Tóm tắt những thay đổi về BHXH áp dụng 2016

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Ngày 29/12/2015, Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều trong Luật BHXH về BHXH bắt buộc và Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Dưới đây là một số thay đổi chính, phần lớn có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.

luat bhxh 2016.jpg

1. Thay đổi về tiền lương đóng BHXH

Giống như Nghị định 115 đã đề cập, từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương đóng BHXH là mức lương và các khoản phụ cấp ghi trên hợp đồng lao động. Các phụ cấp này bao gồm những khoản tiền cố định được trả thường xuyên cho nhân viên để bù đắp yếu tố về điều kiện làm việc, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoat, chưa được tính đến một cách đầy đủ trong tiền lương trên hợp đồng lao động.

Phụ cấp thuộc tiền lương đóng BHXH
  1. Phụ cấp chức vụ
  2. Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên
  3. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  4. Phụ cấp khu vực
  5. Phụ cấp lưu động
  6. Phụ cấp thu hút
  7. Các phụ cấp có tính chất tương tự như trên
Phụ cấp không thuộc tiền lương đóng BHXH
  1. Tiền thưởng dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm và thành tích của người lao động
  2. Thưởng sáng kiến
  3. Tiền ăn giữa ca
  4. Hỗ trợ về tiền xăng, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ và nuôi con nhỏ
  5. Hỗ trợ nhân viên trong những dịp đặc biệt như: đám cưới, sinh nhật, đám tang
  6. Trợ cấp cho nhân viên gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  7. Các phụ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, bên cạnh tiền lương đóng BHXH như trên, các khoản trả bổ sung xác định được số tiền cụ thể quy định trong hợp đồng lao động và được trả hằng tháng cùng với lương cũng sẽ thuộc tiền lương đóng BHXH.

Tiền lương đóng BHXH tiếp tục được giới hạn ở mức 20 lần mức lương cơ sở (qui định bởi Chính phủ). Mức tiền lương đóng BHXH cao nhất hiện nay là 23.000.000 đồng/tháng.

2. Chế độ nghỉ chăm sóc con mới sinh dành cho lao động nam

Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày làm việc trong vòng 30 ngày đầu sau khi con được sinh, cụ thể như sau:
  • 5 ngày làm việc khi vợ sinh bình thường;
  • 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, nếu sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở (do Chính phủ quy định) tại tháng sinh con cho mỗi con.

3. Tăng mức trợ cấp ốm đau

Mức trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng cách lấy mức trợ cấp tháng chia cho 24 ngày (thay vì 26 ngày như trước đây).

Mức trợ cấp nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (thay vì 25% nếu nghỉ tại nhà hoặc 40% nếu nghỉ tại một trung tâm như trước đây).

Đối với người lao động tham gia đóng BHXH dưới 15 năm mà mắc bệnh phải điều trị dài ngày, nếu phải tiếp tục điều trị sau thời hạn 180 ngày thì được hưởng mức trợ cấp ốm đau bằng 50% tiền lương tham gia BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (thay vì 45% như trước đây). Tuy nhiên, thời gian nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau sau 180 ngày không được vượt quá thời gian tham gia BHXH của người lao động.

4. Giảm phúc lợi hưu trí
Mặc dù điều kiện chung để hưởng lương hưu hằng tháng vẫn không thay đổi (như tuổi hưu là 55 đối với nữ, 60 đối với nam và người

5. Mở rộng chế độ BHXH bắt buộc đến những đối tượng lao động khác

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng đều phải tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

6. Vai trò của người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm

Người sử dụng lao động phải công khai thông tin về việc đóng BHXH cho người lao động định kỳ 6 tháng một lần; cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Theo quy định mới, cơ quan BHXH sẽ đảm nhiệm công tác thanh tra trong lãnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Điều này nhằm giải quyết tình trạng lẩn tránh tham gia BHXH và các khoản nợ tiền BHXH gia tăng của các tổ chức kinh doanh.

PWC Tổng hợp

Bài viết liên quan
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top