tiền gửi ngân hàng!

dinhhonghhn

(*_*)Giây phút(*_*)
Hội viên mới
Các you ơi cho mình hỏi! công ty mình từ năm 2006 đến nay kế toán không lấy sao kê sổ phụ ngân hàng về hoạch toán( cũng không làm sổ tiền gửi ngân hàng), nhưng hôm nay mình đã lên ngân hàng xin in lại toàn bộ các sao kê sổ phụ từ năm 2006 đến nay, hầu như hàng tháng đều phát sinh lãi, giờ mình phải làm như thế nào trong năm này đây. Phải điều chỉnh ra sao trong bảng cân đối tài khoản để đưa số dư vào. và nếu thêm bút toán đièu chỉnh là đinh khoản như thế nào cho cân đối. mình tính định khoản nợ 112 có 515 không biết có được không ? các you giúp mình với. híc híc.:sweatdrop:
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Các you ơi cho mình hỏi! công ty mình từ năm 2006 đến nay kế toán không lấy sao kê sổ phụ ngân hàng về hoạch toán( cũng không làm sổ tiền gửi ngân hàng), nhưng hôm nay mình đã lên ngân hàng xin in lại toàn bộ các sao kê sổ phụ từ năm 2006 đến nay, hầu như hàng tháng đều phát sinh lãi, giờ mình phải làm như thế nào trong năm này đây. Phải điều chỉnh ra sao trong bảng cân đối tài khoản để đưa số dư vào. và nếu thêm bút toán đièu chỉnh là đinh khoản như thế nào cho cân đối. mình tính định khoản nợ 112 có 515 không biết có được không ? các you giúp mình với. híc híc.:sweatdrop:
Cái này cũng hơi buồn, vì đến sổ tiền gửi ngân hàng cũng không làm thì bây giờ làm sao đây, em coi lại cho anh xem trong năm 2006, 2007 kế toán có hạch toán tiền gửi ngân hàng không nhé, trả lời câu hỏi của anh trên rồi cùng bàn tiếp:confuse1:
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Cái này cũng hơi buồn, vì đến sổ tiền gửi ngân hàng cũng không làm thì bây giờ làm sao đây, em coi lại cho anh xem trong năm 2006, 2007 kế toán có hạch toán tiền gửi ngân hàng không nhé, trả lời câu hỏi của anh trên rồi cùng bàn tiếp:confuse1:
Em xem lại giấy đăng ký TK ngân hàng mở năm 2004, nhưng xem báo cáo tài chính các năm đó cũng chẳng hoạch toán gì cả? trong khi công ty em lại giao dịch qua TK ngân hàng nhiều hơn trên tiền mặt, séc cũng đã sử dụng hết mấy cuốn rồi mà em chẳng hiểu ra làm sao nữa? Em về mới kiểm tra chứng từ hỏi sếp cũng không biết gì hết, kế toán làm sao thì làm nên.... sáng nay em mới lên ngân hàng xin mấy sao kê củ về hoạch toán cho từ tháng 01/01/2008 đến nay chẳng biết điều chỉnh thế nào?
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Em xem lại giấy đăng ký TK ngân hàng mở năm 2004, nhưng xem báo cáo tài chính các năm đó cũng chẳng hoạch toán gì cả? trong khi công ty em lại giao dịch qua TK ngân hàng nhiều hơn trên tiền mặt, séc cũng đã sử dụng hết mấy cuốn rồi mà em chẳng hiểu ra làm sao nữa? Em về mới kiểm tra chứng từ hỏi sếp cũng không biết gì hết, kế toán làm sao thì làm nên.... sáng nay em mới lên ngân hàng xin mấy sao kê củ về hoạch toán cho từ tháng 01/01/2008 đến nay chẳng biết điều chỉnh thế nào?
Bạn lại nghiệp vụ giao dịch ngân hàng hàng ngày của từng năm có khớp với các định khoản tương ứng của ngày đó cho giao dịch đó trong sổ sách hay không? Mà cũng chỉ xem để biết thôi chứ từ năm 2004 đến giờ, theo như trình bày của bạn thì trên bảng cân đối số phát sinh cty bạn không phát sinh tài khoản 112 thì giờ có điều chỉnh đưa vào thì đưa vào đâu??? Làm lại sổ từ đầu và nộp lại BCTC àh???

Thực tế thường thấy ở một số DN nhỏ thì việc thu chi tài khoản ngân hàng rất lung ta lung tung, có những nghiệp vụ phát sinh không dính dáng gì đến cty sếp cũng đưa vào hay việc doanh thu bán hàng quan ngân hàng thu nhiều nhưng xuất hóa đơn ít chẳng hạn,... Nên thông thường kế toán thường bỏ qua tài khoản ngân hàng (vì thực tế chẳng biết làm thế nào mà cũng chẳng dám tư vấn cho sếp biết mà nếu có đi nữa thì không phải sếp nào cũng chịu nghe đâu) và làm sổ sách thu chi ở cty bằng tiền mặt hết cho đơn giản. Vì thế, bây giờ bạn làm sổ sách đưa TK ngân hàng cũ vào cty cũng hơi bị khó đấy!
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Bạn lại nghiệp vụ giao dịch ngân hàng hàng ngày của từng năm có khớp với các định khoản tương ứng của ngày đó cho giao dịch đó trong sổ sách hay không? Mà cũng chỉ xem để biết thôi chứ từ năm 2004 đến giờ, theo như trình bày của bạn thì trên bảng cân đối số phát sinh cty bạn không phát sinh tài khoản 112 thì giờ có điều chỉnh đưa vào thì đưa vào đâu??? Làm lại sổ từ đầu và nộp lại BCTC àh???

Thực tế thường thấy ở một số DN nhỏ thì việc thu chi tài khoản ngân hàng rất lung ta lung tung, có những nghiệp vụ phát sinh không dính dáng gì đến cty sếp cũng đưa vào hay việc doanh thu bán hàng quan ngân hàng thu nhiều nhưng xuất hóa đơn ít chẳng hạn,... Nên thông thường kế toán thường bỏ qua tài khoản ngân hàng (vì thực tế chẳng biết làm thế nào mà cũng chẳng dám tư vấn cho sếp biết mà nếu có đi nữa thì không phải sếp nào cũng chịu nghe đâu) và làm sổ sách thu chi ở cty bằng tiền mặt hết cho đơn giản. Vì thế, bây giờ bạn làm sổ sách đưa TK ngân hàng cũ vào cty cũng hơi bị khó đấy!
vậy theo Let thì mình cứ nhắm mắt bỏ qua coi như không có tài khoản này sao? trong khi hợp đồng mua bán, tài khoản sử dụng bên thuế họ vẫn nắm số liệu mà. chỉ có điều là không nhắc nhở rhui chứ. Thiệt tình giờ không biết làm thế nào cho hợp lý! đau đầu thật đấy.
@Anh Rồng ui trả lời tiếp cho em với.
@[you] còn cao kiến nào giúp em với, thực tế mà khó xử thật.
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

vậy theo Let thì mình cứ nhắm mắt bỏ qua coi như không có tài khoản này sao? trong khi hợp đồng mua bán, tài khoản sử dụng bên thuế họ vẫn nắm số liệu mà. chỉ có điều là không nhắc nhở rhui chứ. Thiệt tình giờ không biết làm thế nào cho hợp lý! đau đầu thật đấy.
@Anh Rồng ui trả lời tiếp cho em với.
@[you] còn cao kiến nào giúp em với, thực tế mà khó xử thật.
Bây giờ vấn đề cũng hơi nan giải rồi đây, em áp dụng cách điều chỉnh hồi tố trong chuẩn mực kế toán 29 đoạn từ 23 tới 28 để điều chỉnh BCTC , mở sổ TK 112 và bắt đầu ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới tiền gửi ngân hàng :happy3:
23. Doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ trước vào báo cáo tài chính phát hành ngay sau thời điểm phát hiện ra sai sót bằng cách:

(a) Điều chỉnh lại số liệu so sánh nếu sai sót thuộc kỳ lấy số liệu so sánh; hoặc
(b) Điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ lấy số liệu so sánh, nếu sai sót thuộc kỳ trước kỳ lấy số liệu so sánh.

Giới hạn của điều chỉnh hồi tố

24. Sai sót của các kỳ trước được sửa chữa bằng cách điều chỉnh hồi tố, trừ khi không thể xác định được ảnh hưởng của sai sót đến từng kỳ hay ảnh hưởng lũy kế của sai sót.

25. Khi không thể xác định được ảnh hưởng của sai sót đến từng kỳ, doanh nghiệp phải điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ sớm nhất (có thể chính là kỳ hiện tại) mà doanh nghiệp xác định được ảnh hưởng của sai sót .

26. Khi không thể xác định được ảnh hưởng lũy kế của sai sót tính đến thời điểm đầu kỳ hiện tại, doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố số liệu so sánh để sửa chữa sai sót kể từ kỳ sớm nhất mà đơn vị xác định được ảnh hưởng này.

27. Việc sửa chữa sai sót của kỳ trước không được thực hiện bằng cách điều chỉnh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ phát hiện ra sai sót. Tất cả số liệu so sánh cần phải được điều chỉnh lại nếu có thể thực hiện được.
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Bây giờ vấn đề cũng hơi nan giải rồi đây, em áp dụng cách điều chỉnh hồi tố trong chuẩn mực kế toán 29 đoạn từ 23 tới 28 để điều chỉnh BCTC , mở sổ TK 112 và bắt đầu ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới tiền gửi ngân hàng :happy3:
Nếu em chỉ điều chỉnh trong năm nay thôi thì được không đưa vào nghiệp vụ phát sinh (từ ngày 01/01/2008)? coi như mình không biết trước kia ra sao và mở sổ tài khoản ngân hàng theo dõi cũng từ ngày 01/01/2008 luôn có sao không anh? chứ trước kia em biết lây đâu ra số liệu chính xác và ghi chép lại sổ hả anh?
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Bây giờ vấn đề cũng hơi nan giải rồi đây, em áp dụng cách điều chỉnh hồi tố trong chuẩn mực kế toán 29 đoạn từ 23 tới 28 để điều chỉnh BCTC , mở sổ TK 112 và bắt đầu ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới tiền gửi ngân hàng :happy3:

Cái này là kế toán đã bỏ hẳn TK 112 ra ngoài sổ sách và đưa số liệu vào TK 111 theo thực tế sổ sách và làm BCTC đúng với những gì hóa đơn đầu ra đầu vào thể hiện mà không có sai sót gì thì vẫn làm điều chỉnh hồi tố được luôn hả Rồng? Rồi xử lý sao với những khoản thu chi từ năm 2004 mà kế toán đã không thể hiện trên sổ sách??? Phải làm lại sổ sách tất tần tật àh??? Rồi làm lại cả BCTC các năm nữa??? Hay đây!
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Chuyện mấy năm trước đã sai ? sai cái TK 112, nó không khớp với sổ phụ, trong TK 112 trên bảng cân đối TK nhỏ hơn số tiền trên sổ phụ vốn có, kế toán trước không định khoản, trước đây không hạch toán vào T 515 thì làm cho lợi nhuận trước thuế giảm một số, thuế TNDN phải nộp cũng giảm .Bây giờ định khoản theo như anh ở trên làm cho TK 112 cân với sổ phụ, mở sổ theo dõi từ năm 2008 đi. Thuế mà xuống hỏi thì giải trình là do sai sót kế toán, có chăng nữa cũng nộp phạt một số tiền =số tiền trên tk 515 phát sinh thêm từ tháng 09/2007 đến này ( trước 09/2007 không nộp phạt) *0.05%
thân chào
Đọc bài của Van sì Let có mấy vấn đề sau cần làm rõ:

1. Số liệu trên sổ phụ không phải để để hạch toán vào TK 515 không đâu mà còn có các tài khoản liên quan khác như 111, 133, 333, 511, 62..., 64...,... nữa.

2. Nếu cứ cắm đầu cắm cổ nhìn vào sổ phụ mà cho điều chỉnh Nơ 112/ Có 515 hết thì... mấy cuốn séc, mấy cuốn lệnh chi của cty đã sử dụng hết vào mục đích gì??? Rồi tiền thu chi của DN qua TK ngân hàng đã đưa vào TK nào??? Không phải làm điều chỉnh gì cho nó à?

3. Mở sổ thiếu tài khoản, số liệu chứng từ ngân hàng và sổ sách không khớp <== gian lận <== Ấn định thuế

4. Năm 2008 chưa thể đưa số dư cuối kỳ của TK 112 năm 2007 vào làm số dư đầu kỳ 2008 được nếu chưa xác minh và làm rõ các dòng số liệu trong sổ phụ để đối chiếu với sổ sách.
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Cái này là kế toán đã bỏ hẳn TK 112 ra ngoài sổ sách và đưa số liệu vào TK 111 theo thực tế sổ sách và làm BCTC đúng với những gì hóa đơn đầu ra đầu vào thể hiện mà không có sai sót gì thì vẫn làm điều chỉnh hồi tố được luôn hả Rồng? Rồi xử lý sao với những khoản thu chi từ năm 2004 mà kế toán đã không thể hiện trên sổ sách??? Phải làm lại sổ sách tất tần tật àh??? Rồi làm lại cả BCTC các năm nữa??? Hay đây!
Điều chỉnh hồi tố trong trường hợp này nhằm đưa các khoản TM và TK ngân hàng, chắc chắn có sai sót vì liên quan tới TJK 515 và TK 635 phát sinh, do vậy BCTC là sai chứ không đúng, EM nói là phải làm lại hết sổ TM và sổ TGNH, việc điều chỉnh hồi tố nhằm điều chỉnh BCTC sai của nhiều kỳ kế toán. Làm lại và điều chỉnh lại mệt nhưng cũng phải làm :happy3: nếu muốn mình giỏi và sổ sách sạch đẹp :ibbanana:
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

uh, thì cứ lấy số dư của năm 2007 và bắt đầu mở sổ theo dõi 112 từ 2008 đi, vấn đề này nhức đầu đây:confuse1:
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Loại hình doanh nghiệp của bạn là: DNNN, Công ty TNHH, DNTN...? Vì đối với từng Cục thuế (hoặc Chi cục thuế) họ sẽ có các chế tài xử lý khác nhau.
Theo mình thì:
1. Công ty bạn bị thuế phạt là chắc rồi.
2. Bạn nên sửa:
- Phần lãi của năm 2006, 2007 ghi có TK711.
- Phần lãi của năm 2008 ghi có TK515.
:confuse1:
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Loại hình doanh nghiệp của bạn là: DNNN, Công ty TNHH, DNTN...? Vì đối với từng Cục thuế (hoặc Chi cục thuế) họ sẽ có các chế tài xử lý khác nhau.
Theo mình thì:
1. Công ty bạn bị thuế phạt là chắc rồi.
2. Bạn nên sửa:
- Phần lãi của năm 2006, 2007 ghi có TK711.
- Phần lãi của năm 2008 ghi có TK515.
:confuse1:
Bạn nói cty bị phạt là vì sao? mức phạt như thế nào nhỉ?:confuse1:
To dinhhonhhn; Em tham khảo tiếp đoạn 37 của chuẩn mực số 29 để điều chỉnh hồi tố nhé :
Trình bày sai sót của các kỳ trước

37. Khi thực hiện quy định tại đoạn 23, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau:

(a) Bản chất của sai sót thuộc các kỳ trước;

(b) Khoản điều chỉnh đối với mỗi kỳ trước trong báo cáo tài chính:
- Từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng;
- Chỉ số lãi trên cổ phiếu nếu doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực kế toán “Lãi trên cổ phiếu”;

(c) Giá trị điều chỉnh vào đầu kỳ của kỳ lấy số liệu so sánh được trình bày trên báo cáo tài chính;

(d) Nếu không thực hiện được điều chỉnh hồi tố đối với một kỳ cụ thể trong qúa khứ, cần trình bày lý do, mô tả cách thức và thời gian sửa chữa sai sót.

Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không phải trình bày lại những thông tin này./.
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Thật là khó rùi, từ năm 2004 đến này công ty đó chưa bị quyết toán lần nào sao? Mình nghĩ làm theo pác Rồng và Pác Van thui, nhưng nếu nhưng bạn nói việc sử dụng Séc và TT qua ngân hàng nhiều như thế thì sẽ ảnh hưởng đến TK 111, 331... nếu trả lãi và tiền vay thì lại còn ảnh hưởng đến 311, 635... . Rồi ngân hàng trả lãi tiền gửi 515 nữa. Nói bạn đừng buồn chứ mình thấy báo cáo của cty chẳng khác nào 1 đống đổ nát đagn chờ bạn đó. Hãy cố gắng lên nhé, nếu cần thiết thì hãy cung cấp đủ số liêẹ mọi người sẽ cùng bạn khắc phục được đến đâu hay đến đó.
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Các pác ơi em vừa tìm thấy cái biên bản kiểm tra chấp hành pháp luật thuế năm 2004, 2005 tại công ty vào ngày 08/05/2007. Nhưng không thấy nói gì đến tiền gửi ngân hàng cả, mọi sổ sách đều đã dược kiểm tra vậy mà cũng chẳng sao cả. chỉ tăng thêm tiền thuế phải nộp thôi. Vậy giờ em nên làm như thế nào đây? thật đâu đầu quá.
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Mình biết mình tư vấn như thế này sẽ phạm luật và bị xóa bài nhưng nếu bạn đọc được trước thì bạn có thể làm theo.

Bạn đã không theo dõi rồi thì bây giờ cũng không nên theo dõi nữa, để chữ "Kệ" to tướng lên chỗ đó.

Công việc của bạn bây giờ là chỉnh lại sổ sách của năm 2008 làm sao không cho nó liên quan tới tiền gửi ngân hàng.

Bên cạnh đó là bạn báo giám đốc xóa sổ cái tài khoản ngân hàng đó làm lại từ đầu.

Hy vọng bạn đọc được. Đây là cách bất đắc dĩ thôi nhưng tính khả thi của nó rất rất cao.
Vậy tất cả những giao dịch liên quan đến thanh toán qua ngân hàng thì sao gã sẹo, làm thế là trốn thuế nhé! Tất toán cái gì ở đây khi phát sinh các chi phí ngân hàng cũng như tiền lãi của ngân hàng?:confuse1: Nếu thuế xuống kiểm tra và DN có hoạt động XNK thanh toán qua ngân hàng trong các giao dịch thì sẽ bị phạt gì? Các khoản thuế GTGT đã đảm bảo đủ điều kiện thanh toán qua ngân hàng và dùng tiền từ TK ngân hàng đó để thanh toán nếu bây giờ xóa đi thì có bị truy thu và phạt vì đã hoàn thuế GTGT của nhà nước hay không :happy3:
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Bạn của mình cũng nằm trong trường hợp của bạn.Theo mình nghĩ,cực chẳng đã mới phải đụng đến cơ quan thuế nên bạn cứ coi như là dn ko hề có TK trên và lập lại 1 TK mới để theo dõi lại từ năm 2008 nếu bạn ko muốn gặp phải rắc rối.Các Chị kế toán trước đã cân đối sổ sách rồi thì bạn cứ để yên vậy.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Điều chỉnh hồi tố trong trường hợp này nhằm đưa các khoản TM và TK ngân hàng, chắc chắn có sai sót vì liên quan tới TJK 515 và TK 635 phát sinh, do vậy BCTC là sai chứ không đúng, EM nói là phải làm lại hết sổ TM và sổ TGNH, việc điều chỉnh hồi tố nhằm điều chỉnh BCTC sai của nhiều kỳ kế toán. Làm lại và điều chỉnh lại mệt nhưng cũng phải làm :happy3: nếu muốn mình giỏi và sổ sách sạch đẹp :ibbanana:

Em cứ mãi chú tâm vào TK 515 và 635 mà chẳng chú ý đến những vấn đề có liên quan khác. Giữa cái mớ lý thuyết sách vở học ở trường khác xa với thực tế làm việc lắm em àh. Vì thế không nên quá máy móc mà áp dụng vào trong trường hợp cụ thể này. Em bảo làm lại sổ cho nó đẹp và giỏi àh??? Có chắc là sổ làm lại đẹp hơn sổ cũ không? và có đủ giỏi để xử lý nó một cách thấu đáo không??? Hay là bơi móc lên lung tung để cơ quan thuế rờ vào và hậu quả sau đó DN nhận được là từ phạt đến phạt... để rồi cty phải phá sản vì cái mong muốn làm đẹp sổ của em. Có lẽ em chưa gặp những trường hợp như thế này. Cho nên, thiết nghĩ, các bạn khi tư vấn nên vận dụng thực tế một chút chứ đừng có lý thuyết hóa quá.

Trường hợp này chỉ có 2 hướng giải quyết: (bạn dinhhonghhn chịu khó đọc và hiểu nhé, nếu không hiểu thì... pm cho Let)
1. Khi ta làm quen một người, hãy nhìn và cái thực tại họ đang có chứ đừng có đào bới những cái quá khứ không mấy tốt đẹp đó của họ lên mà soi mói, mà miết nhóc. Con người ta ai cũng có lầm lỡ cả nhưng không phải lầm lỡ nào cũng có thể sữa chữa để vượt qua được, điều quan trọng là người ta đã biết cách sống khéo léo như thế nào để người đối diện nhìn vào chỉ thấy những mặt tốt của họ thôi. Và đấy cũng là cách sống của đại đa số nhiều người lựa chọn chứ không riêng gì đối với người mà bạn vừa mới quen biết ở trên. Cho nên, bây giờ, nếu bạn muốn và thật sự quan tâm đến người bạn đó và muốn người bạn đó sống tốt hơn thì bạn hãy giúp cho bạn đó làm lại từ đầu ngay từ bây giờ chứ đừng có quay về quá khứ của bạn đó mà bơi móc lên chỉ tổn "xấu người xấu ta" thôi.

2. Nếu bạn muốn cho bạn đấy phải rũ bỏ hết quá khứ để khoát lên mình một vẻ đẹp tâm hồn để trở thành một con người hoàn hảo thì bạn chịu khó âm thầm dẫn bạn đấy đến với bác sĩ chuyên khoa để làm cuộc đại phẩu thuật. Tất nhiên là bạn phải tốn khá nhiều tiền cho cuộc đại phẩu này rồi nhưng kết quả sau đó sẽ làm bạn hài lòng vì bạn đã có một cô bạn trong sáng, đẹp đẽ rồi phải không nào. Hi vọng, người thân của bạn sẽ ủng hộ bạn cho cuộc đại phẩu này.

Chúc bạn luôn làm tốt công việc của mình!
 
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Các you ơi cho mình hỏi! công ty mình từ năm 2006 đến nay kế toán không lấy sao kê sổ phụ ngân hàng về hoạch toán( cũng không làm sổ tiền gửi ngân hàng), nhưng hôm nay mình đã lên ngân hàng xin in lại toàn bộ các sao kê sổ phụ từ năm 2006 đến nay, hầu như hàng tháng đều phát sinh lãi, giờ mình phải làm như thế nào trong năm này đây. Phải điều chỉnh ra sao trong bảng cân đối tài khoản để đưa số dư vào. và nếu thêm bút toán đièu chỉnh là đinh khoản như thế nào cho cân đối. mình tính định khoản nợ 112 có 515 không biết có được không ? các you giúp mình với. híc híc.:sweatdrop:

Làm : Bản giải trình và Biên bản điều chỉnh có chữ ký của KTT và giám đốc.Để sau này khi cơ qian chức năng đến kiểm tra còn có có chứng cớ để giải thích.
Về BT điều chỉnh
Nếu SD TK 112 sổ kt < sổ phụ ngân hàng (ko HT lãi TGNH thì chắc chắn nhỏ hơn)
N 112 : SD ở SPNH - SD sổ kt
C 3334 :Tăng số thuế phải nộp
C 421 (LNST)
TK 515 chỉ có TC trung gian kết chuyển về 911 => 421 thôi
Cũng có thể điều chỉnh tuần tự
N 112
C 515

N 515
C 911

N 911
C 3334
C 421(LNST)

Rồi sau đó lên thuế họ HD nộp bổ sung
Ý kiến chủ quan của KH là vậy ko biết có đúng ko, mọi ng cho ý kiến nhé
 
Sửa lần cuối:
Ðề: tiền gửi ngân hàng!

Mình đồng ý ý kiến với bạn kimhoang1977 về phương pháp lập chứng từ gốc vag hạch toán mà bạn đã đưa ra, sau đó liên hệ với người phụ trách thuế của công ty để họ hướng dẫn cách thức nộp bổ sung thuế TNDN trước khi quyết toán thuế là hay nhất.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top