TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

Ðề: TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

tài sản đã đăng ký khấu hao với cơ quan thuế theo quy định của chuẩn mực kế toán thì không thể thay đổi đc nữa. bạn không thể năm nay trích theo tỷ lệ này rồi năm sau lại trích theo tỷ lệ khác mà vẫn là TS đó. cũng còn tuỳ vào phương pháp trích khấu hao nữa. Nói chung trích nhanh thì có cái lợi lớn nhất là có thêm một khoản chi phí để điều chỉnh lợi nhuận, còn mấy lý do kia không mấy khi khả thi.
(Mục đích của mình là tăng chi phí để giảm số thuế TNDN!!!). Tài sản đã đăng ký khấu hao với cơ quan thuế theo quy định của chuẩn mực kế toán năm nào thì mình đồng ý là phải nhất quán năm đó trong 1 niên độ. Nếu doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì được phép trích khấu hao nhanh theo Quuyết định hiện hành về trích khấu hao TSCĐ. Còn nếu doanh nghiệp kinh doanh không có lãi mà trích nhanh thì sẽ không được.
 
Ðề: TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

Theo như mình biết thì khấu hao TSCĐ nhanh có lợi rất nhiều ? Thu hồi vốn nhanh, nâng cấp TS, cải tiến kỹ thuật......
Theo các bạn điều đó có đúng không ? Tôi vẫn còn phân vân quá xin ý kiến các pac
b) Các phương pháp khấu hao nhanh: Để thu hồi vốn nhanh, người ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh. Hai phương pháp khấu hao nhanh thường được sử dụng là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo tổng số các năm, gọi tắt là phương pháp khấu hao theo tổng số.
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định như sau:
Mki = Gdi x Tkh
Mki: Mức khấu hao TSCĐ năm thứ i
Gdi: giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i
Tkh: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ

i : thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ ( i = 1,n )
Tkh = Tk x Hs
Trong đó:
Tk: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính
Hs: Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh được sử dụng ở các nước như sau:
- Hệ số 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm
- Hệ số 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm
- Hệ số 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm
Ví dụ: Một TSCĐ có nguyên giá là 200 triệu, thời gian sử dụng là 5 năm
Vậy Tk = 1/5 = 20%
Tkh = 20% x 2 = 40%
Mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần được xác định theo bảng sau:
TT Cách tính khấu hao Mức khấu hao năm Mức khấu hao lũy kế Giá trị còn lại của TSCĐ
1 200.000 x 40% 80.000 80.000 120.000
2 120.000 x 40% 48.000 128.000 72.000
3 72.000 x 40% 28.800 156.800 43.200
4 43.200 x 40% 17.280 174.080 25.920
5 25.920 x 40% 10.368 184.448 15.552
Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm cũng có thể tính theo công thức sau:
Tkh = i
1- √ Gci
-----
NG
Trong đó:
Gci: Giá trị còn lại của TSCĐ ở cuối năm thứ i
NG: Nguyên giá của TSCĐ
-----
i: Thứ tự của năm tính khấu hao ( i = 1, n)
Theo phương pháp số dư giảm dần, do kỹ thuật tính toán nên đến khi hết thời gian sử dụng, TSCĐ vẫn chưa được khấu hao hết. Để khắc phục được vấn đề này, người ta thường kết hợp phương pháp khấu hao tuyến tính ở những năm cuối cùng. Theo ví dụ trên, vào năm thứ 4 và thứ 5 người ta sẽ chuyển sang phương pháp khấu hao tuyến tính với mức khấu hao mỗi năm là:
43,2 triệu : 2 = 21,6 triệu
* Phương pháp khấu hao theo tổng số: Theo phương pháp này, mức khấu hao năm được xác đinh như sau:
Mkt = NG x Tkt
Trong đó:
Mkt: số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ t
NG: Nguyên giá TSCĐ
Tkt: tỷ lệ khấu hao TSCĐ của năm thứ t
T: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ
Có hai cách tính tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp này:
Cách 1:
Tkt = Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ theo thứ tự năm sử dụng
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổng số các số năm sử dụng còn lại của TSCĐ tính theo thứ tự năm sử dụng

Cách 2:
Tkt = 2(T + 1 – t)
---------------
T (T + 1)
Trong đó:
T : Thời gian sử dụng TSCĐ
t : Thứ tự năm cần tính khấu hao TSCĐ ( t = 1 – n)
Vẫn với ví dụ trên, nhưng TSCĐ được khấu hao theo phương pháp tổng số thì tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao của từng năm như sau:
Thứ tự năm Số năm sử dụng còn lại cho đến khi hết thời gian sử dụng (năm) Tỷ lệ khấu hao năm Số tiền khấu hao năm
(tr đồng)
1 5 5/15 200x5/15 = 66,666
2 4 4/15 200 x 4/15 = 53,333
3 3 3/15 200 x 3/15 = 40,000
4 2 2/15 200 x 2/15 = 26,667
5 1 1/15 200 x 1/15 = 13,334
Cộng 15 200

Ưu điểm của các phương pháp khấu hao nhanh:
- Thu hồi vốn nhanh, giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình
- Đây là một biện pháp “hoãn thuế” trong những năm đầu của doanh nghiệp
Nhược điểm: Có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Do vậy đối với những doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi thì không nên áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh
Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nên việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ nằm trong nội dung của công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
Trước khi lập kế hoạch khấu hao TSCĐ cần xác định được phạm vi khấu hao TSCĐ
a) Phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao:
* Các tài sản cố định sau cần phải tính khấu hao là:
• Các TSCĐ có liên quan đến hoạt động kinh doanh
• Các TSCĐ ngừng hoạt động để sửa chữa lớn vẫn phải trích khấu hao TSCĐ
* Các TSCĐ sau đây không phải trích khấu hao TSCĐ:
• Các TSCĐ phúc lợi (câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn tập thể).
• Những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng
• Các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
• Các TSCĐ thuê vận hành
• Các TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng
Việc tính khấu hao TSCĐ theo từng tháng được áp dụng theo nguyên tắc tính tròn tháng, tức là TSCĐ tăng lên hoặc giảm đi trong tháng này thì tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu hao. Bởi vậy, nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng này chính là nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng trước cộng với nguyên giá TSCĐ tăng lên trong tháng và trừ đi nguyên giá TSCĐ giảm đi trong tháng trước. Ta có thể viết công thức tính số khấu hao của từng tháng như sau:
Số khấu hao TSCĐ tháng này = Số khấu hao TSCĐ tháng trước + Số khấu hao tăng thêm trong tháng - Số khấu hao giảm đi trong tháng
 
Ðề: TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

Cho mình tham gia với!!!
Cty mình làm bên thương mại, lúc đầu ngôi nhà (TGKH = 10 năm) mình trích khấu hao nhanh được 3 năm. Sau đó vì lý do gia đình, mình thuê văn phòng ở ngoài và thanh lý tài sản ngôi nhà đó. Hiện giờ mình được gia đình cho sử dụng lại ngôi nhà, vậy mình có được đưa ngôi nhà vào TSCĐ của DN để khấu hao lại từ đầu được ko?
(Mục đích của mình là tăng chi phí để giảm số thuế TNDN!!!)
Nếu ngôi nhà đó thuộc quyền sở hữu của Cty bạn, bạn có quyền trích khấu hao, nhưng lưu ý về giá trị tài sản nhà trên đất và giá trị đất. trường hợp như bạn nói có phải nhà, đất này trước thuộc quyền sở hữu của Cty bạn sau đó bạn bán đi và rồi lại mua lai??? nếu đúng như vậy, sau khi mua lại , nhà đất đó trở thành tài sản mới lại với Cty bạn, bạn có quyền trích khấu hao giá trị nhà trên đất theo nguyên giá mới mua lại. Còn về đất, đất ở thuộc sở hữu của Cty bạn thì không được trích khấu hao. đất phi nông nghiệp dùng cho SXKD trích khấu hao theo thời hạn sử dụng.
 
Ðề: TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

Muốn khấu hao nhanh hay chậm,đường thẳng hay số dư giảm dần..thì qua anh CHI CỤC THUÊ MÀ XIN MỘT TIẾNG:"dạ thưa anh,em mới mua tscd có công nghệ hiện đại nhưng em sợ hao mòn vô hình nên xin anh cho em được khấu hao nhanh ạh"
Chứ không sau này phát sinh thêm mấy cái chênh lệch tạm thời,vĩnh viễn thì mệt,để hiểu nó thì không đơn giản?
Khấu hao quan trọng giúp doanh nghiệp giảm nộp thuế:LÁ CHẮN THUẾ
 
Ðề: TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

Muốn khấu hao nhanh hay chậm,đường thẳng hay số dư giảm dần..thì qua anh CHI CỤC THUÊ MÀ XIN MỘT TIẾNG:"dạ thưa anh,em mới mua tscd có công nghệ hiện đại nhưng em sợ hao mòn vô hình nên xin anh cho em được khấu hao nhanh ạh"
Chứ không sau này phát sinh thêm mấy cái chênh lệch tạm thời,vĩnh viễn thì mệt,để hiểu nó thì không đơn giản?
Khấu hao quan trọng giúp doanh nghiệp giảm nộp thuế:LÁ CHẮN THUẾ

em chưa hiểu cái này lắm. em nghĩ khấu hao là thu hồi vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ chứ đâu phải là lá chắn thuế. Khi kháo hao hết rùi thì đâu được khâu hao nữa đâu mà là lá chắn, mình chỉ thu lại những gì đã đầu tư thôi. Em nghĩ thế ko biết có đúng ko ạ!
 
Ðề: TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

em chưa hiểu cái này lắm. em nghĩ khấu hao là thu hồi vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ chứ đâu phải là lá chắn thuế. Khi kháo hao hết rùi thì đâu được khâu hao nữa đâu mà là lá chắn, mình chỉ thu lại những gì đã đầu tư thôi. Em nghĩ thế ko biết có đúng ko ạ!
Bản thân khi DN xác định khấu hao TS nhanh hay chậm là để cải tiến kỹ thuật đầu tư công nghệ tiên tiến vào quy trình SX, khấu hao nhanh tất nhiên chi phí lên cao thì thuế sẽ giảm nhưng không vì thế mà DN áp dụng KH nhanh vì nếu vì muốn thuế giảm mà bỏ đi một TS còn đang hiện đại đang tạo ra được của cải vật chất hiệu quả thì không lên.
 
Ðề: TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

tài sản đã đăng ký khấu hao với cơ quan thuế theo quy định của chuẩn mực kế toán thì không thể thay đổi đc nữa. bạn không thể năm nay trích theo tỷ lệ này rồi năm sau lại trích theo tỷ lệ khác mà vẫn là TS đó. cũng còn tuỳ vào phương pháp trích khấu hao nữa. Nói chung trích nhanh thì có cái lợi lớn nhất là có thêm một khoản chi phí để điều chỉnh lợi nhuận, còn mấy lý do kia không mấy khi khả thi.
trích nhanh hay không còn tuỳ ở thực tế phát sinh doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp là chủ yếu. VD khi đơn vi doanh thu ít mà cứ cho vào thì có phải là luôn lỗ không. Ở đây đang trao đổi nên khấu hao nhanh hay là không và phải đúng luật. Thực tế đa phần các doanh nghiệp mong muốn khấu hao nhanh nhưng phải đảm bảo cân đối lợi nhuận, không còn thời làm nhiều đóng thuế ít, mà đóng hợp lý, đảm bảo sự hoạt động an toàn cả bên trong lẫn bên ngoài, đó là sự cần thiết cân đóng của kế toán.
 
Ðề: TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

Bản thân khi DN xác định khấu hao TS nhanh hay chậm là để cải tiến kỹ thuật đầu tư công nghệ tiên tiến vào quy trình SX, khấu hao nhanh tất nhiên chi phí lên cao thì thuế sẽ giảm nhưng không vì thế mà DN áp dụng KH nhanh vì nếu vì muốn thuế giảm mà bỏ đi một TS còn đang hiện đại đang tạo ra được của cải vật chất hiệu quả thì không lên.

ủa, em có thắc mắc tý nữa. Tài sản được khấu hao hết mà vẫn còn có thể sử đụng được thì DN cứ việc sử dụng và không được khấu hao nữa chứ sao lại bỏ đi? :sorrynha:
 
Ðề: TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

Ưu điểm của các phương pháp khấu hao nhanh:
- Thu hồi vốn nhanh, giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình
- Đây là một biện pháp “hoãn thuế” trong những năm đầu của doanh nghiệp
Nhược điểm: Có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Do vậy đối với những doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi thì không nên áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh

Rất nhiều người vẫn nhầm lẫn cho rằng khấu hao đem lại một dòng tiền cho doanh nghiệp. Thực tế không phải là như vậy (xem trang 285-286 sách Introduction to Finacial Accounting, 7th ed, Honrgren,... và một số sách khác).

Khấu hao chỉ là sự phân bổ giá trị của tài sản vào chi phí. Dòng tiền tạo ra bởi việc tiêu thụ chứ không phải do khấu hao. Có lẽ do cách lập dự toán về đầu tư vốn và cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp đã gây nên sự hiểu nhầm này.

Sự thật khấu hao nhanh có tạo ra dòng tiền tăng thêm trong những năm đầu không? Thật ra thì nó có ảnh hưởng một phần vì khi đó dòng chi nộp thuế TNDN có thấp hơn so với phương pháp khấu hao đường thẳng.

Tóm lại các quan điểm trước đây về khấu hao (hiện còn trong một số sách của Việt nam) có một số điểm chưa hợp lý:

- Khấu hao không giúp thu hồi vốn nhanh, không giảm bớt được các hao mòn vô hình. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp.

- Chế độ kế toán và Luật thuế Việt Nam cho phép khấu hao giữa kế toán và thuế khác nhau. Có thể doanh nghiệp vẫn áp dụng khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh để giảm bớt số thuế phải nộp những năm đầu nhưng vẫn sử dụng khấu hao theo đường thẳng để BCTC đẹp.

- Chẳng có gì mà gây đột biến về giá thành. Để định giá trong cạnh tranh: Các công ty định giá sản phẩm dựa trên nhiều yếu tố và phụ thuộc vào vị thế của doanh nghiệp (a price-taker or a price-setter).
Hầu hết các công ty ở vị thế price-taker nên dùng target-costing (target pricing) phù hợp hơn là cost-plus pricing. Kể cả có sử dụng cost-plus pricing đi nữa thì cũng chẳng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì định giá cost-plus pricing là dựa trên dài hạn chứ không phải ngắn hạn.
 
Sửa lần cuối:
- Khấu hao không giúp thu hồi vốn nhanh, không giảm bớt được các hao mòn vô hình. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp.
Tôi không đồng tình với quan điểm này vì khi tôi xác định TS này dùng PP KH nhanh thì TS đó phải được thu hồi vốn nhanh. VD mua 1 TS thông số kỹ thuật cho ta biết thời gian KH tối đa là 15 năm nhưng DN xác định sau 10 năm TS này sẽ lỗi thời, tạo SP kém <> vậy tôi trích KH chỉ 10 năm <> thanh lý TS này <> đầu tư TS khác có tính năng tạo ra SP hữu ích hơn <> tiện ích quá đi chứ <> ngược lại nếu ta cứ để KH 15năm sd được 10 năm còn 5 năm TS này tạo ra SP kém mà nhu cầu của cty lúc đó cần 1 TS có kỹ thuật cao, có tính năng mới <> nếu thanh lý TS này thì giá trị ta SD chưa đạt được <> lỗ về KT.

- Chẳng có gì mà gây đột biến về giá thành. Để định giá trong cạnh tranh: Các công ty định giá sản phẩm dựa trên nhiều yếu tố và phụ thuộc vào vị thế của doanh nghiệp (a price-taker or a price-setter).
Hầu hết các công ty ở vị thế price-taker nên dùng target-costing (target pricing) phù hợp hơn là cost-plus pricing. Kể cả có sử dụng cost-plus pricing đi nữa thì cũng chẳng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì định giá cost-plus pricing là dựa trên dài hạn chứ không phải ngắn hạn.
Sẽ bất lợi cho DN về cạnh tranh SP nếu ta trích KH nhanh vì chi phí cho 1 sp sẽ lớn <> LN thì phải đảm bảo cho DN <> vậy lúc này bắt buộc giá thành SP phải tăng lên trong khi đó giá sp này tại TT thì thấp hơn <> DN sẽ khó khăng trong tiêu thụ sp
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

Theo quan điểm của chaudvkt thì việc trích khấu hao nên cân nhắc kỹ, căn cứ vào tình hình cụ thể của Công ty mà có cách trích kh phù hợp. Nếu không cân nhắc kỹ lợi bất cập hại.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Trước hết phải biết mô hình hinh kinh, mục đích kinh doanh, chiến lược kinh doanh, căn cứ trên những vấn đề đó mà có cách lựa chọn. Tuy nhiên mọi việc không phải không có căn cứ muốn tính nhanh đến mức nào cũng được. Việc trích kh nhanh tương ứng với hao mòn thực tế và phải chứng minh được với cơ quan quản lý thuế thì mới được chấp nhận.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

Tôi không đồng tình với quan điểm này vì khi tôi xác định TS này dùng PP KH nhanh thì TS đó phải được thu hồi vốn nhanh. VD mua 1 TS thông số kỹ thuật cho ta biết thời gian KH tối đa là 15 năm nhưng DN xác định sau 10 năm TS này sẽ lỗi thời, tạo SP kém <> vậy tôi trích KH chỉ 10 năm <> thanh lý TS này <> đầu tư TS khác có tính năng tạo ra SP hữu ích hơn <> tiện ích quá đi chứ <> ngược lại nếu ta cứ để KH 15năm sd được 10 năm còn 5 năm TS này tạo ra SP kém mà nhu cầu của cty lúc đó cần 1 TS có kỹ thuật cao, có tính năng mới <> nếu thanh lý TS này thì giá trị ta SD chưa đạt được <> lỗ về KT.
Hình như bạn hiểu hơi lệch về Phương pháp "khấu hao nhanh".

Dưới đây là 1 đoạn Ví dụ về cách tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh (khấu hao nhanh) trong QĐ 206/2003.
2. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định như:
Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 10 triệu đồng.
Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC) là 5 năm.
Xác định mức khấu hao hàng năm như­ sau:
- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.
- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số d­ư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%
- Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:
Đơn vị tính: Đồng
Năm thứ|Giá trị còn lại của TSCĐ|Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm|Mức khấu hao hàng năm|Mức khấu hao hàng tháng| Khấu hao luỹ kế cuối năm
1 |10.000.000 |10.000.000 x 40% |4.000.000| 333.333 |4.000.000
2| 6.000.000| 6.000.000 x 40% |2.400.000 |200.000 |6.400.000
3| 3.600.000| 3.600.000 x 40%| 1.440.000| 120.000| 7.840.000
4| 2.160.000| 2.160.000 : 2| 1.080.000 |90.000| 8.920.000
5| 2.160.000| 2.160.000 : 2 |1.080.000 |90.000| 10.000.000
Trong đó:
+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).
+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (2.160.000 : 2 = 1.080.000). [Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số d­ giảm dần (2.160.000 x 40%= 864.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (2.160.000 : 2 = 1.080.000)].
Ở đây "khấu hao nhanh" ko phải là TSCĐ thời gian sử dụng 10 năm bạn chỉ cho tính thời gian sử dụng còn 2 năm, mà "khấu hao nhanh" ở đây là "nhanh" về mặt chi phí.
Qua Ví dụ trên bạn có thể thấy trong những năm đầu TSCĐ được trích khấu hao với mức cao hơn (chi phí được đưa vào nhanh hơn) những năm sau (có xu hướng giảm dần).
 
Ðề: TSCĐ khấu hao nhanh có lợi gì ?

Tôi không đồng tình với quan điểm này vì khi tôi xác định TS này dùng PP KH nhanh thì TS đó phải được thu hồi vốn nhanh. VD mua 1 TS thông số kỹ thuật cho ta biết thời gian KH tối đa là 15 năm nhưng DN xác định sau 10 năm TS này sẽ lỗi thời, tạo SP kém <> vậy tôi trích KH chỉ 10 năm <> thanh lý TS này <> đầu tư TS khác có tính năng tạo ra SP hữu ích hơn <> tiện ích quá đi chứ <> ngược lại nếu ta cứ để KH 15năm sd được 10 năm còn 5 năm TS này tạo ra SP kém mà nhu cầu của cty lúc đó cần 1 TS có kỹ thuật cao, có tính năng mới <> nếu thanh lý TS này thì giá trị ta SD chưa đạt được <> lỗ về KT.

Bạn xem định nghĩa khấu hao trong chuẩn mực kế toán

Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó

Bạn xem trong sách đã dẫn của mình, người ta có phân tích các nhận định sai lầm này của nhiều người.

Khấu hao chỉ là phân bổ giá trị phải khấu hao của TSCĐ. Việc TSCĐ có thu hồi được vốn nhanh hay không là vấn đề dòng tiền vào (doanh thu) chứ không phải vấn đề khấu hao.

Vấn đề này được rất nhiều sách Kế toán tài chính (nước ngoài) phân tích.

Sẽ bất lợi cho DN về cạnh tranh SP nếu ta trích KH nhanh vì chi phí cho 1 sp sẽ lớn <> LN thì phải đảm bảo cho DN <> vậy lúc này bắt buộc giá thành SP phải tăng lên trong khi đó giá sp này tại TT thì thấp hơn <> DN sẽ khó khăng trong tiêu thụ sp

Như mình đã phân tích:
- Nếu là Price - taker: giá do thị trường thiết lập, doanh nghiệp phải theo giá này và trong ngắn hạn phải quyết định về cơ cấu sản phẩm tối ưu (product mix) còn trong dài hạn áp dụng target costing (target pricing). Do vậy giá thành chẳng ảnh hưởng gì đến cạnh tranh, định giá cả.

- Nếu là Price - setter: Có thể định giá Cost -plus pricing. Mà định giá theo phương pháp này thì giá được tính căn cứ vào nhiều yếu tố, chi phí khấu hao không phải là yếu tố quyết định về giá. Do vậy khấu hao chẳng ảnh hưởng gì đến định về giá cả.

Về vấn đề này bạn có thể tham khảo trong các sách Kế toán quản trị.
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top