Tìm và phân tích đâu là chi phí hợp lý-không hợp lý đối với doanh nghiệp?

pearlnguyen

New Member
Hội viên mới
Xin chào cả nhà,
Mỗi lần đọc topic để tìm một vấn đề mình gặp khó khăn trong cách phân chia chi phí hợp lý-không hợp lý phát sinh ở doanh nghiệp, mình thấy khó quá. Nên mới quyết định hỏi các bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán:
Đối với một doanh nghiệp hoạt động, chắc chắn có những chi phí phát sinh mà theo mình hiểu là nó hoàn toàn không thể đưa vào "hợp lý được"
Vậy theo các bạn làm thế nào để đưa tất cả các khoản chi phí phát sinh vào một báo cáo tổng hợp nội bộ, để có được một con số doanh thu thật sự trong nội bộ công ty vì nó ảnh hưởng đến đồng vốn của người kinh doanh bỏ ra. Và từ đó mới phân định, đâu là chi phí hợp lý được sự chấp thuận của cơ quan thuế để có cách hợp thức hóa các chi phí ấy.
Rất cảm ơn các bạn quan tâm đến đề tài này,
 
Ðề: Tìm và phân tích đâu là chi phí hợp lý-không hợp lý đối với doanh nghiệp?

Các Chi phí hợp lý - không hợp lý

TRONG QUÁ TRÌNH KINH DOANH, QUÝ DOANH NGHIỆP PHÁT SINH CÁC CHI PHÍ, NHƯNG KHÔNG PHẢI CHI PHÍ NÀO DOANH NGHIỆP CŨNG ĐƯỢC ĐƯA VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ ĐỂ TÍNH VÀO THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.
Duoi day la một số trường hợp để quý doanh nghiệp tham khảo:

CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ:

Chi phí tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh chi ngoài hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể. Chi phí tiền lương, tiền công chi không có hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động trừ trường hợp cơ sở kinh doanh thuê lao động thời vụ hoặc vụ việc.

Chi phí của cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ, của người nông dân trực tiếp làm ra; mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân không kinh doanh; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác; mua nông, lâm, thuỷ sản của người sản xuất, đánh bắt bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh.

Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho nguời lao động đi công tác (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương; chi từ thiện trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục nêu tại điểm 2.8 phần này; chi phí mua thẻ hội viên sân golf, chi phí chơi golf.

...

CÁC KHOẢN CHI BỊ KHỐNG CHẾ KHÔNG ĐƯỢC VƯỢT QUÁ 10%.

Chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi tiếp tân, khánh tiết, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị; Chi phí hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chi phí chiết khấu thanh toán (kể cả chi bằng tiền cho đại lý và người mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn); Chi báo biếu, báo tặng của các cơ quan báo chí và các loại chi phí khác

CÁC KHOẢN CHI KHÔNG BỊ KHỐNG CHẾ

Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu
 
Ðề: Tìm và phân tích đâu là chi phí hợp lý-không hợp lý đối với doanh nghiệp?

Xin chào cả nhà,
Mỗi lần đọc topic để tìm một vấn đề mình gặp khó khăn trong cách phân chia chi phí hợp lý-không hợp lý phát sinh ở doanh nghiệp, mình thấy khó quá. Nên mới quyết định hỏi các bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán:
Đối với một doanh nghiệp hoạt động, chắc chắn có những chi phí phát sinh mà theo mình hiểu là nó hoàn toàn không thể đưa vào "hợp lý được"
Vậy theo các bạn làm thế nào để đưa tất cả các khoản chi phí phát sinh vào một báo cáo tổng hợp nội bộ, để có được một con số doanh thu thật sự trong nội bộ công ty vì nó ảnh hưởng đến đồng vốn của người kinh doanh bỏ ra. Và từ đó mới phân định, đâu là chi phí hợp lý được sự chấp thuận của cơ quan thuế để có cách hợp thức hóa các chi phí ấy.
Rất cảm ơn các bạn quan tâm đến đề tài này,
Bản thân trong kế toán ta gọi chi phí là chi phí kế toán và chi phí hợp lí để tính thuế. Vậy cái khoản chi phí không hợp lý đó bạn vẫn hạch toán KT bình thường để thuận tiện cho việc đánh giá hiệu quả KD của DN và khi tính thuế thì bạn loại các khoản chi phí không hợp lý đó là được.
 
Ðề: Tìm và phân tích đâu là chi phí hợp lý-không hợp lý đối với doanh nghiệp?

mình cũng nghĩ là chi phí ko hợp lệ thì không nên cho vào vì nếu cho vào thì đến cuối năm làm báo cáo tài chính thì cũng vẫn phải tách ra mà.
 
Ðề: Tìm và phân tích đâu là chi phí hợp lý-không hợp lý đối với doanh nghiệp?

nghĩ đến cũng khổ cho DN
CP hợp lý và hok hợp lý
còn có khoản CP ngoài vùng nữa sao hok ai nhắc đến
khoản mất đi không bao jo` hoàn lại :D
TIÊU CỰC PHÍ :gaitai:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top