Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

hs761311

Member
Hội viên mới
Em mới tham gia diễn đàn,em không hiểu phần THuế doanh nghiệp hoãn lại là thế nào,mà tại sao lại so sánh số thuế TNDN hoãn lại phải trả với số được hoàn nhập là sao nữa?????:banghead:Các bác biểu cho em mới.
 
Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

em không hiểu phần THuế doanh nghiệp hoãn lại là thế nào,mà tại sao lại so sánh số thuế TNDN hoãn lại phải trả với số được hoàn nhập là sao nữa?????
em có thể nói rõ hơn ko?:confuse1:
 
Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

em không hiểu phần THuế doanh nghiệp hoãn lại là thế nào,mà tại sao lại so sánh số thuế TNDN hoãn lại phải trả với số được hoàn nhập là sao nữa?????
em có thể nói rõ hơn ko?:confuse1:

Kid đâu rùi, vô trả lời 8211 và 8212 cho các bạn kìa???:chemdau:
 
Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Kid đâu rùi, vô trả lời 8211 và 8212 cho các bạn kìa???:chemdau:

Hỏi kiểu này thì em cũng chào thua !!! :cray:
* hs761311 chịu khó đọc lại VAS 17 - Chuẩn mực về thuế TNDN và TT hướng dẫn của BTC(trong TT này có nhiều VD khá cụ thể - bạn có thể download trong thư viện), đọc xong có chỗ nào chưa hiểu bạn hỏi chi tiết hơn nhé chứ ko lẽ mọi người tư vấn cho bạn cả một cái TT & CM ah :confuse1:
 
Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Em mới tham gia diễn đàn,em không hiểu phần THuế doanh nghiệp hoãn lại là thế nào,mà tại sao lại so sánh số thuế TNDN hoãn lại phải trả với số được hoàn nhập là sao nữa?????:banghead:Các bác biểu cho em mới.

Tớ có đi tập huấn về QĐ 15 trong đó Giảng viên xoáy rất sâu về Thuế TN hoãn lại & HH kho bảo thuế (Mới), Phần này rất khó & rắc rối muốn xác định cho đúng phải cần tới 3, 4 loại bảng biểu đối chiếu khi Qtoán thuế TNDN, rồi mới lấy ra phần ch.lệch để có con số hạch toán, nhưng do ko làm tới nên đến giờ cũng mù mờ. Nói chung là các DN ít đụng đến mấy trường hợp này.

Có bạn nào đã làm về phần này hãy Pots lên mấy cái bảng biểu & cách tính về thuế TN hoãn lại cho mọi người cùng tham khảo.
 
Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Em mới tham gia diễn đàn,em không hiểu phần THuế doanh nghiệp hoãn lại là thế nào,mà tại sao lại so sánh số thuế TNDN hoãn lại phải trả với số được hoàn nhập là sao nữa?????:banghead:Các bác biểu cho em mới.

TT vừa đọc xong bài nì thấy có một vài ý về câu hỏi mà bạn hỏi nên post lên cho bạn tham khảo nè ^_^

Ứng xử như thế nào đối với các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh?

Vấn đề đặt ra là khi phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời, các doanh nghiệp ghi nhận chúng như thế nào trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo phản ánh một cách trung thực và hợp lý nhất tình hình tài chính của mình. Trước khi ban hành VAS 17, các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời, khi phát sinh, được ghi nhận giảm/tăng lợi nhuận chưa phân phối và ghi tăng/giảm thuế thu nhập phải nộp một cách tương ứng. Như vậy, trong kỳ kế toán các chênh lệch tạm thời được đánh đồng với các chênh lệch vĩnh viễn, điều này chưa phản ánh đúng bản chất của các khoản chênh lệch và làm sai lệch tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

VAS 17 đưa ra cách thức xử lý đối với các khoản chênh lệch tạm thời. Các khoản chênh lệch tạm thời này sẽ tạo ra các khoản chênh lệch về thuế thu nhập phải nộp/phải thu trong các kỳ tương lai. Từ đó tạo ra hai khái niệm: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Hai khái niệm này là hai khoản mục được trình bày như là một khoản mục tài sản và công nợ trên bảng cân đối kế toán.

Để hiểu tại sao các chênh lệch tạm thời lại tạo ra tài sản và công nợ ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, chúng ta cần vận dụng Chuẩn mực kế toán Chung - VAS 01 để giải thích.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Deferred Tax Asset)
Chuẩn mực kế toán Chung - VAS 01 có định nghĩa “Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai”. Một số khoản chênh lệch tạm thời phát sinh sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp thêm một khoản thuế thu nhập trong năm hiện hành so với số liệu kế toán ghi nhận theo các chuẩn mực và chế độ kế toán. Ví dụ: Chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp khiến cho chi phí khấu hao cao hơn so với mức khấu hao quy định bởi chính sách thuế (Quyết định 206), dẫn tới theo cơ quan thuế, thuế thu nhập phải nộp của doanh nghiệp năm hiện hành sẽ cao hơn so với số liệu kế toán. Tuy nhiên, những chênh lệch tạm thời dạng này sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp ít thuế thu nhập hơn trong những kỳ tương lai so với số liệu kế toán. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu được một lợi ích trong tương lai từ việc nộp một khoản thuế nhiều hơn trong năm hiện hành do các khoản chênh lệch tạm thời tạo ra. Như vậy, khoản thuế đã nộp nhiều hơn này, theo VAS 01, thoả mãn điều kiện ghi nhận như một khoản mục tài sản trên bảng cân đối kế toán.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Deferred Tax Liability)

Tương tự như vậy, một số khoản chênh lệch tạm thời phát sinh sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp một khoản thuế thu nhập ít hơn so với số liệu kế toán trong năm hiện hành. Khoản thuế thu nhập chưa phải nộp này sẽ phải trả trong các kỳ tương lai. Như vậy nó thoả mãn điều kiện ghi nhận như là một khoản công nợ trên bảng cân đối kế toán theo định nghĩa công nợ tại VAS 01.

Tại Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, Bộ Tài chính đã ban hành tài khoản 243 và tài khoản 347 để hạch toán Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Thuế thu nhập hoãn lại phải trả tương ứng. Trong Thông tư này, Bộ Tài chính cũng đồng thời bổ sung thêm tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, với 02 tài khoản cấp hai:
- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Current Tax)Theo VAS 17, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Deferred Tax)
Chi phí Thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp/thu trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại được tính bằng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại bù trừ với Công nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Chi phí/thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax Expense)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.

Sau đây là sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006:

http://www.kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=270
Đây là sơ đồ tóm tắt đóa hs76...nhưng TT hok post lên được :sweatdrop:, bạn vào đây xem sơ đồ nhá ^_^
 
Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Ví dụ 1: Xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khấu hao TSCĐ
Năm 2005, Công ty Thăng Long mua hai TSCĐ:
- TSCĐ A có giá mua là 12.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo thuế là 6 năm; TSCĐ B có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 2 năm, theo thuế là 4 năm.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. Giả sử công ty chỉ có tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến TSCĐ A và B.
Việc xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại được thực hiện như sau:

- Trong 2 năm 2005 và 2006, Công ty Thăng Long phải xác định khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong từng năm là 4.500.000 đ tương ứng với việc ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại mỗi năm là 1.260.000đ (4.500.000x28%). Kế toán ghi:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại : 1.260.000 đ
Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 1.260.000 đ.

- Năm 2007, Công ty Thăng Long phải xác định:
+ Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh tăng liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ
+ Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ B là 2.500.000 đ
Kết quả, năm 2007, chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 500.000 đ. Công ty Thăng Long phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại là 140.000 đ Kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 140.000 đ
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 140.000 đ.

- Năm 2008, Công ty Thăng Long xác định:
+ Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ
+ Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ B là 2.500.000 đ
Kết quả, năm 2008, chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 4.500.000 đ. Công ty Thăng Long phải hoàn nhập Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.260.000 đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.260.000 đ
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 1.260.000 đ.

- Năm 2009 và 2010, Công ty Thăng Long xác định:
Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm liên quan đến TSCĐ A trong mỗi năm là 2.000.000 đ, tương ứng, công ty Thăng Long phải hoàn nhập Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 560.000 đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 560.000 đ
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 560.000 đ.

Ví dụ 2: Xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến khấu hao TSCĐ
Năm 2006, Công ty Thăng Long mua hai TSCĐ:
- TSCĐ C có giá mua là 24.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 6 năm, theo thuế là 3 năm; TSCĐ E có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 4 năm, theo thuế là 2 năm.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. Giả sử công ty chỉ có thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến TSCĐ C và E.

Việc xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả được thực hiện như sau:

- Trong 2 năm 2006 và 2007, Công ty Thăng Long phải xác định khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong từng năm là 6.500.000đ tương ứng với việc ghi nhận Chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận Thuế thu nhập hoãn lại phải trả mỗi năm là 1.820.000đ (6.500.000 x 28%). Kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.820.000 đ
Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: 1.820.000 đ

- Năm 2008, Công ty Thăng Long phải xác định:
+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh tăng liên quan đến TSCĐ C là 4.000.000 đ;
+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ E là 2.500.000 đ;
Kết quả, năm 2008, chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan tới TSCĐ C và TSCĐ E tăng 1.500.000 đ. Công ty Thăng Long phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại là 420.000 đ(1.500.000 x 28%) Kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 420.000 đ
Có TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 420.000 đ

- Năm 2009, Công ty Thăng Long xác định:
+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ C là 4.000.000đ.
+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ E là 2.500.000đ.
Kết quả, năm 2009, chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan tới TSCĐ C và TSCĐ E giảm (hoàn nhập) 6.500.000đ Công ty Thăng Long phải hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.820.000đ (6.500.000 x 28%). Kế toán ghi
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 1.820.000 đ
Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.820.000 đ.

- Năm 2010 và 2011, Công ty Thăng Long xác định:
Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ C trong mỗi năm là 4.000.000 đ, tương ứng, công ty Thăng Long phải hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.120.000 đ (4.000.000 x 28%). Kế toán ghi:
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 1.120.000
Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.120.000

Hai VD này em đọc trong thông tư 20/2006/TT-BTC, nhưng em không hiểu "thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo thuế là 6 năm" là sao? Với lại cho em hỏi khi nào thì mình dùng các trường hợp này.

Em đang học năm 2 nên không biết nhiều..anh chị giúp em với nha.Thanks!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

cái này chỉ là những ước tính kế toán thui.kế toán ước tình taì sản naỳ chỉ dùng được trong 3 năm,nhưng thuế thì cho rằng taì sản naỳ dùng được 6 năm
 
Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

cái này chỉ là những ước tính kế toán thui.kế toán ước tình taì sản naỳ chỉ dùng được trong 3 năm,nhưng thuế thì cho rằng taì sản naỳ dùng được 6 năm

Không phải chỉ là ước tính thôi đâu bạn.
Ở đây nó là 1 khỏan ước tính thật sự, và chỉ có thể là ước tính mà thôi, bởi vì thật sự nó chưa xảy ra hoàn toàn.
Chỉ đến khi nào tài sản đó được sử dụng xong và thanh lý thì mới có thể nói chắc chắn thời gian sử dụng của nó chính xác là bao nhiêu năm.

Ở đây, kế toán - hay nói đúng hơn là: doanh nghiệp - dự kiến thời gian sử dụng là 3 năm (theo đặc điểm tình hình riêng của DN mình), nhưng theo quy định hiện hành của Nhà nước về mức khấu hao dùng để tính thuế TNDN của loại tài sản ấy là 6 năm.

Như vậy kế toán sẽ trích khấu hao và tính vào giá thành sản phẩm theo mức 3 năm.
Nhưng khi tính thuế TNDN phải nộp thì phải tính theo mức 6 năm.
Phần chênh lệch đó sẽ chừa lại để dành tính tiếp vào các năm sau (hoãn lại).
 
Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Em mới tham gia diễn đàn,em không hiểu phần THuế doanh nghiệp hoãn lại là thế nào,mà tại sao lại so sánh số thuế TNDN hoãn lại phải trả với số được hoàn nhập là sao nữa?????:banghead:Các bác biểu cho em mới.

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành.

Thuế TN hoãn lại phải trả =Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành

+ Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Cuối năm tài chính, căn cứ vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” và các khoản do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước kế toán lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”

+Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại”

- So sánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm.

+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Phần chênh lệch
Có TK 347 – Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả : Phần chênh lệch

+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Phần chênh lệch
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch
 
các anh chị cho em hỏi về phần thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên BCTC hợp nhất ạ
theo thông tư 20/2006
3) Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và các khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát ở nước ngoài trên báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần hoặc có chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

3.1 - Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất
í dụ xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ khoản đầu tư vào công ty liên kết ở nước ngoài trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Giả sử: Trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2005, doanh nghiệp A là một công ty mẹ ghi nhận thu nhập từ công ty liên kết B ở nước ngoài (Trong trường hợp nước sở tại chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam) theo phương pháp vốn chủ sở hữu là 50.000.000đ. Tuy nhiên, trên báo cáo tài chính riêng năm 2005, doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính là số cổ tức được quyền nhận 10.000.000đ từ công ty liên kết B. Thuế suất thuế TNDN ở nước ngoài cũng là 28%.
Trường hợp này, khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh là 40.000.000đ (50.000.000 - 10.000.000). Doanh nghiệp ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất thuế thu nhập hoãn lại phải trả và chi phí thuế thu nhập hoãn lại là: 40.000.000 x 28% = 11.200.000đ.
- Doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế khi ghi nhận lợi nhuận theo phương pháp hợp nhất báo cáo tài chính đối với các khoản đầu tư vào công ty con.

Ví dụ xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ khoản đầu tư vào công ty con ở nước ngoài trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Giả sử: Trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2005, doanh nghiệp A là công ty mẹ ghi nhận thu nhập từ công con C ở nước ngoài (Trong trường hợp nước sở tại chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam) theo phương pháp hợp nhất là 200.000.000đ. Tuy nhiên, trên báo cáo tài chính riêng năm 2005, doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính là số cổ tức được quyền nhận 80.000.000đ từ công ty con C, thuế suất thuế TNDN ở nước ngoài cũng là 28%.
Trường hợp này, khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh là 120.000.000đ (200.000.000- 80.000.000). Doanh nghiệp ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất thuế thu nhập hoãn lại phải trả và chi phí thuế thu nhập hoãn lại là: 120.000.000 x 28% = 33.600.000đ.

3.2 – Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất - See more at:
Ví dụ xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ khoản đầu tư vào công ty liên kết ở nước ngoài trên báo cáo tài chính hợp nhất.

Trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2005, doanh nghiệp A ghi nhận khoản lỗ từ công ty liên kết D theo phương pháp vốn chủ sở hữu là 150.000.000đ. Tuy nhiên khoản lỗ này không được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, thuế suất thuế TNDN là 28%.
Trong trường hợp này, khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh là 150.000.000đ. Doanh nghiệp ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại là: 150.000.000 x 28% = 42.000.000đ.

theo như ví dụ tại 3.1 thì là phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải trả, tạ 3.2 là phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại. vậy trường hợp nào sẽ phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại ạ.
em có coi qua thông tư 20/2006 mà thực em chỉ hiểu trên BCTC riêng, còn BCTC hợp nhất
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top