 được tính vào chi phí hợp lý bình thường đúng không [you]
đúng rồi đấy.chi phí này là hợp lý. đó cũng là cách các DN hay sử dụng nhằm khai tăng chi phí và Giảm thuế phải nộp(trốn thuế áy mà). vì việc mình mua và bán do 2 bên thỏa thuận, ai mà bít được.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Cái này chỉ đơn giản là nhượng bán TS thôi mà. Giá cả thì thuận mua vừa bán huống hồ thị trường giá cả biến động liên tục.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

TS của bạn dùng cho Qlý
Nợ 111, 112...
có: 3331
Có: 711
Căn cứ BB thanh lý
Nợ 214
Nợ 811
Có 211
Chênh lệch giữa 811 và 711 là 811>711
811 được tính vào chi phí hợp lý bình thường đúng không [you]

Uh, khi đó khoản ghi nhận trên Tk811 vẫn được coi là chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Đúng là chẳng có luật nào qui định là doanh nghiệp mua vào giá cao không được bán giá thấp, nhưng trong đăng ký kinh doanh của các công ty(ngoại trừ các công ty mua bán oto)thì không có ghi ngành nghề kinh doanh của công ty là được buôn bán oto thì công ty không thể lặp lại điều đó nhiều lần.
mặt khác trong trường hợp công ty mua oto rôi bán lại cho cá nhân giá rẻ thì công ty có chịu phần lỗ đó về mình không, phần đó có bằng phần thuế giảm khi tính vào chi phí phần lỗ không
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Đúng là chẳng có luật nào qui định là doanh nghiệp mua vào giá cao không được bán giá thấp, nhưng trong đăng ký kinh doanh của các công ty(ngoại trừ các công ty mua bán oto)thì không có ghi ngành nghề kinh doanh của công ty là được buôn bán oto thì công ty không thể lặp lại điều đó nhiều lần.
mặt khác trong trường hợp công ty mua oto rôi bán lại cho cá nhân giá rẻ thì công ty có chịu phần lỗ đó về mình không, phần đó có bằng phần thuế giảm khi tính vào chi phí phần lỗ không
Luật không chỗ nào cấm quy định mua rẻ bán đắt nhưng luật thuế không cho phép bạn làm như vậy khi kê khai thuế.
Không tin bạn cứ làm đi. Thuế chắc chắn chẳng để bạn yên. (trừ khi cán bộ thuế đạo đức kém, nghiệp vụ kém, hoặc số tiền gian lận ít nên họ không thèm sờ đến).
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Đề tài này kết ở đây đi. Có mỗi chuyện mua đắt bán rẻ mà phải tận 4 trang viết, dài quá các mem ơi.
 
ðề: Tscđ mua về sau đó bán

Uh, khi đó khoản ghi nhận trên Tk811 vẫn được coi là chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế.

À há nếu được coi là chi phí hợp lý thì ta cứ mua ô tô về bán rẻ cho bạn bè kiếm lời :k5798618:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top