Truy thu lại tiền lương chi dư

Ðề: Truy thu lại tiền lương chi dư

Tiền lương đã tính vượt và chi vượt, kế toán phát hiện kiệp thời và đã thu hồi lại rồi thì chỉ cần lầm cái bút toán điều chỉnh giảm cho nó xong là ổn chứ không cần phải hủy cả cái bút toán cũ sai rồi ghi lại bút toán đúng làm gì anh ạh. Trong trường hợp này không nhất thiết phải làm thế, rườm rà và hao tốn giấy mực.
Vấn đề là đúng hay sai trước đã. Rườm rà hay không thì sẽ được tính sau.
Ở đây kế toán đã không phát hiện kịp thời.
Nếu phát hiện kịp thời thì đã huỷ phiếu chi, lập lại bảng thanh toán lương đúng, lập phiếu chi đúng.
Nhưng ở đây đã lên sổ tổng hợp, đã liên quan đến một loạt TK đối ứng khác.
Trong 3 PP sửa sai của kế toán thì phương pháp cải chính không được áp dụng nếu số sai đã ảnh hưởng đối ứng đến TK khác.
Vậy chỉ còn 2 PP sửa sai là : Ghi bổ sung và Ghi số âm.
Và vì số điều chỉnh là số âm nên không thể ghi bổ sung.


Anh ghi lại bút toán này Let nghĩ là không đúng với bản chất của nó. Tại sao anh đưa vào chi phí lương có 150 mà khi chi trả tiền anh lại chi trả đến 200 để rồi sinh thêm cái bút toán Nợ 138 kia làm gì? Diễn giải trong sổ sách thế nào? Là khoản truy thu? Truy thu từ đâu? Lý do phải truy thu? Let thấy bút toán này sai hoàn toàn trong trường hợp này rồi đấy anh. Anh xem lại giúp em nhé.
Cả 4 định khoản đều là nằm chung 1 nghiệp vụ: hiệu chỉnh
Nghiệp vụ hiệu chỉnh này là 1 nghiệp vụ mới. Các bút tóan cũ đã ghi sổ mấy hôm trước vẫn giữ, không được lấy bút gạch xóa.
Như vậy bút tóan hiệu chỉnh này giải thích rằng PC 200đ hôm trước thì chỉ có 150đ là tiền lương còn 50đ không phải là chi lương, cần phải truy thu lại.

-------------
Trích 1 đoạn trong QĐ15:
7. Sửa chữa sổ kế toán
7.1- Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:
(1)- Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
(2)- Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền
Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
(3)- Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.
7.2- Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính
(1)- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
(2)- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
(3)- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung” .

 
Ðề: Truy thu lại tiền lương chi dư

Vấn đề là đúng hay sai trước đã. Rườm rà hay không thì sẽ được tính sau.
Ở đây kế toán đã không phát hiện kịp thời.
Nếu phát hiện kịp thời thì đã huỷ phiếu chi, lập lại bảng thanh toán lương đúng, lập phiếu chi đúng.
Nhưng ở đây đã lên sổ tổng hợp, đã liên quan đến một loạt TK đối ứng khác.
Trong 3 PP sửa sai của kế toán thì phương pháp cải chính không được áp dụng nếu số sai đã ảnh hưởng đối ứng đến TK khác.
Vậy chỉ còn 2 PP sửa sai là : Ghi bổ sung và Ghi số âm.
Và vì số điều chỉnh là số âm nên không thể ghi bổ sung.

Cả 4 định khoản đều là nằm chung 1 nghiệp vụ: hiệu chỉnh
Nghiệp vụ hiệu chỉnh này là 1 nghiệp vụ mới. Các bút tóan cũ đã ghi sổ mấy hôm trước vẫn giữ, không được lấy bút gạch xóa.
Như vậy bút tóan hiệu chỉnh này giải thích rằng PC 200đ hôm trước thì chỉ có 150đ là tiền lương còn 50đ không phải là chi lương, cần phải truy thu lại.

-------------
Trích 1 đoạn trong QĐ15:
7. Sửa chữa sổ kế toán
7.1- Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:
(1)- Phương pháp cải chính:

(2)- Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền
Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
(3)- Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.

Em xin thảo luận với anh những dòng màu đỏ ở trên. Ở đây, nói đến một bút toán bị sai chênh lệch tăng so với số tiền đúng và anh phải ghi số âm để đính chính lại chỗ sai và khi anh ghi lại bút toán đúng anh lại ghi thêm tài khoản 138 mà bút toán gốc lại lại không sai về quan hệ đối ứng tài khoản (đó chỉ là việc tính và chi lương thừa so với thực tế, sau đó đã thu hồi được) ==> Không áp dụng phương pháp ghi số âm trong thường hợp này được.

Let sẽ giữ quan điểm của Let là áp dụng theo phương pháp ghi bổ sung một cách linh động bằng một bút toán ghi bổ sung giảm cho nó như đã trình bày ở trên.
 
Ðề: Truy thu lại tiền lương chi dư

Mấy hôm trước có 2 bút toán sai:
1/. Nợ 642/C334: 200 <-- nhiều hơn số đúng.
2/. Nợ 334/C111: 200 <-- sai quan hệ đối ứng. Tiền đã chi, có ký nhận, nhưng chỉ có 150đ là lương, 50đ chưa xác định (xác định sai).
Điều chỉnh cả 2 bút toán đó:
(đã trình bày ở bài trước)

Chú ý: không thể điều chỉnh PC thành 150đ vì tiền đã thực chi 200đ. Như vậy TK138 không phải là thêm mà là xác định cho đúng.

---------

Nếu linh động bất chấp QĐ15 thì tại sao không ghi thằng N111/C642 cho đỡ rườm rà?
 
Ðề: Truy thu lại tiền lương chi dư

Mấy hôm trước có 2 bút toán sai:
1/. Nợ 642/C334: 200 <-- nhiều hơn số đúng.
2/. Nợ 334/C111: 200 <-- sai quan hệ đối ứng. Tiền đã chi, có ký nhận, nhưng chỉ có 150đ là lương, 50đ chưa xác định (xác định sai).
Điều chỉnh cả 2 bút toán đó:
(đã trình bày ở bài trước)

Chú ý: không thể điều chỉnh PC thành 150đ vì tiền đã thực chi 200đ. Như vậy TK138 không phải là thêm mà là xác định cho đúng.[/I]


Dòng chữ màu đỏ không đúng anh àh. Tiền đã chi ra 200 và thu lại 50 mà không có bút toán nào thể hiện rằng 50 đồng kia đã được thu lại bằng tiền mặt. Anh để Nợ 138- Phải thu khác, đến khi nào anh mới thu được? thu bằng gì? tiền mặt hay cấn trừ vào lương? Khi anh cho Nợ 138 là vì anh chưa biết khoản tiền đó mất đi đâu? mất vì lý do gì? Ở đây, anh đã xác định được khoảng tiền 50 đồng trên là do chi thừa lương và anh đã truy thu lại rồi thì cái định khoản Nợ 138 kia đến khi nào anh mới xóa? Nếu anh không có tài khoản nào để cho nó có đối ứng Có thì trên Bảng cân đối số phát sinh TK 138 kia có số dư nợ 50 đồng treo đấy chơi àh anh?

Nếu linh động bất chấp QĐ15 thì tại sao không ghi thằng N111/C642 cho đỡ rườm rà?
Lý do không ghi thẳng N111/C642 em đã trình bày rõ ràng ở bài viết cũ ở trên rồi đấy anh.
 
Ðề: Truy thu lại tiền lương chi dư

Hơ Let xem lại nhé:
Ngày 1/9 chi lương 200đ.
Ngày 5/9 phát hiện chi ngày 1/9 là thừa -> đòi lại -> lập Phiếu Thu thu lại 50đ.
-----------

QĐ15, nguyên lý kế toán mà còn bỏ qua thì xá gì chuyện nhớ hay không nhớ Phiếu thu đó là tiền gì.
 
Ðề: Truy thu lại tiền lương chi dư

Hơ Let xem lại nhé:
Ngày 1/9 chi lương 200đ.
Ngày 5/9 phát hiện chi ngày 1/9 là thừa -> đòi lại -> lập Phiếu Thu thu lại 50đ.
Trong bài viết của anh em có thấy bút toán nào thể hiện việc thu lại 50 đồng đâu anh? Nếu có chăng là việc anh đã treo nó vào Nợ 138

QĐ15, nguyên lý kế toán mà còn bỏ qua thì xá gì chuyện nhớ hay không nhớ Phiếu thu đó là tiền gì.
Vài tháng sau hay vài năm sau liệu anh có nhớ đến cái nghiệp vụ này, cái phiếu thu trong vô vàng nghiệp vụ sau đó, phiếu thu, chi sau đó nếu trên sổ sách anh không thể hiện rõ. Let thì trí nhớ hơi bị kém mà công việc thì nhiều nên... không chắc là sẽ nhớ nên luôn đưa ra cách xử lý sao cho đơn giản nhất mà lại hiệu quả nhất mà điều này cũng không vi phạm. hi hi hi

Và... việc anh chỉ hạch toán rút gọn lại làm một bút toán là giảm chi phí mà không ghi giảm tiền lương trong khi cái chi phí kia được ghi giảm là do chi lương thừa... Liệu anh xử lý nghiệp vụ như thế là đã chuẩn? Xin được học hỏi thêm ở anh ạh.
 
Ðề: Truy thu lại tiền lương chi dư

Trong bài viết của anh em có thấy bút toán nào thể hiện việc thu lại 50 đồng đâu anh? Nếu có chăng là việc anh đã treo nó vào Nợ 138
Chỉ nói về bút toán điều chỉnh theo sách vở thôi.
Còn Phiếu Thu ngày 5/9 thì ai cũng biết rồi mà.


Vài tháng sau hay vài năm sau liệu anh có nhớ đến cái nghiệp vụ này, cái phiếu thu trong vô vàng nghiệp vụ sau đó, phiếu thu, chi sau đó nếu trên sổ sách anh không thể hiện rõ. Let thì trí nhớ hơi bị kém mà công việc thì nhiều nên... không chắc là sẽ nhớ nên luôn đưa ra cách xử lý sao cho đơn giản nhất mà lại hiệu quả nhất mà điều này cũng không vi phạm. hi hi hi

Và... việc anh chỉ hạch toán rút gọn lại làm một bút toán là giảm chi phí mà không ghi giảm tiền lương trong khi cái chi phí kia được ghi giảm là do chi lương thừa... Liệu anh xử lý nghiệp vụ như thế là đã chuẩn? Xin được học hỏi thêm ở anh ạh.

Không bao giờ rút gọn là tốt. Chỉ có điều ở đây sai sót là không nghiêm trọng lắm.
Còn cách ghi như Let có thể lại phạm tiếp 1 sai sót khác:
N111/C334: 50đ.
Mà bên Có 334 là tiền lương phải trả (thanh toán với CNV), bên Nợ 111 là Cty thu tiền vào.
Định khoản trên có làm người ta hiểu là: CNV đã trả lương cho cty? Cty trả lương cho CNV chứ sao có chuyện ngược lại được.
Ngoài ra: Cả 2 bên Nợ Có của TK334 đều có phát sinh là 250đ mà đúng ra chỉ là 150đ (bằng tổng quỹ lương). Điều này có thể gây khó khăn khi tính những chuyện khác - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chẳng hạn.
 
Ðề: Truy thu lại tiền lương chi dư

Chỉ nói về bút toán điều chỉnh theo sách vở thôi.
Còn Phiếu Thu ngày 5/9 thì ai cũng biết rồi mà.




Không bao giờ rút gọn là tốt. Chỉ có điều ở đây sai sót là không nghiêm trọng lắm.
Còn cách ghi như Let có thể lại phạm tiếp 1 sai sót khác:
N111/C334: 50đ.
Mà bên Có 334 là tiền lương phải trả (thanh toán với CNV), bên Nợ 111 là Cty thu tiền vào.
Định khoản trên có làm người ta hiểu là: CNV đã trả lương cho cty? Cty trả lương cho CNV chứ sao có chuyện ngược lại được.
Định khoản thì kèm theo Diễn giải chứ anh, ko thì phải có ghi chú chứ.
Ngoài ra: Cả 2 bên Nợ Có của TK334 đều có phát sinh là 250đ mà đúng ra chỉ là 150đ (bằng tổng quỹ lương). Điều này có thể gây khó khăn khi tính những chuyện khác - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chẳng hạn.
Đây mới là vấn đề em quan tâm khi làm theo cách của Let.
 
Ðề: Truy thu lại tiền lương chi dư

Xin cám ơn các bạn đã quan tâm và thảo luận đề tài này. Sau đây mình xin trình bày

Cách 2: Sau đây tôi xin bày cách này nhằm để phản ánh số phát sinh lũy kế của TK 334 vẫn là 150 (thay vì 200 hoặc 250). Thực hiện bút toán này phản ánh đúng - TK 334 "chi phí phải trả nhân viên" trong tháng/năm.

1.Tiền lương phải trả :
Nợ 622/627/641/642: 200
Có 334: 200

2.Chi lương:
Nợ 334: 200
Có 111: 200

3.Thu tiền mặt do chi lố tiền lương 50 đồng
Nợ 111: 50
Có 622/627/641/642: 50

4.Lập 1 phiếu kế toán đi Bút toán đỏ - sau khi đã thu tiền chi lương dư 50 đồng
Nợ 334: - 50 đồng
Có 334: - 50 đồng

(Vẫn giữ đúng tính nguyên lý điều chỉnh các bút toán - Một là đi âm toàn bộ 200 đồng hoặc là đi âm 1 phần số tiền đã thu tiền chi lương dư 50 đồng/ ghi giảm chi phí)

Cách này sẽ đảm bảo không độn số phát sinh "lũy kế" ảo của TK 334 lên khi chúng ta đọc vào bảng cân đối số phát sinh - báo cáo tài chính.

Thân
 
Ðề: Truy thu lại tiền lương chi dư

Xin cám ơn các bạn đã quan tâm và thảo luận đề tài này. Sau đây mình xin trình bày

Cách 2: Sau đây tôi xin bày cách này nhằm để phản ánh số phát sinh lũy kế của TK 334 vẫn là 150 (thay vì 200 hoặc 250). Thực hiện bút toán này phản ánh đúng - TK 334 "chi phí phải trả nhân viên" trong tháng/năm.

1.Tiền lương phải trả :
Nợ 622/627/641/642: 200
Có 334: 200

2.Chi lương:
Nợ 334: 200
Có 111: 200

3.Thu tiền mặt do chi lố tiền lương 50 đồng
Nợ 111: 50
Có 622/627/641/642: 50

4.Lập 1 phiếu kế toán đi Bút toán đỏ - sau khi đã thu tiền chi lương dư 50 đồng
Nợ 334: - 50 đồng
Có 334: - 50 đồng

(Vẫn giữ đúng tính nguyên lý điều chỉnh các bút toán - Một là đi âm toàn bộ 200 đồng hoặc là đi âm 1 phần số tiền đã thu tiền chi lương dư 50 đồng/ ghi giảm chi phí)

Cách này sẽ đảm bảo không độn số phát sinh "lũy kế" ảo của TK 334 lên khi chúng ta đọc vào bảng cân đối số phát sinh - báo cáo tài chính.

Thân
Vậy ở bút toán số 3 này Pác ko sợ nó ko đúng bản chất kế toán ah.
không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ phát sinh......Thử nhìn vào bút toán N111/ Có 642 rồi diễn giải xem nào.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top