Thời gian P.bố cụ thể cho các CCDC?

kris17

New Member
Hội viên mới
Hi mọi người, mọi người giúp em vấn đề này với :muongita:,
- Công ty em có mua 1 số CCDC 1.Máy Scan (4.600) 2. Bàn gỗ (1.700) 3.Quạt (1.000) 4. Đt bàn (250)
5. Máy vặn vít động lực (2.295), máy cắt nhôm (4.599)
- Mọi người có thể chỉ giúp em thời gian phân bổ cụ thể cho từng loại CCDC trên ko ạ? Em có hỏi qua 1 vài người thì họ nói là muốn phân bổ sao cũng được, dưới 3 năm là ok. Nếu vậy em phân bổ các CCDC trên trong thâ1ng thôi được ko ạ? Và thời gian phân bổ có phụ thuộc vào giá tiền ko?giá tiền CCDC càng cao thì t.gian p.bổ cáng dài?

E xin cảm ơn trước.
 
Ðề: Thời gian P.bố cụ thể cho các CCDC?

ui sao minh tim mai ma ko thay cho viet cau hoi len nhi chan ghe
 
Ðề: Thời gian P.bố cụ thể cho các CCDC?

Theo mình tùy thuộc vào chi phí công ty bạn hàng tháng là bao nhiêu nữa. Nếu ít thì phân bổ mổi tháng ít còn nhiều cty lớn mấy giá trị nhỏ nhỏ họ cho vô 1 lần luôn. như giá trị bạn nói thì mình thấy cái 1.000.000 phân bổ 1 năm, đt bàn đưa luôn vô chi phí, còn lại phân bổ 2 năm , quy định bi giờ là không quá 2 năm nhé! và khi phân bổ còn tùy thuộc vào thời gian sử dụng nữa á!
 
Ðề: Thời gian P.bố cụ thể cho các CCDC?

Đúng đó, thời gian phân bổ là do tùy kế toán làm sao cho phù hợp với công ty. Thường thì với những giá trị >1tr thì cho vào dài hạn (12-24 tháng) còn ít hơn thì cho vào ngắn hạn (<12 tháng). Vì cái này ko phải là sai sót trọng yếu nên cũng ko quá khắt khe bạn à!
 
Ðề: Thời gian P.bố cụ thể cho các CCDC?

Bạn xem qua phần này rồi tự phân bổ sao cho phù hợp nhé.
1. Việc phân bổ dần công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển ... vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tối đa không quá 2 năm được tính theo kỳ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp hay tính chia đều cho 24 tháng kể từ tháng phát sinh công cụ dụng cụ?

2. Quy định phân bổ tối đa trong vòng 2 năm tại thông tư 123/2012/TT-BTC có hiệu lực ngày 10/9/2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2012 trở đi. Trường hợp, năm 2011 Công ty đã hạch toán phân bổ CCDC thời hạn 03 năm (từ năm 2011-2013), từ năm 2012 trở đi thì phương án xử lý sẽ như thế nào?
Trả lời:

Tại Điểm d Khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp qui định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 2 năm.”

1. Về thời gian phân bổ:

Theo nguyên tắc kế toán thì việc phân bổ dần chi phí hình thành nên tài sản vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phải phù hợp với thời gian sử dụng của tài sản đó. Việc trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo quy định tính theo tháng kể từ ngày ghi tăng tài sản; do đó đối với công cụ, dụng cụ dù không đáp ứng đủ điều kiện là TSCĐ nhưng bản thân nó vẫn là tài sản và có thời gian sử dụng hợp lý để tạo ra doanh thu nên theo quy định tại Điểm d Khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC nêu trên thì việc phân bổ dần chi phí mua tài sản là công cụ, dụng cụ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính theo tháng kể từ ngày đưa vào sử dụng nhưng không vượt quá 24 tháng.

2. Đối với công cụ, dụng cụ mà trong năm 2011 Công ty đã thực hiện phân bổ theo thời hạn 03 năm:

Thông tư số 123/2012/TT-BTC không quy định về việc xử lý đối với các trường hợp trước năm 2012 doanh nghiệp phải phân bổ công cụ, dụng cụ có thời gian trên 02 năm. Mặt khác năm 2011 doanh nghiệp thực hiện theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC và Thông tư số 130/2008/TT-BTC chưa quy định về việc phân bổ công cụ, dụng cụ. Do đó, để phù hợp với các nguyên tắc kế toán, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã hoạch định, trong trường hợp này Công ty được quyền phân bổ theo thời gian đã hoạch định tuỳ theo giá trị và thời gian sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc phân bổ toàn bộ chi phí còn lại vào hết năm 2012./
 
Ðề: Thời gian P.bố cụ thể cho các CCDC?

Theo mình tùy thuộc vào chi phí công ty bạn hàng tháng là bao nhiêu nữa. Nếu ít thì phân bổ mổi tháng ít còn nhiều cty lớn mấy giá trị nhỏ nhỏ họ cho vô 1 lần luôn. như giá trị bạn nói thì mình thấy cái 1.000.000 phân bổ 1 năm, đt bàn đưa luôn vô chi phí, còn lại phân bổ 2 năm , quy định bi giờ là không quá 2 năm nhé! và khi phân bổ còn tùy thuộc vào thời gian sử dụng nữa á!
Thực tế mình đang làm thế này đây.
2. Bàn gỗ (1.700) 3.Quạt (1.000) 4. Đt bàn (250): cho vào 642 dùng luôn.
1.Máy Scan (4.600), 5. Máy vặn vít động lực (2.295), máy cắt nhôm (4.599): cho vào 242 phân bổ trong 2 năm.
Kris17 tham khảo nhé ^^!
 
Ðề: Thời gian P.bố cụ thể cho các CCDC?

Thực tế mình đang làm thế này đây.
2. Bàn gỗ (1.700) 3.Quạt (1.000) 4. Đt bàn (250): cho vào 642 dùng luôn.
1.Máy Scan (4.600), 5. Máy vặn vít động lực (2.295), máy cắt nhôm (4.599): cho vào 242 phân bổ trong 2 năm.
Kris17 tham khảo nhé ^^!
:dangiuqua::dangiuqua: *chạy lại ôm hun...chụt...chụt*. Cảm ơn chị nhím xù nhìu nhé, mình thấy khi nào mình có câu hỏi hoặc hok hỉu thì chị liền *bay ra* pặc pặc mấy phát là em hiểu hết trơn ah

---------- Post added at 11:22 ---------- Previous post was at 11:21 ----------

Bạn xem qua phần này rồi tự phân bổ sao cho phù hợp nhé.
1. Việc phân bổ dần công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển ... vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tối đa không quá 2 năm được tính theo kỳ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp hay tính chia đều cho 24 tháng kể từ tháng phát sinh công cụ dụng cụ?

2. Quy định phân bổ tối đa trong vòng 2 năm tại thông tư 123/2012/TT-BTC có hiệu lực ngày 10/9/2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2012 trở đi. Trường hợp, năm 2011 Công ty đã hạch toán phân bổ CCDC thời hạn 03 năm (từ năm 2011-2013), từ năm 2012 trở đi thì phương án xử lý sẽ như thế nào?
Trả lời:

Tại Điểm d Khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp qui định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 2 năm.”

1. Về thời gian phân bổ:

Theo nguyên tắc kế toán thì việc phân bổ dần chi phí hình thành nên tài sản vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phải phù hợp với thời gian sử dụng của tài sản đó. Việc trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo quy định tính theo tháng kể từ ngày ghi tăng tài sản; do đó đối với công cụ, dụng cụ dù không đáp ứng đủ điều kiện là TSCĐ nhưng bản thân nó vẫn là tài sản và có thời gian sử dụng hợp lý để tạo ra doanh thu nên theo quy định tại Điểm d Khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC nêu trên thì việc phân bổ dần chi phí mua tài sản là công cụ, dụng cụ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính theo tháng kể từ ngày đưa vào sử dụng nhưng không vượt quá 24 tháng.

2. Đối với công cụ, dụng cụ mà trong năm 2011 Công ty đã thực hiện phân bổ theo thời hạn 03 năm:

Thông tư số 123/2012/TT-BTC không quy định về việc xử lý đối với các trường hợp trước năm 2012 doanh nghiệp phải phân bổ công cụ, dụng cụ có thời gian trên 02 năm. Mặt khác năm 2011 doanh nghiệp thực hiện theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC và Thông tư số 130/2008/TT-BTC chưa quy định về việc phân bổ công cụ, dụng cụ. Do đó, để phù hợp với các nguyên tắc kế toán, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã hoạch định, trong trường hợp này Công ty được quyền phân bổ theo thời gian đã hoạch định tuỳ theo giá trị và thời gian sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc phân bổ toàn bộ chi phí còn lại vào hết năm 2012./
Hihi, cảm ơn bạn hiendinh. Có luật là sau này mình khỏi lo gì rồi :xinchao:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top