Thuế TNDN hoãn lại

Hoahuongduong89

New Member
Hội viên mới
Chào các bạn,

Chắc mọi người đã xong quyết toán thuế. Đây là mùa đầu tiên mình tham gia, đau đầu thiệt. Thật ra có nhiều chỗ mình chưa thật sự hiểu lắm. Bạn nào kinh nghiệm thảo luận chỉ cho mình với nhé.

Bên mình sản xuất kinh doanh chính thuế 15%, không thuộc sản xuất thì 22%.

Khi tính thuế TNDN hoãn lại, chủ yếu làm việc với số đầu kỳ và cuối kỳ của 159, 335 và 'lãi lỗ do đánh giá lại tỷ giá'. Tài khoản sử dụng để định khoản là 8212 và 243 (không dùng 347).

- Về 159 (dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì mình đã thông suốt;

- Về 335 (chi phí phải trả) thì các khoản liên quan đến sản xuất hoặc quảng cáo mình không thắc mắc gì, nhưng có 2 tiểu khoản liên quan đến "335- thưởng cho nhân viên" và "335- trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên" mình còn băn khoăn; tiểu khoản "thưởng cho nhân viên" không được xem xét để tính chênh lệch, còn "phải trả trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên" thì có tính chênh lệch giữa thuế và kế toán. Mình chưa hiểu sao có sự khác biệt giữa 2 khoản này.

- Về lãi lỗ từ đánh giá tỷ giá: khi tính chênh lệch tạm thời mình chỉ đưa số lãi/lỗ đánh giá lại từ tài khoản "Tiền- tương đương tiền", "khoản phải thu" vào để tính. Số chênh lệch tạm thời này được đưa vào danh sách lãi lỗ từ hoạt động kinh doanh và tính thuế 15%.
Riêng số lãi/lỗ đánh giá lại từ "khoản phải trả" và "khoản vay ngân hàng" thì không đưa vào để tính chênh lệch tạm thời. Thay vào đó mình đưa thẳng sang báo cáo kết quả kinh doanh, ở phần doanh thu và chi phí khác, thuế suất 22%.

Bạn nào làm ở trường hợp tương tự chia sẻ cho mình với nhé. Cám ơn nhé!
 
Chào các bạn,

Chắc mọi người đã xong quyết toán thuế. Đây là mùa đầu tiên mình tham gia, đau đầu thiệt. Thật ra có nhiều chỗ mình chưa thật sự hiểu lắm. Bạn nào kinh nghiệm thảo luận chỉ cho mình với nhé.

Bên mình sản xuất kinh doanh chính thuế 15%, không thuộc sản xuất thì 22%.

Khi tính thuế TNDN hoãn lại, chủ yếu làm việc với số đầu kỳ và cuối kỳ của 159, 335 và 'lãi lỗ do đánh giá lại tỷ giá'. Tài khoản sử dụng để định khoản là 8212 và 243 (không dùng 347).

- Về 159 (dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì mình đã thông suốt;

- Về 335 (chi phí phải trả) thì các khoản liên quan đến sản xuất hoặc quảng cáo mình không thắc mắc gì, nhưng có 2 tiểu khoản liên quan đến "335- thưởng cho nhân viên" và "335- trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên" mình còn băn khoăn; tiểu khoản "thưởng cho nhân viên" không được xem xét để tính chênh lệch, còn "phải trả trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên" thì có tính chênh lệch giữa thuế và kế toán. Mình chưa hiểu sao có sự khác biệt giữa 2 khoản này.

- Về lãi lỗ từ đánh giá tỷ giá: bên mình giữ JPY nhiều nên lỗ do chênh lệch năm rồi khá lớn. Tuy nhiên, khi tính chênh lệch tạm thời Sếp mình chỉ đưa số lãi/lỗ đánh giá lại từ tài khoản "Tiền- tương đương tiền", "khoản phải thu" vào để tính. Số chênh lệch tạm thời này được đưa vào danh sách lãi lỗ từ hoạt động kinh doanh và tính thuế 15%.
Riêng số lãi/lỗ đánh giá lại từ "khoản phải trả" và "khoản vay ngân hàng" thì không đưa vào để tính chênh lệch tạm thời. Thay vào đó bên mình đưa thẳng sang báo cáo kết quả kinh doanh, ở phần doanh thu và chi phí khác, thuế suất 22%.

Bạn nào làm ở trường hợp tương tự chia sẻ cho mình với nhé. Cám ơn nhé!

Trích trước tiền thưởng cho nhân viên: Tiền thưởng của bạn theo cách thức nào? Có được quy định cụ thể trong Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính của công ty không? Nếu có thì sẽ được ghi nhận là chi phí tính thuế khi thực chi và phát sinh chênh lệch.

Khoản trợ cấp thất nghiệp (mất việc làm cho nhân viên) có đúng quy định không? (Điều 48, 49 Bộ luật lao động 2012). Nếu theo đúng quy định thì sẽ được tính là chi phí được trừ khi thực chi và phát sinh chênh lệch tạm thời.

Lỗ tỷ giá do đánh giá lại nợ phải trả được tính vào chi phí tính thuế (2.22 Điều 6, Thông tư 78), đánh giá lại các khoản mục tiền tệ khác không được tính vào chi phí tính thuế. Lãi tỷ giá và lỗ tỷ giá các khoản mục không phải là nợ phải trả là chênh lệch tạm thời vì nó được tính là thu nhập tính thuế khi thực chi.

Việc đưa các khoản lãi/lỗ tỷ giá được trừ hay không được trừ vào thu nhập chịu thuế hiện hành cần có sự nhất quán. Cách đưa các chỉ tiêu của công ty bạn nhằm mục đích tối thiểu hóa số thuế phải nộp nhưng không nhất quán giữa các khoản mục. Thông thường các khoản mục tiền, nợ phải thu khi đánh giá lại sẽ phát sinh lãi tỷ giá nên bạn cứ đưa sang phần hoạt động khác sẽ điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế theo thuế suất 22%, từ đó tối ưu hóa được số thuế phải nộp (thực ra chỉ là trì hoãn số thuế phải nộp thôi).
 
Trích trước tiền thưởng cho nhân viên: Tiền thưởng của bạn theo cách thức nào? Có được quy định cụ thể trong Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính của công ty không? Nếu có thì sẽ được ghi nhận là chi phí tính thuế khi thực chi và phát sinh chênh lệch.

Khoản trợ cấp thất nghiệp (mất việc làm cho nhân viên) có đúng quy định không? (Điều 48, 49 Bộ luật lao động 2012). Nếu theo đúng quy định thì sẽ được tính là chi phí được trừ khi thực chi và phát sinh chênh lệch tạm thời.

Lỗ tỷ giá do đánh giá lại nợ phải trả được tính vào chi phí tính thuế (2.22 Điều 6, Thông tư 78-), đánh giá lại các khoản mục tiền tệ khác không được tính vào chi phí tính thuế. Lãi tỷ giá và lỗ tỷ giá các khoản mục không phải là nợ phải trả là chênh lệch tạm thời vì nó được tính là thu nhập tính thuế khi thực chi.

Việc đưa các khoản lãi/lỗ tỷ giá được trừ hay không được trừ vào thu nhập chịu thuế hiện hành cần có sự nhất quán. Cách đưa các chỉ tiêu của công ty bạn nhằm mục đích tối thiểu hóa số thuế phải nộp nhưng không nhất quán giữa các khoản mục. Thông thường các khoản mục tiền, nợ phải thu khi đánh giá lại sẽ phát sinh lãi tỷ giá nên bạn cứ đưa sang phần hoạt động khác sẽ điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế theo thuế suất 22%, từ đó tối ưu hóa được số thuế phải nộp (thực ra chỉ là trì hoãn số thuế phải nộp thôi).

Cám ơn bạn, nhờ gợi ý của bạn mình có tìm hiểu thêm, vậy mình xử lý thế này bạn thấy có hợp lý không nhé:

- Về "335- trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên" là khoản bên mình trích trước chi phí cho trợ cấp thôi việc (phần chưa đóng bảo hiểm thất nghiệp) theo điều 48 Luật lao động, vậy là kế toán mình tính chi phí rồi, thuế phải đợi thực chi mới công nhận chi phí => chênh lệch tạm thời.

- Về "335- thưởng cho nhân viên" là lương tháng 13, mình thưởng mỗi năm 2 đợt, nên khoản lương tháng 13 này được coi là khoản thưởng 6 tháng cuối năm, mình đã trích dần chi phí cho 6 tháng cuối năm rồi. Nếu mình căn cứ theo TT151 thì đây là khoản chi trực tiếp cho nhân viên, chi vào tháng 2 năm sau (trước thời điểm quyết toán thuế), thì thuế coi đây là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Vậy thuế và kế toán ghi nhận chi phí giống nhau => không phát sinh chênh lệch tạm thời.

Tạm thời mình hiểu được đến đó, có gì sai sót góp ý cho mình nhé. Phần chênh lệch tỷ giá mình phải nghiên cứu thêm :) Cám ơn nhé!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top