Ðề: thuế TNDN hoãn lại
Mình gửi bạn ví dụ này cho rõ nhé.
Ví dụ 1: Xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khấu hao TSCĐ
Năm 2005, Công ty Thăng Long mua hai TSCĐ:
- TSCĐ A có giá mua là 12.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm (hết năm 2007), theo thuế là 6 năm (hết năm 2010); TSCĐ B có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 2 năm (hết năm 2006), theo thuế là 4 năm (hết năm 2008).
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Giả sử công ty chỉ có tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến TSCĐ A và B.
Việc xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại được thực hiện như sau:
- Năm 2005,2006:
Tính chênh lệch:
+ TSCD A
- Kế toán: : 12.000.000/3 = 4.000.000
- Thuế: 12.000.000/6 = 2.000.000
- Chênh lệch A: 2.000.000
+ TSCD B:
- Kế toán: : 10.000.000/2 = 5.000.000
- Thuế: 10.000.000/4 = 2.500.000
- - Chênh lệch A: 2.500.000
Tổng chênh lệch mỗi năm: 4.500.000
Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại mỗi năm là (4.500.000x25%) = 1.125.000đ . Kế toán ghi:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại : 1.125.000đ đ
Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 1.125.000đ đ.
- Năm 2007: theo kế toán, SP A tiếp tục khấu hao, nhưng sp B đã hết khấu hao, thuế vẫn còn.
+ Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh tăng liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ
+ Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ B là 2.500.000 đ
Kết quả, năm 2007, chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 500.000 đ. Công ty Thăng Long phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại là (500.000 * 25%) = 125.000 đ Kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 125.000 đ
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 125.000 đ.
- Năm 2008: theo kế toán thì sp A và B đều đã hết thời hạn khấu hao, thuế vẫn còn.
+ Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ
+ Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ B là 2.500.000 đ
Kết quả, năm 2008, chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 4.500.000 đ. Công ty Thăng Long phải hoàn nhập Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại là 4.500.000 * 25% = 1.125.000 đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.125.000 đ
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 1.125.000 đ.
- Năm 2009 và 2010 : kế toán hết khấu hao, thuế: SP A còn, B hết.
Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm liên quan đến TSCĐ A trong mỗi năm là 2.000.000 đ, tương ứng, công ty Thăng Long phải hoàn nhập Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 2.000.000 * 25% = 500.000 đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 500.000 đ
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 500.000 đ.
Năm TK 243 TK 8212
Nợ Có Nợ Có
2005 1,125,000 1,125,000
2006 1,125,000 1,125,000
2007 125,000 125,000
2008 1,125,000 1,125,000
2009 500,000 500,000
2010 500,000 500,000
Tổng cộng 2,250,000 2,250,000 2,250,000 2,250,000
Ví dụ 2: Xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến khấu hao TSCĐ
Năm 2006, Công ty Thăng Long mua hai TSCĐ:
- TSCĐ C có giá mua là 24.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 6 năm( hết năm 2011), theo thuế là 3 năm (hết năm 2008); TSCĐ D có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 4 năm (hết năm 2009), theo thuế là 2 năm (hết năm 2007).
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Giả sử công ty chỉ có thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến TSCĐ C và D.
Việc xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả được thực hiện như sau:
- Trong 2 năm 2006 và 2007:
Tính chênh lệch:
+ TSCD C
- Kế toán: : 24.000.000/6 = 4.000.000
- Thuế: 24.000.000/3 = 8.000.000
- Chênh lệch A: -4.000.000
+ TSCD D:
- Kế toán: : 10.000.000/4 = 2.500.000
- Thuế: 10.000.000/2 = 5.000.000
- - Chênh lệch A: -2.500.000
Tổng chênh lệch mỗi năm: -6.500.000
Ghi nhận Thuế thu nhập hoãn lại phải trả mỗi năm là 1.625.000đ (6.500.000 x 25%). Kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.625.000đ
Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: 1.625.000đ
- Năm 2008: Kế toán còn khấu hao, thuế: C còn, D hết.
+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh tăng liên quan đến TSCĐ C là 4.000.000 đ;
+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ E là 2.500.000 đ;
Kết quả, năm 2008, chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan tới TSCĐ C và TSCĐ D tăng 4.000.000 – 2.500.000 = 1.500.000 đ. Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.500.000 * 25% = 375.000 Kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 375.000 đ
Có TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 375.000 đ
- Năm 2009: kế toán: C còn, D hết, Thuế: C hết, D hết.
+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ C là 4.000.000đ.
+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ E là 2.500.000đ.
Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại là 6.500.000 * 25% = 1.625.000 Kế toán ghi
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 1.625.000 đ
Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.625.000 đ.
- Năm 2010 và 2011: kế toán: C còn, D hết, Thuế: C hết, D hết.
Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại là 4.000.000 * 25% = 1.000.000 Kế toán ghi:
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 1.000.000
Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.000.000