Tiền trợ cấp, bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động có tính thuế TNCN?

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, tùy từng trường hợp mà người lao động (NLĐ) được nhận các khoản tiền trợ cấp, bồi thường như: trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, bồi thường thiệt hại,...Vậy, đối với những khoản thu nhập này, NLĐ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Nếu có thì cách tính như thế nào?

1622804751699.png

1. Thu nhập từ trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

Theo quy định tại Luật Việc làm 2013 thì trợ cấp thất nghiệp là một trong các chế độ mà NLĐ được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, NLĐ đang đóng bảo hiểm thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động nếu đáp ứng các điều kiện hưởng sẽ được làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả cho NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012.

Trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động chi trả cho NLĐ mất việc làm khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Về thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản trợ cấp trên, căn cứ quy định tại Điểm b.6 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì:

“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

...

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

...

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

...b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.[...]”

=> Như vậy, theo quy định này, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm không tính vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của NLĐ để tính thuế thu nhập cá nhân nếu các khoản trợ cấp trên được chi trả theo đúng quy định của Bộ luật Lao động 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trường hợp doanh nghiệp chi trả cho NLĐ các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động hoặc trường hợp NLĐ nghỉ việc, doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ riêng cho NLĐ thì phần vượt mức các khoản trợ cấp và thu nhập từ khoản hỗ trợ của doanh nghiệp phải chịu thuế TNCN.

Về cách tính thuế TNCN đối với các khoản thu nhập này sẽ chia ra 2 trường hợp:

Trường hợp 1: NLĐ được doanh nghiệp chi trả tại thời điểm chưa nghỉ việc, giữa hai bên đang tồn tại hợp đồng lao động thì phần thu nhập vượt mức chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc, từ khoản hỗ trợ của doanh nghiệp đối với NLĐ nghỉ việc (nếu có) sẽ được tính vào thu nhập từ tiền lương, tiền công để tính thuế TNCN cho NLĐ theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

Trường hợp 2: NLĐ được doanh nghiệp chi trả các khoản nêu trên sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động. Lúc này, NLĐ và doanh nghiệp không còn tồn tại hợp đồng lao động nữa nên không áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần để tính thuế đối với phần thu nhập doanh nghiệp chi trả cho NLĐ. Theo đó, phần thu nhập này sẽ tính thuế theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cụ thể:

"Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

1. Khấu trừ thuế

...

i. Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.[...]”

2. Thu nhập từ bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2012, trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, ngoài chi trả trợ cấp thôi việc, doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho NLĐ. Tùy từng trường hợp mà mức bồi thường được áp dụng khác nhau.

Về nghĩa vụ thuế TNCN đối với khoản tiền bồi thường khi doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, tham khảo nội dung hướng dẫn tại Công văn 3168/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành thì:

Các khoản bồi thường thiệt hại NLĐ nhận được do doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo đúng quy định của Bộ luật Lao động thuộc thu nhập được miễn thuế TNCN.

Tương tự các khoản trợ cấp nêu trên, ngoài việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, trường hợp doanh nghiệp hỗ trợ thêm cho NLĐ theo chính sách của doanh nghiệp thì phần thu nhập được hỗ trợ này sẽ tính thuế TNCN.

Trường hợp tại thời điểm chi trả tiền hỗ trợ, NLĐ đã có quyết định thôi việc và đã nghỉ việc thì doanh nghiệp khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên tổng mức chi trả từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên, cuối năm NLĐ có nghĩa vụ trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.


Căn cứ pháp lý:

- Luật Việc làm 2013;

- Bộ luật Lao động 2012;

- Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Nguồn: Pháp lý khởi nghiệp
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top