TIỀN LƯƠNG KHÔNG KÝ HDLĐ

BHN 12A 1

Member
Hội viên mới
Chào các Anh Chị, cho e hỏi là e làm kế toán tổng hợp cho một cty nhỏ, một mình e làm hết, theo thỏa thuận thì chỉ trả tiền lương chứ ko ký hợp đồng lao động gì cả cho dù sau mấy tháng đi nữa. Vì cty ko muốn mua BHXH, BHYT cho e. Vậy cp tiền lương của e có đc trừ hay ko, ko kê khai tiền lương của e luôn dc ko (nhưng ma trên mẫu biểu này nọ là e làm e ký tên). Muốn dc tính trừ thì làm hợp đồng thử việc hay làm thủ tục gì ? e xin cám ơn !
 
Theo em:
1. đã không ký HĐLĐ thì chắc chắn không được tính tiền lương trả cho c vào cp khi tính thuế TNDN
2. không ký HĐLĐ thì công ty có thể làm hợp đồng thuê kế toán ngoài (dịch vụ kế toán) với chị để được tính tiền thuê vào chi phí.
 
+Với bảo hiểm thì phải đảm bảo các yếu tố:

- Đăng ký sử dụng lao động

- Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng

- Thang bảng lương

- Kiểm tra việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm ý tế cho người lao động

- Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể

- Hồ sơ xử lý kỷ luật, chấm dứt HDLĐ với công nhân;

- Hồ sơ đăng ký thang bảng lương, sổ lương; hồ sơ thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ việc...;

- Hồ sơ bảo hiểm;

- Hồ sơ khám sức khỏe công nhân, hồ sơ huấn luyện sơ cấp cứu tai nạn lao động;

- Báo cáo tăng, báo cáo giảm lao động

- ....

Với cơ quan thuế:

Lương, thưởng:

Tổng hợp và chuẩn bị khi họ vào hỏi gì có nấy như sau:

+ Hợp đồng lao động+chứng minh thư phô tô

+ Bảng chấm công hàng tháng

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

+ Tất cả có ký tá đầy đủ

+Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN

+Tờ khai:Quyết tóan thuế TNCN cuối năm

+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh

+Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có

Công tác kiểm tra:

+Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh

Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)? Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa? Quan trọng nữa : Kiểm tra hợp đồng lao động đã đầy đủ chưa? Và các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa? Nếu chưa phải làm phụ lục HDLD đưa hết vào trong HDLD các khoản lương, thưởng & phụ cấp rõ ràng nhé. Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bn đ/tháng? phụ cấp b đồng/tháng...phải cụ thể số tiền & cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp. Hoặc các khoản phụ cấp phải được quy định trong thỏa ước LD, QĐ của HDQT, HĐTV / Các khoản phụ cấp miễn thuế TNCN, các khoản khoán chi cho NLĐ...

Chú ý:

-Nếu ký hợp đồng dứơi 03 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ (điều kiện đã có MSTTNCN)

-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

+ Một là mỗi lần chi trả trong tháng <=2.000.000 đồng

+ Hai là phân chia tỉ lệ số người tách làm 2: tốp 01 làm quý 01 và quý 03, tốp 02 làm quý 02 và quý 04 như vậy đảm bảo yếu tố dưới 03 tháng không phạm luật bảo hiểm, không vi phạm luật thuế nếu đủ điềm kiện: có MST, cá nhân chỉ làm một nơi duy nhất


Phụ cấp tiền ăn giữa ca năm 2014

Theo:

THÔNG TƯ : Số: 12/2011/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011


Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Điều 5. Điều khoản thi hành

3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu chung quy định tại Thông tư này thì mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người lao động trong các công ty, tổ chức, đơn vị quy định Điều 1 và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này không được vượt quá 620.000 đồng/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

Theo:

THÔNG TƯ Số: 10/2012/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2012

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Điều 4. Hiệu lực thi hành

2. Mức tiền lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và các chế độ trợ cấp của các đối tượng quy định tại Thông tư này, từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 được tính theo mức lương tối thiểu chung 830.000 đồng/tháng.

3. Các công ty quy định tại Điều 1 Thông tư này và các tổ chức, đơn vị của Nhà nước đang áp dụng chế độ như công ty nhà nước, từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động không vượt quá 680.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

Áp dụng khi tính thuế TNCN:

Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản giảm trừ

Thuế thu nhập chiu thuế TN cá nhân = (Thu nhập - 9 triệu giảm trừ bản thân- (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất

Tổng TN Lương tính thuế TNCN = Lương Căn Bản + phụ cấp trách theo lương + Phụ cấp cơm (Nếu có > 680.000VNĐ)

Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản than (9 triệu/ tháng) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc(10.5%)


Chú ý: chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế > 680.000 là phải chịu thuế TNCN, nếu < 680.000 thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù > 680.000 hay < 680.000 => đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt > 680.000 bị loại khi tính thuế TNDN
 
+Với bảo hiểm thì phải đảm bảo các yếu tố:

- Đăng ký sử dụng lao động

- Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng

- Thang bảng lương

- Kiểm tra việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm ý tế cho người lao động

- Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể

- Hồ sơ xử lý kỷ luật, chấm dứt HDLĐ với công nhân;

- Hồ sơ đăng ký thang bảng lương, sổ lương; hồ sơ thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ việc...;

- Hồ sơ bảo hiểm;

- Hồ sơ khám sức khỏe công nhân, hồ sơ huấn luyện sơ cấp cứu tai nạn lao động;

- Báo cáo tăng, báo cáo giảm lao động

- ....

Với cơ quan thuế:

Lương, thưởng:

Tổng hợp và chuẩn bị khi họ vào hỏi gì có nấy như sau:

+ Hợp đồng lao động+chứng minh thư phô tô

+ Bảng chấm công hàng tháng

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

+ Tất cả có ký tá đầy đủ

+Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN

+Tờ khai:Quyết tóan thuế TNCN cuối năm

+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh

+Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có

Công tác kiểm tra:

+Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh

Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)? Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa? Quan trọng nữa : Kiểm tra hợp đồng lao động đã đầy đủ chưa? Và các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa? Nếu chưa phải làm phụ lục HDLD đưa hết vào trong HDLD các khoản lương, thưởng & phụ cấp rõ ràng nhé. Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bn đ/tháng? phụ cấp b đồng/tháng...phải cụ thể số tiền & cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp. Hoặc các khoản phụ cấp phải được quy định trong thỏa ước LD, QĐ của HDQT, HĐTV / Các khoản phụ cấp miễn thuế TNCN, các khoản khoán chi cho NLĐ...

Chú ý:

-Nếu ký hợp đồng dứơi 03 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ (điều kiện đã có MSTTNCN)

-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

+ Một là mỗi lần chi trả trong tháng <=2.000.000 đồng

+ Hai là phân chia tỉ lệ số người tách làm 2: tốp 01 làm quý 01 và quý 03, tốp 02 làm quý 02 và quý 04 như vậy đảm bảo yếu tố dưới 03 tháng không phạm luật bảo hiểm, không vi phạm luật thuế nếu đủ điềm kiện: có MST, cá nhân chỉ làm một nơi duy nhất


Phụ cấp tiền ăn giữa ca năm 2014

Theo:

THÔNG TƯ : Số: 12/2011/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011


Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Điều 5. Điều khoản thi hành

3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu chung quy định tại Thông tư này thì mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người lao động trong các công ty, tổ chức, đơn vị quy định Điều 1 và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này không được vượt quá 620.000 đồng/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

Theo:

THÔNG TƯ Số: 10/2012/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2012

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Điều 4. Hiệu lực thi hành

2. Mức tiền lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và các chế độ trợ cấp của các đối tượng quy định tại Thông tư này, từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 được tính theo mức lương tối thiểu chung 830.000 đồng/tháng.

3. Các công ty quy định tại Điều 1 Thông tư này và các tổ chức, đơn vị của Nhà nước đang áp dụng chế độ như công ty nhà nước, từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động không vượt quá 680.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

Áp dụng khi tính thuế TNCN:

Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản giảm trừ

Thuế thu nhập chiu thuế TN cá nhân = (Thu nhập - 9 triệu giảm trừ bản thân- (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất

Tổng TN Lương tính thuế TNCN = Lương Căn Bản + phụ cấp trách theo lương + Phụ cấp cơm (Nếu có > 680.000VNĐ)

Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản than (9 triệu/ tháng) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc(10.5%)


Chú ý: chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế > 680.000 là phải chịu thuế TNCN, nếu < 680.000 thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù > 680.000 hay < 680.000 => đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt > 680.000 bị loại khi tính thuế TNDN
anh cho em hỏi là từ tháng 7/2013 đến nay, cty e có 3 người làm. 2nv, 1 gd (cty cổ phần ). ko có hợp đồng gì hết. chỉ có BCC, bảng thanh toán lương thôi. tất cả sếp cho vào chi phí hết. lương là 2.400.000, sau tăng lên 3.000.000 và giờ đang ở mức 3.500.000. còn lương gđ là 6.400.000 + pc trách nhiệm 3.000.000. bảng lương nv, sếp tự lập chỉ có lương căn bản, ko có phụ cấp. nhân viên thì có 1 người lam 1 tháng rồi nghỉ, 1 anh làm từ tháng 7 đến tháng 12 rồi nghỉ, 1 anh làm từ tháng 10/2013 đến nay. anh đang làm đã có mst, còn 2 ng kia ko co giấy tờ nên e ko rõ. Do em mới ra trường nên còn lúng túng. cty e đã làm cv chưa sử dụng lđ cho bên bh và đã được chấp thuận. còn bên thuế e ko biết giải quết cách nào vì đọc hướng dẫn của anh thì cty e mắc vào nhiều lỗi. anh có thể cho e hướng giải quyết tốt nhất đc ko ạ. em cảm ơn a
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top