Thực tiễn quản trị các khoản phải thu

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có các khoản mua chịu và bán chịu hàng hoá, từ đó hình thành nên khoản phải thu. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp để xây dựng mô hình quản trị khoản phải thu phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty cổ phần Vicem Hải Vân…

Từ khóa: khoản phải thu, phải thu khách hàng, chính sách bán chịu


Thực trạng quản trị các khoản phải thu tại Công ty cổ phần xi măng VICEM Hải Vân

Hiện nay, cả nước có gần 60 nhà sản xuất xi măng. Những năm gần đây, nguồn cung xi măng đã vượt cầu tạo sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Trước thực trạng đó, ngành xi măng đang được tái cơ cấu mạnh mẽ, tuy nhiên, trong tương lai gần vẫn chưa thể tăng trưởng đột biến. Điều này đã tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Vicem Hải Vân, trong đó, khoản phải thu có ảnh hưởng không nhỏ.

Về cơ bản, khoản phải thu phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sách bán chịu của công ty, trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Hiện nay, Công ty thực hiện mở rộng chính sách bán chịu (kéo dài thời hạn bán chịu, tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán – 5/15 net 50, hạ thấp một số tiêu chuẩn bán chịu khác) để kích thích nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên vì bán chịu làm phát sinh khoản phải thu và có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên việc xây dựng một chính sách quản lý khoản phải thu phù hợp thực sự cần thiết cho Vicem Hải Vân nhằm góp phần tối ưu hóa dòng tiền và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Các khoản phải thu tại VICEM Hải Vân

Những năm gần đây, tình hình các khoản phải thu của công ty có rất nhiều biến động, các khoản phải thu tăng dần qua các năm và không có sự ổn định, các khoản phải thu này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nguồn vốn lưu động của công ty.

Các khoản phải thu tại công ty đang ở mức khá cao, bình quân là 112,787 triệu đồng/năm, đặc biệt đến cuối quý III/2016 tăng cao đến 210,686 triệu đồng. Trong đó, khoản phải thu khách hàng chiếm chủ yếu (khoảng 90%) và có xu hướng tăng dần qua các năm. Khoản phải thu ngắn hạn khó đòi tồn đọng qua các năm khó thu hồi. Hiện tượng này phần lớn do khách hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp (DN) kinh doanh trong ngành xây dựng, bất động sản, một số DNngừng hoạt động nhưng chưa tuyên bố phá sản. Bên cạnh đó, khi Công ty mở rộng chính sách bán chịu với nội dung chủ yếu là cho khách hàng “gối đầu” các khoản nợ. Các điều khoản bán chịu được nới lỏng về thời hạn thanh toán từ 30 ngày lên 50 ngày và giá trị thanh toán bằng 75% giá trị hàng hóa nên khoản phải thu ngắn hạn tăng nhanh, đồng thời nợ khó đòi cũng biến động tỷ lệ thuận với phải thu ngắn hạn. Điều này thể hiện rõ qua chỉ tiêu dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của các năm.

upload_2017-1-12_10-1-3.png

Mối quan hệ gi a tốc độ tăng giảm khoản phải thu với tốc độ tăng/giảm doanh thu thuần

Để phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng/giảm khoản phải thu so với tốc độ tăng/giảm doanh thu thuần thường có các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Tốc độ tăng doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng các khoản phải thu chứng tỏ việc quản trị khoản phải thu hiệu quả và ngược lại thể hiện việc quản trị khoản phải thu kém hiệu quả.

Trường hợp 2: Tốc độ giảm doanh thu thuần thấp hơn tốc độ giảm các khoản phải thu chứng tỏ việc quản trị khoản phải thu hiệu quả và ngược lại thể hiện việc quản trị khoản phải thu kém hiệu quả.

Trường hợp 3: Tốc độ tăng/giảm doanh thu thuần bằng tốc độ tăng/giảm khoản phải thu chứng tỏ việc quản trị khoản phải thu không tốt cũng không xấu.

Đánh giá hiệu quả công tác thu hồi nợ của VICEM Hải Vân

Số liệu trên cho thấy, công tác quản lý và thu hồi nợ của Công ty chưa có chuyển biến tích cực, bởi vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân luôn duy trì ở mức ổn định (khoảng 10 vòng quay/năm và 35 ngày/vòng). Riêng năm 2016, vì khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán tập trung vào cuối năm nên số phải thu ngắn hạn ở mức cao, do vậy vòng quay khoản phải thu thấp (5 vòng). Mặc dù Ban giám đốc rất quan tâm đến tình hình công nợ và có biện pháp quản lý về thu hồi nợ, tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc nhiều vào chiến lược và môi trường kinh doanh của công ty.

Giải pháp quản trị các khoản phải thu tại VICEM Hải Vân

Thứ nhất, xây dựng hệ thống nợ có tính chuyên nghiệp.

Xây dựng hệ thống kiểm soát nợ với các kỹ thuật chuyên nghiệp, mẫu biểu thống nhất là vấn đề mà HĐQT và Ban giám đốc Công ty cần chú trọng. Công ty nên xem xét áp dụng các kỹ thuật phân tích và kiểm soát nợ; nên áp dụng kỹ thuật phân loại khách hàng và xếp hạng tín dụng. Căn cứ vào kết quả xếp hạng, Công ty sẽ xây dựng chính sách bán chịu, xác định hạn mức tín dụng và điều khoản thanh toán tương ứng với từng khách hàng.

upload_2017-1-12_10-3-0.png

upload_2017-1-12_10-2-19.png

Thứ hai, tăng cường đào tạo nghiệp vụ quản lý nợ và phân tích tín dụng thương mại.

Trên thực tế, quan hệ tín dụng thương mại giữa các công ty ngày càng đa dạng tạo thành chuỗi mắt xích và có ảnh hưởng không chỉ đối với bản thân Công ty mà còn đối với cả ngành và nền kinh tế. Chính vì vậy, Công ty cần chú trọng việc đầu tư, bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ quản lý và cán bộ tài chính về công tác quản lý nợ, chủ yếu là các khoản phải thu; cần được huấn luyện các kỹ năng chuyên môn về quản lý nợ, đánh giá, phân loại nợ, kỹ thuật xử lý các khoản nợ… Bên cạnh đó, các phòng chức năng như phòng Tài chính kế toán, phòng Kinh doanh, phòng Marketing của Công ty cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình quản lý khoản phải thu.

Thứ ba, thu hút khách hàng có mức độ tín nhiệm cao.

Hiện nay, tại công ty có mức nợ khó đòi tăng nhanh, ảnh hưởng lớn vốn kinh doanh cũng như hiệu quả tài chính. Do vậy, để giảm thấp các khoản phải thu phát sinh khó đòi, Công ty cần chọn lọc khách hàng và thu hút khách hàng có mức độ tín nhiệm cao.

Quản trị khoản phải thu luôn được DN quan tâm vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh doanh. Xây dựng chính sách quản trị khoản phải thu linh hoạt nhưng an toàn và phù hợp luôn là mong muốn của DN. Trong giai đoạn ngành xây dựng trầm lắng và thị trường bất động sản chưa phục hồi tốt thì việc hoạch định các chính sách liên quan đến khoản phải thu cần được Vicem Hải Vân chú trọng và cân nhắc.

VÂN ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ - Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Bài viết trên Tạp chí tài chính kỳ 2 - Tháng 12/2016
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top