Thanh Tra Thuế Các Công Ty Xây Dựng Cần Thơ

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Thanh Tra Thuế Các Công Ty Xây Dựng Cần Thơ

*Đơn vị kiểm tra:
– Chi Cục Thuế Quận Ninh Kiều
– Cục Thuế Cần Thơ

*Vấn đề 1 Hóa đơn xuất nghiệm thu không đúng thời điểm đối với các công trình nhà nước: Các công trình thi công nghiệm thu hoàn thành nhiều năm nhưng vẫn chưa xuất hóa đơn

–Một kế toán củ không tư vấn chủ doanh nghiệp được hay

–Hai chủ doanh nghiệp luôn nghĩ khi nào lấy được tiền thì mới xuất hóa đơn, mà nhà nước thì cù nhây công trình hoàn thành đến mấy năm sau thì mới có vốn ngân sách rót xuống để thanh toán,mà thanh toán thì mới xuất hóa đơn thì quá trễ

–Ba xuất ra sợ phải nộp thuế GTGT nên cũng không xuất đợi khi nào thuế còn dư nhiều mới xuất

= > Sai sót mang tính chất lịch sử rất khó để có thể sửa chữa chỉ có thể khắc phục được 01 phần giá trị rủi ro

+Theo đó:

*Căn cứ:

–Thông tư 06/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng, Nghị định 123/2008/NĐ-CP và 121/2011/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành.

–Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT

–Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP hóa đơn bán hàng hóa dịch về việc Lập hoá đơn

–Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2013

Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

–Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

+Về hóa đơn: Thời điểm Nghiệm thu là phải xuất hóa đơn không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

+Về thuế GTGT: Truy lại thuế VAT đúng thời điểm của tháng nghiệm thu kê khai thuế những sai sót phải trả giá bằng tiền đó là : truy VAT + phạt chậm nộp 0.05%/ngày + phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai Thông tư 166/2013/TT-BTC: Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. ...

+Về thuế TNDN:Nếu sai năm truy lại doanh thu tính thuế TNDN cho năm tính thuế đó

*Hậu quả:

– Cơ quan thuế Giúp Khắc phục hậu quả: xuất hóa đơn trước thời điểm ngày có quyết định thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp

– Truy thu thuế GTGT, thuế TNDN, tiền chậm nộp 0.05%/ngày, không phạt đối với hành vi: Thông tư 166/2013/TT-BTC: Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. ...

– Do đó đối với xây dựng là ngành đặc thù nên nghiệm thu thì kế toán tư vấn chủ doanh nghiệp được biết để khắc phục hậu quả


*Vấn đề 2 Hóa đơn xuất tạm ứng khi mới ký hợp đồng 30%: công trình sau khi ký hợp đồng có tạm ứng 30% nhưng trục trặc chủ đầu tư đang thi công ở Hà Nội bị đình chỉ => hợp đồng treo nhiều năm hai bên không tiếp tục làm việc

–Với một số kế toán và quy chế làm việc của 1 số doanh nghiệp thì căn cứ thanh toán là hóa đơn nên quan niệm hóa đơn là chìa khóa vạn năng, thần thánh hóa đơn với họ Hóa đơn mở được mọi cánh cửa, nên cứ ứng phải có hóa đơn mới thanh toán tiền, nên đơn vị thi công thiếu vốn lưu động, hoặc không có nguồn huy động hoặc đã đẩy vốn vào công trình thi công khác nên chưa thể cân bằng …để có tiền bắt buộc phải xuất hóa đơn theo yêu cầu chủ đầu tư

–Về luật thuế GTGT, TNDN,Hóa đơn: việc xuất hóa đơn khi ký hợp đồng tạm ứng đối với xây dựng là sai nguyên tắc => ghi nhận doanh thu thì không có giá vốn, thuế GTGT xem như tạm nộp bỏ qua, theo luật kế toán có thể cho trích trước 335 để tạm tính giá thành cho vào giá vốn, nhưng đối với cơ quan thuế thì lại không chấp nhận việc trích trước này => luôn đối nghịch giữa thuế và kiểm toán, trích vô rùi cũng bi bóc thôi thì cứ trích trước sau đó bổ sung tính giá thành sau vậy

–Việc tạm ghi nhận vào TK 3387 cũng không được chấp nhận (thường ứng như vậy kế toán thường nghĩ đến tk 3387, 337…), cán bộ thuế cũng sẽ quy lại vào tk 511 để ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN năm tài chính đó

*Hậu quả:

– Mặc dù đã in công văn, các văn bản luật nhưng cán bộ thuế vẫn không chấp nhận ép phải tính doanh thu 511 để tính thuế TNDN cũng may chỉ có 142 triệu

– Truy thu thuế TNDN, tiền chậm nộp 0.05%/ngày, phạt kê khai sai 20% Thông tư 166/2013/TT-BTC

–Nhưng do đang lỗ nên được giảm lỗ, không bi chế tài khoản này

–Nếu bạn có dính khoản này tốt nhất bằng mọi giá cũng quy về 511 để tính thuế TNDN năm đó tránh: truy thu, phạt 0.05%, phạt 20% Thông tư 166/2013/TT-BTC, không để treo TK 3387 hoặc Tk khác….


*Vấn đề 3 Hóa đơn sai sót 1 vài đồng và vài trăm nghìn

– Lập KHBS điều chỉnh, mặc dù đã ghi chú vào giấy nhưng trong quá trình vận chuyển, lưu trữ nhiều lần thất lạc = > khi giai trình không nhớ ngày tháng năm điều chỉnh phát hiện vào kỳ kê khai thuế nào = > loay hoay soay sở rất mất thời gian mặc dù giá trị của nó chỉ 870.000

–Khi làm điều chỉnh tốt nhất phô tô tất cả hóa đơn bị sai ra 01 tập kẹp với tờ khai điều chỉnh kỳ bị sai và kỳ phát hiện kê khai sai có điều chỉnh chỉ tiêu [37],[38]: không hỏi thì thôi hỏi thì có ngay giải trình

–Nếu hóa đơn chỉ sai vài đồng hoặc vài trăm ví dụ: hóa đơn 2.272.275 nhưng kê khai 2.272.276 do tính nhảy số của HTKK => sai sót 1 đồng tốt nhất để kệ sai sót không trọng yếu, ko làm tổn thất DN nhiều bỏ qua, đừng chú trọng việc nhỏ, việc mọn hãy lo cần đối lương lẩu, soát giá thành công trình NVL, NC, SXC theo định mức, hồ sơ khác quan trọng hơn rất nhiều, đa số kế toán hay để ý việc cỏn con không phân được việc nào nặng việc nào nhẹ để giải quyết vấn đề trước: sửa được cái việc cỏn con thì vớt được bao nhiêu đồng bạc phạt so với những cái sai to tướng thì chẳng biết phải khắc phục vào đâu sai sót tốn bạc trăm, bạc tỉ của doanh nghiệp, những công việc nhỏ con con đó để có người khác làm hộ các bạn rùi


*Vấn đề 4 Hóa đơn có giá trị lớn nhưng vẫn treo công nợ nhiều năm không thanh toán

– Hóa đơn trực tiếp, hay hóa đơn thuế GTGT nếu có giá trị lớn từ > 20 triệu trở lên nếu đến thời điểm thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp mà vẫn treo công nợ tk 331 thì lập sẵn các chứng từ liên quan: hợp đồng trả chậm, giao nhận….để chuẩn bị giải trình

–Đối với ngành xây dựng vốn lưu động là huyết mạch sống còn, mà công nợ phải thu vào thì lâu lâu mới được nhận => thiếu vốn hay nói cách khác đói nghiêm trọng do không cần bằng được dòng tiền, nhận nhiều công trình thi công lớn nhưng không cân đối được tiền lưu động => việc treo nợ lâu năm không trả, không thanh toán chây ì với bên Bán mới dẫn đến tình trạng trên là chuyện bình thường



*Vấn đề 5 Một công trình mà có hai đơn vị thanh toán

–Công trình có sử dụng 1 phần vốn ngân sách nhà nước do nhà nước chi trả qua kho bạc, còn một phần được ngân hàng tài trợ

= > Treo công nợ đối với ngân hàng bên Có tk 131, treo Bên nợ đối với chủ đầu tư

*Khác phục Hậu quả:

–Điều chỉnh lại công nợ cho đúng đối tượng sai sót không nghiêm trọng yếu không làm tổn thất cho doanh nghiệp


*Vấn đề 6 công trình đã nghiệm thu đã thu tiền nhưng vẫn không xuất hóa đơn

Các công trình nhà nước thi công nghiệm thu hoàn thành nhiều năm nhưng vẫn chưa xuất hóa đơn, đặc điểm đới các đơn vị Chủ đầu tư nhà nước là hồ sơ thanh toán đối với họ: Biên bản nghiệm thu, xác nhận khối lượng, Phụ lục 03.a, Phụ lục 04 và các biên bản bàn giao mặt bằng….không căn cứ hóa đơn (hóa đơn chỉ có tác dụng thần thánh đối với tư nhân mà thôi)

Đối lập với tư nhân hóa đơn mới là chìa khóa vạn năng mở mọi cửa đi và vào

+ Đối với công trình nhà nước:

–Một không thấy chủ đầu tư yêu cầu nên cũng chẳng thèm xuất

–Hai chủ đầu từ khi nào cần đến và đòi thì mới xuất không thì để đó để không phải nộp thuế GTGT

–Ba xuất ra sợ phải nộp thuế GTGT nên cũng không xuất đợi khi nào thuế còn dư nhiều mới xuất

= > Sai sót mang tính chất lịch sử rất khó để có thể sửa chữa chỉ cố thể khắc phục được 01 phần giá trị rủi ro

Số tiền nhận tạm ứng treo ở TK Có 131: một trong những tài khoản chiến lược đối với cơ quan thuế trong việc tìm ra điểm sai sót, điểm yếu để phạt và truy thu thuế đối với doanh nghiệp

*Hậu quả:

– Cơ quan thuế Giúp Khắc phục hậu quả: xuất hóa đơn trước thời điểm ngày có quyết định thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp

– Truy thu thuế GTGT, thuế TNDN, tiền chậm nộp 0.05%/ngày, không phạt đối với hành vi: Thông tư 166/2013/TT-BTC: Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. ...

+ Đối với công trình tư nhân:

–Đã nhận tiền tạm ứng nhiều đợt, nhưng vẫn chưa có hợp đồng, không có hồ sơ chứng từ liên quan nào đến chủ đầu tư , công nợ treo TK Có 131

–Xuất hóa đơn bù và bổ sung hợp đồng cho các khoản tạm ứng, trên hợp đồng ghi rõ các lần tạm ứng không cần xuất hóa đơn, chỉ xuất hóa đơn khi hai bên nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng


*Vấn đề 7 đối chiếu vật liệu dự toán với xuất kho

+Cán bộ thuế sẽ yêu cầu xuất tổng hợp vật tư đã xuất cho công trình/ căn cứ vào đây cán bộ sẽ đối chiếu với dự toán:

– Vật liệu nào không có trong dự toán sẽ Xuất Toán

–Vật liệu nào vượt định mức về khối lượng sẽ quy ra giá trị vượt sẽ Xuất Toán

= > Nên khi lập sổ sách tính giá thành kế toán nên đối chiếu kỹ và thẽo sát vật tư với dự toán, nếu vượt hoặc không đúng vật tư theo dự toán thì phải có biện pháp xử lý kịp thời



*Vấn đề 8 chứng từ ngân hàng

– Dọn và di chuyển nhiều lần UNC mất khá => phải làm công văn lên ngân hàng xin sao y trích lục, tốn khá tiền phí, ngân hàng béo bụng được ăn theo

–Phần do kế toán trước đó làm không theo dõi ngân hàng TK 112 trên sổ sách và báo cáo tài chính, tất cả đều bỏ hết hạch toán vào tk 111, nên doanh nghiệp cũng chủ quan nghĩ chẳng cần, cái nào còn thì còn ko còn thì quăng luôn khỏi lưu

–Đối với UNC bị mất có thể sử dụng Giấy báo nợ, sao kê chi tiết tạm làm căn cứ giải trình, và cung cấp chứng từ bổ sung sau



*Vấn đề 9 các vấn đề linh tinh khác

+Lao động tiền lương: Với kế toán trước đó không cần CMND chỉ cần hợp đồng lao động, bảng lương, chấm công là được tính vào chi phí hợp lý, doanh thu 50 tỷ 1 năm nhưng gom cả lương văn phòng + công nhân lại cũng chỉ 1.5 tỷ, nên toàn bộ chi phí lãi lỗ được cần đối bằng NVL

–Đã làm bảng lương, chấm công, chứng minh thư và quyết toán thuế TNCN bổ sung thêm rất nhiều khoản này lúc đầu sợ nhưng khi quyết toán qua được nên thấy hên và may mắn, vì trước đó hỏi nhiều người đều nói sẽ bị loại hết nên cũng thấy ko yên lòng

+Tài sản cố định, ccdc: chỉnh sửa từ phân bổ 1 lần vào chi phí sang phân bổ đúng theo luật TT203 và TT45, cái này cán bộ chỉ yêu cầu bảng phân bổ không có yêu cầu hay loại chi phí gì thêm vì cũng chẳng có gì để loại

+Khi quyết toán thuế văn phòng làm việc ở đâu thì bạn mời cán bộ thuế đến tại đó kiểm tra để tiện tìm kiếm chứng từ khi giải trình, nhiều công ty nơi đặt trụ sở là 1 nơi khác, nơi làm việc là 1 nơi khác, với cán bộ thuế đặt đâu không quan trọng, nếu chứng từ để đâu thì kiểm tra ở chỗ đó cho tiện, tiện cho cả 2 bên, việc in ấn và bổ sung chứng từ giải trình được nhanh chóng

+Nếu quyết toán thuế tốt nhất có ít nhất 02 người phụ công việc tìm kiếm cho bạn, nếu chỉ có 1 mình thì bạn chuẩn bị sẵn 1 sắp giấy và cây viết để 3 cán bộ kiểm cần gì ghi ra giấy: thắc mắc, thiếu hụt….bổ sung gì thì cuối ngày bạn xem lại rùi sáng ngày mai cung cấp giải trình, chứ không phải ngồi đấy trực chờ như người hầu gái hỏi gì cái là tìm tìm tìm, tìm chưa ra lại có có người khác hỏi yêu cầu tìm…kết quả bạn bị rối trí chẳng làm nên tích sự gì đâu’

+Nguyên vật liệu đầu vào: Thường NVL đầu vào lấy hóa đơn không khớp với dự toán, có những NVL mà lấy hóa đơn về không có tên và địa chỉ trong dự toán công trình, thường khi mua NVL nhưng đến mấy tháng sau mới thanh toán cho bên bán nên khi nhận được tiền họ mới xuất hóa đơn mà vật tư đó trên sổ sách họ cũng không còn nên xuất ra những vật tư khác với NVL đã lấy => không khớp NVL dự toán, phần doanh nghiệp không để ý, kế toán cũng ko có ý kiến hoặc kế toán dịch vụ thuê ngoài cuối kỳ đến làm sổ sách khai báo thuế 1 lần nên mọi việc diễn ra suôn sẽ

–Công trình đã nghiệm thu từ thủa nào vật liệu hóa đơn mới lẽo đẽo theo sau

–Đối với xây dựng đây vẫn luôn là bài toàn đau đầu suy nghĩ để xử lý vấn đề để sau này không gây hậu quả


+Hậu quả sau thanh kiểm tra quyết toán thuế:

– Truy VAT, phạt chậm nộp 0.05%, phạt kê khai sai 20%

– Thuế TNDN truy và phạt 1 phần và 1 phần giảm lỗ




“Vâng Đối với xây dựng không sai thi thôi đã sai thì tiền tỉ, chỉ mong mỗi lần thanh kiểm tra thuế kế toán vẫn còn được làm việc không bị đuổi là đủ và trong mắt chủ doanh nghiệp không coi thường hay kì thị kế toán vậy là an”

“Vâng thanh kiểm tra dọn dẹp sổ sách kế toán công ty xây dựng luôn có những kết cục không mấy làm tốt lành chúc các bạn luôn may mắn và thực hiện tốt công việc”

*Nguồn: Chu Đình Xinh
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top