Tiền lương của giám đốc công ty TNHH 2 thành viên

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Tiền lương của giám đốc công ty TNHH 2 thành viên
Tiền lương của giám đốc công ty TNHH 2 thành viên có được tính vào chi phí hợp lý?
Nếu Giám đốc điều hành có thê thu nhập nơi thứ 2 thì tính thuế TNCN như thế nào?

+++ Phần 01: Về thuế TNDN: Nếu giám đốc vừa là người góp vốn vừa tham gia điều hành thì

1.Biên bản họp của hội đồng thành viên về việc quyết định mức lương của giám đốc

2.Quyết định họp hội đồng thành viên về việc bình bầu các vị trí chức danh trong cty: giám đốc, phó giám đốc…

3.Bảng lương, bảng chấm công, chứng từ chi lương….

= > Tất cả các khoản chi phí của thành viên góp vốn trực tiếp tham gia SXKD này đều là chi phí hợp lý: tiền lương + bảo hiểm và phụ cấp khác…

***Căn cứ:

Điều 6 Thông tư số78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

Theo đó:

+ Về Thuế TNDN: Chi phí phụ cấp theo lương nếu đáp ứng được đầy đủ hồ sơ chứng từđược tính vào chi phí được trừ nếu có đầy đủ : hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng tính lương, có ký tá đầy đủ….. và quyết toán thuế TNCN cho người lao động đầy đủ

= > Những khoản chi phí lương, thưởng phải được ghi rõ trong các văn bản như: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

+++ Phần 02: Về thuế TNCN:

Căn cứ Tại khoản 1 Điều 25 hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN: “Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

1.Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi…

2.Căn cứ Khoản 3.a Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính về Khai quyết toán thuế như sau: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế mà phải tự đi quyết toán thuế TNCN. Nếu chỉ làm tại 01 nơi thì Doanh nghiệp đăng ký MST TNCN và cá nhân được ủy quyền cho Doanh nghiệp quyết toán thay

3.Căn cứ Điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh:

Trường hợp cá nhân trong năm có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng tại hai công ty trở lên thì được lựa chọn 1 công ty để đăng ký giảm trừ gia cảnh.

Tại công ty cá nhân có đăng ký giảm trừ gia cảnh thực hiện khấu trừ thuế TNCN (nếu có) theo biểu lũy tiến từng phần sau khi đã tính giảm trừ gia cảnh của cá nhân.

Trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng lao động trên ba tháng ở hai nơi thì người nộp thuế được phép giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một cơ quan chi trả thu nhập và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại cơ quan chi trả thu nhập khác.

4.Tại Điều 21, Khoản 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:
“a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”
 
"–Tại công ty cá nhân có đăng ký giảm trừ gia cảnh thực hiện khấu trừ thuế TNCN (nếu có) theo biểu lũy tiến từng phần sau khi đã tính giảm trừ gia cảnh của cá nhân."
Anh Xinh cho hỏi : Nếu a Xinh làm nhân viên ở công ty A, tại đây đã tham gia bảo hiểm và đăng ký giảm trừ gia cảnh. Đồng thời A Xinh cũng làm quản lý tại công ty B. Trong năm cả Cty A và Cty B chưa thực hiện khấu trừ thuếcủa A Xinh. Vậy thì chỉ có Cty A là phải khấu trừ thuế TNCN của A Xinh thôi à ( vì anh XInh đăng ký giảm trừ gia cảnh ở đó)???
Tôi chưa hiểu hết ý. Mong anh hướng dẫn thêm. Cảm ơn anh!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top