Trích lập dự phòng phải thu khó đòi căn cứ và phương pháp trích lập

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Tình huống mình đưa ra là:
Doanh nghiệp A đang làm ăn với 1 DN B. Vào tháng 10 năm 2011 DN A có ký hợp đồng bán hàng và đã cung cấp cho DN B số tiền hàng là 12 tỷ VND. Tháng 1 năm 2012 DN B đã trả DN A số tiền 4 tỷ, số còn lại DN B gửi thông báo cho DN A bằng văn bản nêu rõ DN B đang lâm vào tình trạng phá sản và đang làm thủ tục tuyên bố phá sản, DN B không có khả năng chi trả khoản công nợ còn lại với DN A. Tổng vốn điều lệ của DN B trên giấy phép đăng ký kinh doanh là 3 tỷ đồng. Căn cứ vào công văn của DN B, DN A tiến hành trích 8 tỷ đồng từ quỹ dự phòng phải thu khó đòi vào để cân đối với khoản nợ của DN B.

Như vậy trong trường hợp này việc trích từ quỹ dự phòng phải thu khó đòi của DN A số tiền 8 tỷ có đúng hay không? Căn cứ nào để DN A trích lập dự phòng? Để khoản trích lập dự phòng trên là chi phí hợp lý thì cần điều kiện nào? Văn bản nào quy định về khoản trích dự phòng mức bao nhiêu là hợp lý?



-Thủ tục về giải thể phá sản: yêu cầu bên Mua cung cấp bản phô tô có đóng dấu xác nhận làm căn cứ giải trình chứng thực với thuế sau này

Thủ tục giải thể: nguồn intenet
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (Thuế quản lý và SKHĐT);
- Biên bản họp và Quyết định của Đại hội cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
- Đóng tài khoản ngân hàng.
- Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.
- Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế). Khi nhận thông báo cơ quan thuế xuống kiểm tra
- Khi phát hành thông báo giải thể, bạn làm quyết toán hay BCTC nộp cho cơ quan thuế. Biên bản huỷ hoá đơn chưa xử dụng ...
Các thủ tục này xong bạn phát hành thông báo.
Sau khi kiểm tra, cơ quan thuế sẽ ra Thông báo đóng MST của bạn.
Bạn làm thêm cam kết trả các khoản nợ phát sinh sau ngày giải thể do người đại diện pháp luật ký và đóng dấu.
Toàn bộ gửi Sở KHĐT nơi đăng ký để họ tiến hành xoá sổ doanh nghiệp bạn, nhợ nộp kèm Giấy chứng nhận ĐKKD và Đăng ký mẫu dấu bản gốc, và dấu của doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);
- Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp);
- Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD
*Điểm lưu ý:
Một trong những vướng mắc mà doanh nghiệp giải thể gặp phải đó là Doanh nghiệp cần Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế.
Để có được Giấy xác nhận này Doanh nghiệp cần có văn bản gửi đến cơ quan thuế quản lý; Cục Thuế sẽ căn cứ vào các điều kiện sau để xác nhận:
-Doanh nghiệp đã quyết toán thuế (Đối với doanh nghiệp giải thể); đã được kiểm tra quyết toán thuế hoặc đã xác nhận không kiểm tra quyết toán thuế;
-Doanh nghiệp đã huỹ hoá đơn không tiếp tục sử dụng; báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn đến thời điểm giải thể;
-Doanh nghiệp không còn nợ thuế;
Nếu doanh nghiệp đã hoàn thành cả 3 điều kiện trên thì Cục Thuế sẽ xác nhận doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế; nếu doanh nghiệp chưa hoàn thành 1 trong 3 điều kiện trên thì Cục Thuế sẽ xác nhận doanh nghiêp chưa hoàn thành và xác định rõ chưa hoàn thành điều kiện nào.
Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hiệu lực mã số thuế phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật; Công chức thuế cần nắm rõ để hướng dẫn doanh nghiệp khi có yêu cầu./.


+Quy định và căn cứ để lập dự phòng: Các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi thì làm theo các yêu cầu về chứng từ và hồ sơ đầy đủ theo thông tư sau thì mớ đủ tiêu chuẩn ghi nhận là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
THÔNG TƯ
Số: 228/2009/TT-BTC Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2009
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO, TỔN THẤT CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH, NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI VÀ BẢO HÀNH SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, CÔNG TRÌNH XÂY LẮP TẠI DOANH NGHIỆP

Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Chứng từ gốc Gồm:
- Hóa đơn GTGT bên A đã xuất cho B
- Hợp đồng kinh tế
- Biên bản giao nhận hàng kèm phiếu xuất kho
- Biên bản đối chiếu công nợ có đóng dấu, ký tá xác nhận của hai bên
- Các công văn biên bản đòi nợ nhưng ko thành công
- Công văn mà bên Mua đã gửi về trường hợp ko còn khả năng thanh tóan mà bên Mua đã thông báo đến bên Bán nêu trên làm chứng từ gốc đối chứng
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.
= > Như vậy theo điều trên nếu doanh nghiệp tập hợp đựơc chứng từ chứng minh tính pháp lý của việc phá sản thì doanh nghiệp được lập dự phòng tòan bộ số tiền có nguy cơ ko thu nợ đựơc= 8.000.000.000 đ


Quy trình hoạch toán như sau:
1. Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.
2. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).
3. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác.
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
4. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).


-Phá sản giải thể phải theo luật phá sản để thi hành
Trường hợp 1:phá sản ước lựơng ko thể thu hồi
Giả sử doanh nghiệp ko cần lập dự phòng xử lý xóa nợ hết phần giá trị công nợ tại tháng 12/2014 do có thông tin chắc chắn rằng bên Mua ko đủ khả nănh thanh tóan bất kỳ đồng nào và nguy cơ tay trăng là 100% ko thể thu hồi công nợ
Kế tóan hoạch tóan
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng) =8.000.000.000
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng=8.000.000.000
Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”= 8.000.000.000
-Nhưng đến tháng 4/2015 công ty Mua sau khi làm thủ tục phá sản và thực hiện các nghĩa vụ theo luật phá sản và phân chia được nghĩa vụ tài chính đối với các pháp nhân trong quan hệ mua bán và hoạt động tài chính khác tức thực hiện phát mãi và thanh lý doanh nghiệp đựơc như sau:
- Phí phá sản cho tòan án=> Bên mua trả đủ
- Các khoản thuế phải nộp = > Bên mua trả đủ
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; = > Bên mua trả được
- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
= >Do các khoản nợ quá lớn nên doanh nghiệp Bán hàng cũng nằm trong danh sách được trả nợ theo tỷ lệ phần trăm
Doanh nghiệp được trả nợ = 3.000.000.000đ tại ngày 12/04/2015
Nợ các TK 111, 112,. . . = 3.000.000.000đ
Có TK 711 - Thu nhập khác. = 3.000.000.000đ
Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).= = 3.000.000.000đ
= > Căn cứ vào điều trên thì khoản này sẽ làm một khoản thu nhập bị đánh thuế 22%

LUẬT
Số: 21/2004/QH11 Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2004
Phá sản

Điều 37. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây:
a) Phí phá sản;
b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Xã viên hợp tác xã;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần;
d) Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
3. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.



-Phá sản giải thể phải theo luật phá sản để thi hành
Trường hợp 2: phá sản ứơc lượng có khả năng thu hồi
Kế tóan hoạch tóan
Đến ngày 31/12/2014 doanh nghiệp bên Mua có công văn thông báo phá sản đồng thời gửi thêm danh sách công nợ và dự kiến sẽ thanh tóan một phần công nợ cho bên Bán theo kế hoạch phá sản và sẽ thanh tóan đựơc 1 phần công nơ bên Mua dự tính nếu thanh lý tài sản và Nhà xưởng và đất đang sở hữu
Số tiền theo dự kiến sẽ thanh tóan vớt vát = 2.500.000.000
Ngày 31/12/2014 kế tóan hoạch tóan:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp = 8.000.000.000-2.500.000.000= 5.500.000.000
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi. = 8.000.000.000-2.500.000.000= 5.500.000.000
-Nhưng đến tháng 4/2015 công ty Mua sau khi làm thủ tục phá sản và thực hiện các nghĩa vụ theo luật phá sản và phân chia được nghĩa vụ tài chính đối với các pháp nhân trong quan hệ mua bán và hoạt động tài chính khác tức thực hiện phát mãi và thanh lý doanh nghiệp đựơc như sau:
- Phí phá sản cho tòan án=> Bên mua trả đủ
- Các khoản thuế phải nộp = > Bên mua trả đủ
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; = > Bên mua trả được
- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
= >Do các khoản nợ quá lớn nên doanh nghiệp Bán hàng cũng nằm trong danh sách được trả nợ theo tỷ lệ phần trăm
Doanh nghiệp được trả nợ = 2.500.000.000 tại ngày 12/04/2015
Nợ các TK 111,112,. . . = 2.500.000.000
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. = 2.500.000.000
Đồng thời xử lý xóa nợ khách hàng vì không thể thu hồi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)= 5.500.000.000
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng=5.500.000.000

Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”= 5.500.000.000


LUẬT
Số: 21/2004/QH11 Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2004
Phá sản

Điều 37. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây:
a) Phí phá sản;
b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Xã viên hợp tác xã;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần;
d) Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
3. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.



-Phá sản giải thể phải theo luật phá sản để thi hành
Trường hợp 3: phá sản ứơc lượng có khả năng thu hồi
Kế tóan hoạch tóan
Đến ngày 31/12/2014 doanh nghiệp bên Mua có công văn thông báo phá sản đồng thời gửi thêm danh sách công nợ và dự kiến sẽ thanh tóan một phần công nợ cho bên Bán theo kế hoạch phá sản và sẽ thanh tóan đựơc 1 phần công nơ bên Mua dự tính nếu thanh lý tài sản và Nhà xưởng và đất đang sở hữu
Số tiền theo dự kiến sẽ thanh tóan vớt vát = 2.500.000.000
Ngày 31/12/2014 kế tóan hoạch tóan:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp = 8.000.000.000-2.500.000.000= 5.500.000.000
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi. = 8.000.000.000-2.500.000.000= 5.500.000.000
-Nhưng đến tháng 4/2015 công ty Mua sau khi làm thủ tục phá sản và thực hiện các nghĩa vụ theo luật phá sản và phân chia được nghĩa vụ tài chính đối với các pháp nhân trong quan hệ mua bán và hoạt động tài chính khác tức thực hiện phát mãi và thanh lý doanh nghiệp đựơc như sau:
- Phí phá sản cho tòan án=> Bên mua trả đủ
- Các khoản thuế phải nộp = > Bên mua trả đủ
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; = > Bên mua trả được
- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
= >Do các khoản nợ quá lớn nên doanh nghiệp Bán hàng cũng nằm trong danh sách được trả nợ theo tỷ lệ phần trăm nhưng số trả nợ lớn hớn số dự kiến khách hàng có thể thanh tóan = 3.500.000.000
Doanh nghiệp được trả nợ = 3.500.000.000 tại ngày 12/04/2015
Nợ các TK 111,112,. . . = 3.500.000.000
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. = 3.500.000.000
Đồng thời xử lý xóa nợ khách hàng vì không thể thu hồi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng) = 8.000.000.000-3.500.000.000= 4.500.000.000
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng = 8.000.000.000-3.500.000.000= 4.500.000.000
Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”= 4.500.000.000

Đồng thời kế tóan hòan nhập lại khoản dự phòng cao hơn so với mức đã lập dự phòng để giảm chi phí
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi=5.500.000.000-4.500.000.000= 1.000.000.000
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi)=. 5.500.000.000-4.500.000.000= 1.000.000.000

LUẬT
Số: 21/2004/QH11 Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2004
Phá sản

Điều 37. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây:
a) Phí phá sản;
b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Xã viên hợp tác xã;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần;
d) Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
3. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.





MONG CÁC THÀNH VIÊN THẢO LUẬN VÀ GÓP Ý THÊM
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top