thuế TNCN có được đưa vào chi phí hợp lý ?

Ðề: thuế TNCN có được đưa vào chi phí hợp lý ?

Luật thuế TNCN là luật điều chỉnh cho khoản thu nhập của cá nhân.
Tuy nhiên ở đây ta đang đứng ở góc độ là người chi trả thu nhập, là doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thì đây là 1 khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả cho người lao động.
Theo mình, nó thuộc khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được thì hợp lý hơn. Và khoản thu nhập này được coi là chi phí hợp lý của doanh nghiệp theo luật thuế TNDN.

- Câu màu đỏ hoàn toàn chính xác.

- Ở đây chúng ta phải dùng từ ngữ cho chính xác, bạn cũng thừa biết sai 1 ly đi dặm đấy. Trường hợp này cứ áp dụng thông tư 130/2008 cho nhanh, không cần phải luận thêm

không được tính vào chi phí hợp lý nói:
2.31. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân.
 
Ðề: thuế TNCN có được đưa vào chi phí hợp lý ?

Luật thuế TNCN là luật điều chỉnh cho khoản thu nhập của cá nhân.
Tuy nhiên ở đây ta đang đứng ở góc độ là người chi trả thu nhập, là doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thì đây là 1 khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả cho người lao động.
Theo mình, nó thuộc khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được thì hợp lý hơn. Và khoản thu nhập này được coi là chi phí hợp lý của doanh nghiệp theo luật thuế TNDN.

Có lẽ ví dụ của mình đưa ra sẽ làm cho vần đề rắc rối hơn và đi xa đề tài đang bàn luận nên cho mình bỏ qua cái ví dụ ở trên nha:hi::hi:

Tóm lại là thế nào nhỉ! Cái này sao lại là "theo mình" theo thì theo Luật hay theo cái nào đó hướng dẫn chứ lị.

Thấy các bác nói em cũng xin nói leo thế này:

NET và GROSS tạm thời gọi là Thu nhập sau thuế và Thu nhập trước thuế cho nó Việt tí nhé.

Thu nhập trước thuế hay thu nhập sau thuế đều phải nộp thuế TNCN nếu đến mức phải đóng thuế. Trường hợp người lao động ký hợp đồng với người sử dụng lao động (DN) trong đó thoả thuận nhận thu nhập không bao gồm thuế TNCN nhưng DN có nhiệm vụ phải tính, kê khai và nộp thuế thay cho người lao động, khoản thuế này thực chất là khoản tiền lương của người lao động.

Ví dụ:

Ông A là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả theo hình thức chủ lao động (Công ty) chịu trách nhiệm nộp thuế thay, tiền lương thực lĩnh của ông A là 19 triệu VNĐ/tháng. Ông A có nuôi 2 người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.

Việc quy đổi thành thu nhập trước thuế và xác định số thuế được tính như sau:

- Thu nhập NET để quy đổi (không bao gồm gia cảnh) = 19 triệu - 7,2 triệu = 11,8 triệu.

- Thu nhập tính thuế (trước thuế) sau khi quy đổi tính theo công thức (không bao gồm gia cảnh) = (11,8 triệu - 0,75 triệu)/0,85 = 13 triệu đồng.

- Thuế TNCN phải nộp = {5 triệu x 5%} + {(10 triệu - 5 triệu) x 10%} + {(13 triệu - 10 triệu) x 15%} = 1.200.000 đồng.

Như vậy, tổng thu nhập chịu thuế của ông A (đã bao gồm thuế TNCN) mà Công ty phải trả tính trong chi phí tiền lương của ông A là 20,2 triệu đồng (bao gồm 1,2 triệu đồng tiền thuế TNCN và 19 triệu đồng tiền lương ông A thực nhận).

Đến đây chắc mọi người phân biệt chổ nào là lương chổ nào là thuế rồi, lương là lương phải trả cho ai, nhưng thuế là thuế của ai.
 
Ðề: thuế TNCN có được đưa vào chi phí hợp lý ?

Em cũng đồng ý với Voi Còi. Cái đó bản chất cũng là lương thôi. Có quy định trong hợp đồng hẳn hoi. Hồi trước đến giờ em vẫn làm thế. Có điều chưa có thuế vào kiểm tra nên chẳng biết thế nào. Còn kiểm toán thì vẫn kiểm đều đều mà có ý kiến gì đâu. Nếu loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế thì rõ ràng là thiệt thòi cho doanh nghiệp. Nếu thế chẳng doanh nghiệp nào đi ký hợp đồng lương NET vì như thế số tiền trên doanh nghiệp vẫn phải trả mà lại không được tính là chi phí hợp lý. Như công ty em tiền thuế nhiều lắm
nếu loại ra thì ...
 
Ðề: thuế TNCN có được đưa vào chi phí hợp lý ?

Em cũng đồng ý với Voi Còi. Cái đó bản chất cũng là lương thôi. Có quy định trong hợp đồng hẳn hoi. Hồi trước đến giờ em vẫn làm thế. Có điều chưa có thuế vào kiểm tra nên chẳng biết thế nào. Còn kiểm toán thì vẫn kiểm đều đều mà có ý kiến gì đâu. Nếu loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế thì rõ ràng là thiệt thòi cho doanh nghiệp. Nếu thế chẳng doanh nghiệp nào đi ký hợp đồng lương NET vì như thế số tiền trên doanh nghiệp vẫn phải trả mà lại không được tính là chi phí hợp lý. Như công ty em tiền thuế nhiều lắm
nếu loại ra thì ...

nhưng từ trước tới giờ có ai đk
N621/C3335 đâu. toàn qua 334 rồi mới đưa qua 3335 mà.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top