tờ khai tạm tính thuế TNDN và tờ khai quyết toán thuế TNDN khác nhau như thế nào?

chieu_buon7

New Member
Hội viên mới
Mình là thành viên mới nè , mình mới làm kế toán thôi , mong các bạn giúp đỡ mình nha ! Mình muốn hỏi làm tờ khai tạm tính thuế TNDN và tờ khai quyết toán thuế TNDN khác nhau như thế nào vậy ? Thanks trước nhé !!
 
Ðề: Hỏi về Thuế TNDN

Mình là thành viên mới nè , mình mới làm kế toán thôi , mong các bạn giúp đỡ mình nha ! Mình muốn hỏi làm tờ khai tạm tính thuế TNDN và tờ khai quyết toán thuế TNDN khác nhau như thế nào vậy ? Thanks trước nhé !!
Theo mình: Tờ tạm khai tạm tính Thuế TNDN là tờ khai hàng quý bạn phải làm căn cứ vào Tổng doanh thu và Chi phí trừ ra
Còn tờ khai quyết tóan thuế TNDN là tờ khai mà cuối năm bạn căn cứ vào 4 quý đã ke khai và xác định số thuế TNDN phải nộp trong năm.
Vì kinh nghiệm chưa nhìu, Hok bik có đúng hok ha? Mong các anh chị chỉ bảo:tuyetvoi:
 
Ðề: Hỏi về Thuế TNDN

Tờ khai tạm tính thuế TNDN là hằng quý bạn phải tạm tính dựa trên doanh thu và chi phí phát sinh trong quý đó. Số tiền thuế TNDN bạn phải nộp là chỉ tạm tính thôi.
Còn tờ khai quyết toán thuế TNDN thì cuối năm bạn mới làm dựa trên doanh thu và chi phí phát sinh của cả 4 quý. Khi đó số tiền thuế TNDN phải nộp cuối năm đã tính > hơn số tiền thuế TNDN tạm tính thì bạn phải nộp thêm số tiền chênh lệch đó, ngược lại bạn được khấu trừ tiếp vào năm sau.
 
Ðề: Hỏi về Thuế TNDN

Chi phí là tổng hợp các số liệu của TK 632 , 635 , 641 , 642 , 811 phải không ạ ? Vậy chi phí trên tờ khai quyết toán thuế TNDN có khác gì không , mình còn hiểu ít mong các bạn giúp mình hiểu thêm nhé , thanks ..!
 
Ðề: Hỏi về Thuế TNDN

Chi phí là tổng hợp các số liệu của TK 632 , 635 , 641 , 642 , 811 phải không ạ ? Vậy chi phí trên tờ khai quyết toán thuế TNDN có khác gì không , mình còn hiểu ít mong các bạn giúp mình hiểu thêm nhé , thanks ..!
Bạn dựa vào đây nhé:
Nội dung bộ hồ sơ quyết toán thuế TNDN

Khai quyết toán thuế TNDN bao gồm khai quyết toán thuế TNDN năm hoặc khai quyết toán thuế TNDN đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp động, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN, ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là TT số 60/2007/TT-BTC)

- Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đông, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.

- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai (Tùy theo thực tế phát sinh):

+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, 03-1B/TNDN hoặc 03-1C/TNDN, ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC
+ Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC
+ Phụ lục thuế TNDN đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo mẫu số 03-3/TNDN ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC
+ Phụ lục về ưu đãi thuế TNDN theo các mẫu ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC

+ Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC

Xác định phần chênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuế

1. Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (Mã số B1)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi nhận theo chế độ kế toán, nhưng không phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN, làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế của cơ sở kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng các khoản điều chỉnh được thể hiện chi tiết trong các chỉ tiêu từ mã số B2 đến mã số B16, cụ thể như sau:

Mã số B1=Mã số B2 + Mã số B3 +…+ Mã số B16.

Trong đó:

1.1. Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu (mã số B2)

Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế do sự khác biệt giữa các quy định về kế toán và thuế bao gồm các khoản được xác định là doanh thu để tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của chuẩn mực kế toán về doanh thu. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu được chấp nhận theo chế độ kế toán, nhưng không được chấp nhận theo quy định của Luật thuế.

Các trường hợp điển hình dẫn đến tăng doanh thu tính thu nhập chịu thuế gồm:

(1) Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán.

Ví dụ 1:

Công ty A sản xuất ô tô đã ký hợp đồng bán 03 chiếc ô tô với giá trị 300triệu đồng/chiếc. Công ty đã xuất hóa đơn trong năm 2007 nhưng tới ngày kết thúc năm tài chính (31/12/2007) xe vẫn chưa được chuyển giao cho người mua. Giá thành sản xuất của 03 chiếc xe này là 250 triệu đồng/chiếc.

Theo Kế toán


Theo Thuế

Nợ TK 111, 112, 131…900 tr
Có TK 131 – Khách hàng trả trước tiền hàng 900 tr
Do chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, như chưa chuyển giao quyền sở hữu.


Nợ TK 111, 112, 113…990 tr
Có TK 511 900tr
Có TK 3331 90tr
Đồng thời:
Nợ TK 632/Có TK 156 750tr

Do vậy, công ty A phải điều chỉnh tăng doanh thu chịu thuế TNDN và ghi doanh thu bán 03 chiếc xe là 900 triệu đồng vào chỉ tiêu mã số B2 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2007 .
 
Ðề: Hỏi về Thuế TNDN

Kết thúc 1 quý bạn phải làm tờ kê khai tạm tính Thuế TNDN, căn cứ vào tổng Doanh thu và chi phí của quý đó hoặc tỉ lệ thu nhập chịu thuế (dựa vào số liệu của năm trước khi công ty có lãi) để tạm nộp thuế TNDN. Khi hết năm tài chính, dựa vào số liệu thực tể doanh thu và chi phí của cả năm, bạn quyết toán để ra đc con số chính xác thuế TNDN phải nộp. Nếu số phải nộp > số đã tạm nộp -> nộp thêm phần chênh lệch, số phai nộp < số đã tạm nộp -> khấu trừ số chênh lệch vào khoản phải nộp năm sau. Thân
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top