Trả trước tiền mua hàng trong nhiều kỳ rồi mới nhận hàng thì định khoản ntn?

tomato1008

Member
Hội viên mới
Bên mình là công ty xây dựng và trang trí nội thất.
Bên mình đang làm phần hoàn thiện cho 1 công trình nên có thắc mắc muốn nhờ các bạn giúp dùm.
Cty có đặt làm tủ bếp bằng gỗ từ tháng 7/2011 của 1 cty khác. Nhưng mà tháng 12 này mới bắt đầu đưa tủ gỗ vào công trình hoàn thiện. Cứ mỗi tháng cty mình đều ứng trước tiền cho công ty kia để làm và cuối tháng 12 này là bên mình nhận bếp gỗ.
Trong suốt từ tháng 2 đến giờ mình đều đưa phần tiền ứng trước vào tài khoản 142, mình đang phân vân không biết nên đưa vào 142 hay là đưa vào 331. Vì nếu đưa vào 331 là trả trước cho ng bán thì khi bên mình làm xong phần tủ bếp vào tháng 12 này thì phần chi phí của tháng 12 rất nhiều mà trong khi những tháng trước lại không có.
Mình giả sử là cái tủ bếp đó có giá là 90 triệu, và từ tháng 7 đến giờ là mỗi tháng cty mình trả cho bên cty kia là 20 triệu. Và không có thuế GTGT gì hết nhé
Vì bên mình là cty xd và trang trí nội thất và đang thi công phần hoàn thiện nên phần bếp gỗ này mình coi nó là nguyên vật liệu chính.( cty làm theo QĐ 48 nha)
Lúc đầu thì mình định khoản mỗi tháng là như vầy: N142/C111, 112: 20 triệu
Và mình đã hạch toán luôn vào phần chi phí mỗi tháng: N154/C142: 20 triệu
Mình định đến tháng 12 này khi hoàn thành xong phần nội thất thì mình chỉ việc định khoản:
N152/C331 : 90 triệu
N331/142: 90 triệu.
Và phần tiền còn thiếu lại bao nhiêu thì sẽ đk: N331/C111, 112

Mình làm như vậy được không hay phải làm sao để cho hợp lý phần chi phí này, mọi ng giúp mình nhé.
Vẫn chưa có kinh nghiệm nhiều nên cứ thấy lung tung cả lên.
 
Ðề: Trả trước tiền mua hàng trong nhiều kỳ rồi mới nhận hàng thì định khoản ntn?

Mỗi tháng:
- N331/C111:20tr
- N154/C335:20tr
Khi hoàn thành:
- VD đã trả 80tr ( 4 lần*20tr)
+N335: 80tr
N154: 10tr
N133(nếu có):10(giả sử 10%)
C331: 90tr (99tr nếu có thuế GTGT10%)
+ Khi trả thêm: N331/C111:10 (19tr nếu có thuế)
 
Ðề: Trả trước tiền mua hàng trong nhiều kỳ rồi mới nhận hàng thì định khoản ntn?

Mỗi tháng:
- N331/C111:20tr
- N154/C335:20tr
Khi hoàn thành:
- VD đã trả 80tr ( 4 lần*20tr)
+N335: 80tr
N154: 10tr
N133(nếu có):10(giả sử 10%)
C331: 90tr (99tr nếu có thuế GTGT10%)
+ Khi trả thêm: N331/C111:10 (19tr nếu có thuế)

Bạn àh, không thể đưa được vào tk 335 nhé. Vì tài khoản này chỉ dùng để trích trước CP tiền lương phải trả cho CNSX trong thời gian nghỉ phép, trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ của DN, chi phí trong thời gian DN ngừng sản xuất, chi phí lãi tiền vay phải trả ...
Mình vẫn còn đang lấn cấn ở cái nghiệp vụ này nên mong ai biết thì chia sẻ cho mình vs nhé. Thanks mọi người nhìu. ^^
 
Ðề: Trả trước tiền mua hàng trong nhiều kỳ rồi mới nhận hàng thì định khoản ntn?

Mình gửi cho bạn một đoạn trong QĐ 15 nhé. Mình nghĩ bạn cũng đã đọc rồi nên mới nói vậy, nhưng bạn hãy xem lại những phần mình để trong nháy kép nhé nhé.
TÀI KHOẢN 335
CHI PHÍ PHẢI TRẢ

"Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí SX, KD trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này."
"Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí SX, KD kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí SX, KD. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí SX, KD trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ."

Thuộc loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau:

1. Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép.

2. Chi phí sửa chữa lớn những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo.

3. Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất, kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí SX, KD trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng SXKD.

4. Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn)

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRONG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Chỉ được hạch toán và tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quy định trên."Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khoản khác phải tính trước và hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ, doanh nghiệp phải có giải trình về những khoản chi phí phải trả đó."

2. Việc trích trước và hạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí SX, KD trong kỳ phải được tính một cách chặt chẽ, (lập dự toán chi phí và dự toán trích trước) và phải có bằng chức hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí SXKD.

3. Về nguyên tác, cuối kỳ kế toán năm, các khoản chi phí phải trả phải được quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải xử lý theo chính sách tài chính hiện hành.

4. Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top