Trường hợp DN chế xuất bán hàng cho công ty nước ngoài nhưng giao hàng cho DN chế xuất khác theo chỉ định của Công ty nước ngoài thì thì thực hiện thủ tục và chính sách thuế ra sao với hình thức giao nhận này? Thắc mắc này của một số DN chế xuất đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể.
Về thủ tục hải quan
Tổng cục Hải quan cho biết, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
Điều 41 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định cụ thể: Bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công; việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị phải được thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
Bên cạnh đó, tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018) của Chính phủ quy định thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu TNTX, TXTN để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm và quy định tại khoản 2 Điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ hợp đồng gia công.
Theo Tổng cục Hải quan, trường hợp hàng hóa thuê, mượn theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công thì DN được chỉ định nhận hàng thực hiện thủ tục TNTX theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) của Bộ Tài chính.
Trường hợp hàng hóa là khuôn mẫu TNTX theo hợp đồng mượn khuôn thì DN được chỉ định nhận hàng căn cứ thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ).
Về chính sách thuế
Hướng dẫn về chính sách thuế với trường hợp này, Tổng cục Hải quan phân tích, theo Khoản 1 Điều 4 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiếm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Cụ thể, tại điểm c khoản 4 Điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 nêu rõ: Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Còn tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào DN chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế Xuất khấu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ DN chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Căn cứ khoản 9 Điều 16 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp TNTX, TXTN để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Với các quy định nêu trên, Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp Công ty DN chế xuất bán hàng cho công ty nước ngoài nhưng giao hàng cho DN chế xuất khác theo chỉ định của công ty nước ngoài, DN được chỉ định nhận hàng đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu.
Trường hợp DN được chỉ định nhận hàng là DN nội địa đã ký hợp đồng gia công với công ty nước ngoài, hàng hóa là khuôn mẫu tạm nhập theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công thì được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.
Trường hợp DN được chỉ định nhận hàng là DN nội địa không có hợp đồng gia công với công ty nước ngoài thì hàng hóa là khuôn mẫu theo hợp đồng cho mượn (không thanh toán) không được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, DN được chỉ định nhận hàng phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất khuôn mẫu ra khỏi Việt Nam được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.
Xử lý ra sao nếu tự kê khai nộp thuế phát sinh chênh lệch?
Trước vướng mắc của DN trong trường hợp tự rà soát, kê khai nộp thuế chênh lệch dương (số liệu thực tế nhiều hơn số liệu trên sổ sách, chứng từ của DN) đối với hàng hóa NK theo loại hình sản xuất XK, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn về nội dung này.
Trường hợp DN tự rà soát phát hiện chênh lệch nguyên liệu, vật liệu NK cần phải xác định nguyên nhân cụ thể để áp dụng các quy định về thủ tục hải quan và trên cơ sở đó xác định số thuế DN phải nộp, cụ thể:
Nếu lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch do kê khai sai trên tờ khai hải quan: Yêu cầu DN thực hiện khai bổ sung sau khi hàng hóa được thông quan theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC Khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Nếu lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch do DN sai sót trong việc thực hiện báo cáo quyết toán: Yêu cầu DN thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC, Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Trường hợp không tách biệt được nguồn số lượng nguyên liệu, vật tư NK sử dụng đúng mục đích thì xác định theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được XK đúng loại hình theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Theo đó, cơ quan Hải quan kiểm tra, xác định số lượng nguyên liệu, vật tư NK sử dụng đúng mục đích theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được XK đúng loại hình. DN lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư NK, hàng hóa XK theo hình thức nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi NK nguyên liệu, vật tư, XK sản phẩm.
Theo Báo Hải quan
Về thủ tục hải quan
Tổng cục Hải quan cho biết, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
Điều 41 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định cụ thể: Bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công; việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị phải được thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
Bên cạnh đó, tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018) của Chính phủ quy định thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu TNTX, TXTN để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm và quy định tại khoản 2 Điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ hợp đồng gia công.
Theo Tổng cục Hải quan, trường hợp hàng hóa thuê, mượn theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công thì DN được chỉ định nhận hàng thực hiện thủ tục TNTX theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) của Bộ Tài chính.
Trường hợp hàng hóa là khuôn mẫu TNTX theo hợp đồng mượn khuôn thì DN được chỉ định nhận hàng căn cứ thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ).
Về chính sách thuế
Hướng dẫn về chính sách thuế với trường hợp này, Tổng cục Hải quan phân tích, theo Khoản 1 Điều 4 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiếm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Cụ thể, tại điểm c khoản 4 Điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 nêu rõ: Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Còn tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào DN chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế Xuất khấu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ DN chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Căn cứ khoản 9 Điều 16 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp TNTX, TXTN để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Với các quy định nêu trên, Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp Công ty DN chế xuất bán hàng cho công ty nước ngoài nhưng giao hàng cho DN chế xuất khác theo chỉ định của công ty nước ngoài, DN được chỉ định nhận hàng đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu.
Trường hợp DN được chỉ định nhận hàng là DN nội địa đã ký hợp đồng gia công với công ty nước ngoài, hàng hóa là khuôn mẫu tạm nhập theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công thì được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.
Trường hợp DN được chỉ định nhận hàng là DN nội địa không có hợp đồng gia công với công ty nước ngoài thì hàng hóa là khuôn mẫu theo hợp đồng cho mượn (không thanh toán) không được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, DN được chỉ định nhận hàng phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất khuôn mẫu ra khỏi Việt Nam được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.
Xử lý ra sao nếu tự kê khai nộp thuế phát sinh chênh lệch?
Trước vướng mắc của DN trong trường hợp tự rà soát, kê khai nộp thuế chênh lệch dương (số liệu thực tế nhiều hơn số liệu trên sổ sách, chứng từ của DN) đối với hàng hóa NK theo loại hình sản xuất XK, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn về nội dung này.
Trường hợp DN tự rà soát phát hiện chênh lệch nguyên liệu, vật liệu NK cần phải xác định nguyên nhân cụ thể để áp dụng các quy định về thủ tục hải quan và trên cơ sở đó xác định số thuế DN phải nộp, cụ thể:
Nếu lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch do kê khai sai trên tờ khai hải quan: Yêu cầu DN thực hiện khai bổ sung sau khi hàng hóa được thông quan theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC Khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Nếu lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch do DN sai sót trong việc thực hiện báo cáo quyết toán: Yêu cầu DN thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC, Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Trường hợp không tách biệt được nguồn số lượng nguyên liệu, vật tư NK sử dụng đúng mục đích thì xác định theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được XK đúng loại hình theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Theo đó, cơ quan Hải quan kiểm tra, xác định số lượng nguyên liệu, vật tư NK sử dụng đúng mục đích theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được XK đúng loại hình. DN lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư NK, hàng hóa XK theo hình thức nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi NK nguyên liệu, vật tư, XK sản phẩm.
Theo Báo Hải quan