KH chỉ post 2 phương thức là Thanh toán bằng THư tín dung va Phuơng thưc Chuyển tiền
1
LC: (Letter of credit – Thư tín dụng) Là một bức thư do Ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở tín dụng thư) cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó.
Đối với LC có hai phương thức thanh toán: ký quỹ 100% trị giá LC (trị giá lô hàng nhập) và ký quỹ nhỏ hơn 100% trị giá LC.
QUY TRÌNH THANH TOÁN KÝ QUỸ 100% TRỊ GIÁ L/C:
B1: Người mua đến ngân hàng xin mở LC và nộp tiền ký qũy 100% trị giá LC ---> mở TK tín dụng thư tại ngân hàng.
B2: Ngân hàng mở LC chuyển LC đến cho ngân hàng người bán.
B3: Ngân hàng người bán chuyển LC đến cho người bán.
B4: Người bán chuyển giao hàng hóa cho người mua.
B5: Người bán chuyển Bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng người bán.
B6: Ngân hàng người bán chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng người mua.
B7: Ngân hàng người mua kiểm tra bộ chứng từ và nếu Bộ chứng từ hàng hóa hợp lệ thì Ngân hàng người mua trả tiền cho ngân hàng người bán.
B8: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
B9: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ và Bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.
TRƯỜNG HỢP KÝ QUỸ NHỎ HƠN 100% TRỊ GIÁ CỦA L/C:
B1: Người mua xin mở LC, nộp tiền ký quỹ < 100% trị giá LC ---> mở tài khoản tín dụng thư tại ngân hàng.
B2: Ngân hàng mở LC chuyển LC đến cho Ngân hàng người bán.
B3: Ngân hàng người bán chuyển LC đến người bán.
B4: Người bán chuyển giao hàng hóa cho người mua.
B5: Người bán chuyển Bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng người bán.
B6: Ngân hàng người bán chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng người mua.
B7: Ngân hàng người mua kiểm tra bộ chứng từ và nếu Bộ chứng từ hàng hóa hợp lệ thì Ngân hàng người mua trả tiền 100% tr ị gi á LC cho ngân hàng người bán.
B8: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
B9: Ngân hàng mở LC thông báo đòi tiền người mua về số tiền ký quỹ chưa đủ + bản sao Bộ chứng từ hàng hóa để người mua kiểm tra.
B10: Trường hợp kiểm tra Bộ chứng từ hàng hóa nếu thấy nó hợp lệ người mua sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại cho ngân hàng hoặc làm thủ lục vay ngân hàng số tiền đó hoặc thực hiện nghiệp vụ chấp nhận trả tiền theo Bộ chứng từ nếu thời hạn thanh toán là trả chậm.
---> Cả 2 trường hợp ký quỹ này khi kiểm tra Bộ chứng từ hàng hóa thấy bất hợp lệ thì người mua được quyền từ chối thanh toán và lấy lại số tiền đã ký quỹ như vậy Ngân hàng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về lô hàng này.
Một số loại thư tín dụng thông dụng: Irrevocable L/C, Confirmed L/C, Reciprocal L/C, Back to back L/C, Transferable L/C, Revolving L/C, Cummulative Revolving L/C, Nocummylative Revolving L/C, Red clause L/C, Stand by L/C, Without recourse L/C.
2) Những thuận lợi của phương thức L/C:
2.1. L/C là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này. Các qui định của L/C đều phải tuân thủ UCP 500 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế.
2.2. Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho cả hai bên – đảm bảo là người xuất khẩu phải thực hiện hợp đồng nghiêm túc và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, cả hai bên nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định.
2.
Phương thức chuyển tiền: (TT - Telegraphie transfer or TTR - Remittances)
a. Định nghĩa:
Là hình thức thanh toán người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích trước 1 số tiền nhất định để trả cho người bán vào 1 thời điểm nhất định.
b. Hình thức:
Payment: by TT/ or TTR
100% invoice value / contract value
Diễn ra dưới 3 hình thức:
- Thanh toán trả trước: người mua trả tiền trướccho người bán trước thời hạn giao hàng, có thể là trả trước : 100% giá trị invoice/ 30%-> 70% trị giá hợp đồng và trả hết sau khi giao.
- Thanh toàn trả sau: trả 100% giá trị hoá đơn sau khi nhận hàng hoá (100% invoice value after receiving goods)
- Thanh toán trả trước và trả sau: Giữa người mua và người bán ko quen, nhưng trong giao dịch lần đầu, người bán yêu cầu thanh toán trước số tiền như là tiền cọc.
Thủ tục:
Chuyển tiền trả trước: Đến ngân hàng phải có HĐNT, trên hợp đồng phải quy định hình thức chuyển tiền trả trước. Nếu hàng hoá thuộc danh mục nhập khẩu có điều kiện thì:
- Phải có giấy phép (nếu có)
- Lệnh chuyển tiền: tên Ngân hàng
- Chứng từ xuất trình: kiểm tra tài khoản có tiền để trả cho ngân hàng không (bản sao y), giấy phép thành lập, giấy pháp kinh doanh XNK (bản sao y).
Chuyển tiền trả sau:
- Hợp đồng (sales contract)
- Hoá đơn thương mại (commercail invoice)
- Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list)
- Tờ khai hàng hoá XNK.
- Lệnh chuyển tiền (Payment order)
Quy trình:
Chuyển tiền trả trước:
(1) NM ra lệnh chuyển tiền.
(2) NH NM báo mail/điện ... cho NH NB
(3) NH NB báo có cho NB
(4) NH NM báo nợ NM
(5) NB giao hàng người mua
Chuyển tiền trả sau:
(1) NB giao hàng hoá + chứng từ cơ bản
(2) NM ra lệnh chuyển tiền + tờ khai NK + giấy phép NK + P/O + bộ chứng từ cho NHNM.
(3) NHNM trích tài khoản để chuyển tiền.
(4) NHNB báo có
(5) NHNM báo nợ.
(ST)
3.
Sơ đồ hạch toán
KH ko upload file lên đc, pakon theo đường link này nha
Qd 15
http://i248.photobucket.com/albums/gg173/ptm0412/QuytrinhKT/SodoNhapkhau15.gif
Qd 48
http://i248.photobucket.com/albums/gg173/ptm0412/QuytrinhKT/SodoNhapkhau48.gif
1
LC: (Letter of credit – Thư tín dụng) Là một bức thư do Ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở tín dụng thư) cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó.
Đối với LC có hai phương thức thanh toán: ký quỹ 100% trị giá LC (trị giá lô hàng nhập) và ký quỹ nhỏ hơn 100% trị giá LC.
QUY TRÌNH THANH TOÁN KÝ QUỸ 100% TRỊ GIÁ L/C:
B1: Người mua đến ngân hàng xin mở LC và nộp tiền ký qũy 100% trị giá LC ---> mở TK tín dụng thư tại ngân hàng.
B2: Ngân hàng mở LC chuyển LC đến cho ngân hàng người bán.
B3: Ngân hàng người bán chuyển LC đến cho người bán.
B4: Người bán chuyển giao hàng hóa cho người mua.
B5: Người bán chuyển Bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng người bán.
B6: Ngân hàng người bán chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng người mua.
B7: Ngân hàng người mua kiểm tra bộ chứng từ và nếu Bộ chứng từ hàng hóa hợp lệ thì Ngân hàng người mua trả tiền cho ngân hàng người bán.
B8: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
B9: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ và Bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.
TRƯỜNG HỢP KÝ QUỸ NHỎ HƠN 100% TRỊ GIÁ CỦA L/C:
B1: Người mua xin mở LC, nộp tiền ký quỹ < 100% trị giá LC ---> mở tài khoản tín dụng thư tại ngân hàng.
B2: Ngân hàng mở LC chuyển LC đến cho Ngân hàng người bán.
B3: Ngân hàng người bán chuyển LC đến người bán.
B4: Người bán chuyển giao hàng hóa cho người mua.
B5: Người bán chuyển Bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng người bán.
B6: Ngân hàng người bán chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng người mua.
B7: Ngân hàng người mua kiểm tra bộ chứng từ và nếu Bộ chứng từ hàng hóa hợp lệ thì Ngân hàng người mua trả tiền 100% tr ị gi á LC cho ngân hàng người bán.
B8: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
B9: Ngân hàng mở LC thông báo đòi tiền người mua về số tiền ký quỹ chưa đủ + bản sao Bộ chứng từ hàng hóa để người mua kiểm tra.
B10: Trường hợp kiểm tra Bộ chứng từ hàng hóa nếu thấy nó hợp lệ người mua sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại cho ngân hàng hoặc làm thủ lục vay ngân hàng số tiền đó hoặc thực hiện nghiệp vụ chấp nhận trả tiền theo Bộ chứng từ nếu thời hạn thanh toán là trả chậm.
---> Cả 2 trường hợp ký quỹ này khi kiểm tra Bộ chứng từ hàng hóa thấy bất hợp lệ thì người mua được quyền từ chối thanh toán và lấy lại số tiền đã ký quỹ như vậy Ngân hàng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về lô hàng này.
Một số loại thư tín dụng thông dụng: Irrevocable L/C, Confirmed L/C, Reciprocal L/C, Back to back L/C, Transferable L/C, Revolving L/C, Cummulative Revolving L/C, Nocummylative Revolving L/C, Red clause L/C, Stand by L/C, Without recourse L/C.
2) Những thuận lợi của phương thức L/C:
2.1. L/C là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này. Các qui định của L/C đều phải tuân thủ UCP 500 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế.
2.2. Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho cả hai bên – đảm bảo là người xuất khẩu phải thực hiện hợp đồng nghiêm túc và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, cả hai bên nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định.
2.
Phương thức chuyển tiền: (TT - Telegraphie transfer or TTR - Remittances)
a. Định nghĩa:
Là hình thức thanh toán người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích trước 1 số tiền nhất định để trả cho người bán vào 1 thời điểm nhất định.
b. Hình thức:
Payment: by TT/ or TTR
100% invoice value / contract value
Diễn ra dưới 3 hình thức:
- Thanh toán trả trước: người mua trả tiền trướccho người bán trước thời hạn giao hàng, có thể là trả trước : 100% giá trị invoice/ 30%-> 70% trị giá hợp đồng và trả hết sau khi giao.
- Thanh toàn trả sau: trả 100% giá trị hoá đơn sau khi nhận hàng hoá (100% invoice value after receiving goods)
- Thanh toán trả trước và trả sau: Giữa người mua và người bán ko quen, nhưng trong giao dịch lần đầu, người bán yêu cầu thanh toán trước số tiền như là tiền cọc.
Thủ tục:
Chuyển tiền trả trước: Đến ngân hàng phải có HĐNT, trên hợp đồng phải quy định hình thức chuyển tiền trả trước. Nếu hàng hoá thuộc danh mục nhập khẩu có điều kiện thì:
- Phải có giấy phép (nếu có)
- Lệnh chuyển tiền: tên Ngân hàng
- Chứng từ xuất trình: kiểm tra tài khoản có tiền để trả cho ngân hàng không (bản sao y), giấy phép thành lập, giấy pháp kinh doanh XNK (bản sao y).
Chuyển tiền trả sau:
- Hợp đồng (sales contract)
- Hoá đơn thương mại (commercail invoice)
- Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list)
- Tờ khai hàng hoá XNK.
- Lệnh chuyển tiền (Payment order)
Quy trình:
Chuyển tiền trả trước:
(1) NM ra lệnh chuyển tiền.
(2) NH NM báo mail/điện ... cho NH NB
(3) NH NB báo có cho NB
(4) NH NM báo nợ NM
(5) NB giao hàng người mua
Chuyển tiền trả sau:
(1) NB giao hàng hoá + chứng từ cơ bản
(2) NM ra lệnh chuyển tiền + tờ khai NK + giấy phép NK + P/O + bộ chứng từ cho NHNM.
(3) NHNM trích tài khoản để chuyển tiền.
(4) NHNB báo có
(5) NHNM báo nợ.
(ST)
3.
Sơ đồ hạch toán
KH ko upload file lên đc, pakon theo đường link này nha
Qd 15
http://i248.photobucket.com/albums/gg173/ptm0412/QuytrinhKT/SodoNhapkhau15.gif
Qd 48
http://i248.photobucket.com/albums/gg173/ptm0412/QuytrinhKT/SodoNhapkhau48.gif
Sửa lần cuối: