Theo mình hiểu
-Đối với Doanh nghiệp thì hai nghiệp vụ này giống nhau đều được hạch toán như sau:
Nợ 334
Có 111
-Còn Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thì còn tuỳ
Theo như em hỏi thì đây là 1 bài tập chứ không phải là nghiệp vụ phát sinh.
Tuy nhiên anh trả lời chung như thế này:
- Nếu 2 TH này chỉ khác nhau về câu chữ hoặc(theo câu hỏi) công nhân là nhân viên của Công ty và có làm bảng tạm ứng lương thì HT giống nhau
N334/C111
- Nếu là công nhân thuê ngoài, thường tạm ứng thì 1 người đại diện nhận (Đội trưởng/Tổ trưởng...) thì HT qua TK141, cuối tháng tính sau.
Còn trường hợp thanh toán cho CB CNV thì khỏi trả lời.
Theo mình nghĩ 02 trường hợp này là hoàn toàn khác nhau:
1. tạm ứng lương nghĩa là chưa phải chi phí tiền lương, khoản chi này mới là tạm tính chưa đủ yếu tố để đưa vào chi phí. Doanh nghiệp giải quyết linh động trước cho cán bộ công nhân trong thời gian hoàn tất bảng chấm công và làm bảng lương. Nên định khoản :Tạm ứng:
N141
C111,112
2. Trường hợp thanh toán tiền lương đợt I cho cán bộ công nhân viên chủ yếu là trong trường hợp công ty không đủ tiền chi lương nên chi làm nhiều đợt trong tháng sau. Nên hạch toán thanh toán tiền lương đợt I:
N334
C111,112
Nói chung tiếng việt hiểu nhiều nghĩa. Kế toán càng cẩn thận càng tốt
Hạch toán tạm ứng lương (tạm trả lương vào giữa tháng khi chưa xác định được số phải trả chính xác) vào TK 334. Việc hạch toán vào TK 141 không phản ánh đúng bản chất của TK này.
Hạch toán tạm ứng lương (tạm trả lương vào giữa tháng khi chưa xác định được số phải trả chính xác) vào TK 334. Việc hạch toán vào TK 141 không phản ánh đúng bản chất của TK này.
Trong trường hợp này chúng ta có thể linh động để xử lý các phát sinh tạm ứng trước lương cho người lao động, tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có cách sử dụng TK cũng như cách hạch toán sao cho phù hợp, bạn dùng TK 334, 141 hay không thì cuối cùng nó cũng dẫn tới la mã cổ đại hết. Tôi lấy ví dụ thực tế để chứng minh cho bạn.
+ Khi tạm ứng lương cho tất cả công nhân viên trong tháng đợt 1 bạn phản ánh.(trường hợp này là cty thanh toán lương cho người lao động trong tháng bằng nhiều đợt)
Nợ TK 334
Có TK 111,112
+ Khi tạm ứng lương cho 1 vài nhân viên khó khăn hay họ ứng lương để trả một nhu cầu phí nào đó như con cái ốm đau, gia đình có công việc đột xuất(trường hợp này cty thanh toán lương cho người lao động trong tháng chỉ 1 đợt duy nhất)
Nợ TK 141(chi tiết cho nhân viên)
Có TK 111,112
Cuối tháng căn cứ vào lương của người lao động trong tháng được hưởng mà hạch toán
Nợ TK 334
Nợ TK 138(nếu tiền ứng lớn hơn tiền lương trong tháng nhân viên được hưởng)
Có TK 111,112( nếu tiền ứng nhỏ hơn tiền lương trong tháng cnv được hưởng)
Có TK 141
Theo mình làm thì như sau :
Tạm ứng lương : Nợ TK 334
Có TK 1111
Thanh toán lương : không cần định khoản về lương nữa mà chỉ phản ánh về chi phí lương thông qua TK chi phí 622, 627, 641, 642
Nợ TK 622, 627, 641, 642
Có TK 334
Các bạn thấy thế nào ?
Theo mình thì
1.
Nợ TK 334 100
Có TK 111,112 100 (vì bạn ko nói trả bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng)
Nghiệp vụ thứ 2 cũng vậy bởi vì:
TK 334:
Bên Nợ:- Các khoản tiền đã trả cho ng` LĐ, mà thanh toán tức là đã trả rồi.
- Tạm ứng trước tiền lưong.
- Khấu trừ
Bên Có: Các khoản phải trả cho ng` LĐ
Tạm ứng tức là chưa phát sinh chi phí hoặc có thể là đã phát sinh rồi nhưng chưa hoàn thành!
Nợ TK 334
Có TK 1111
Khi bạn đã hoàn thành một vụ việc rồi thì bạn thanh toán theo chi phí lương thực tế PS Thanh toán lương, ban ghi như sau:
+ nếu số tiền tạm ứng đúng bằng số tiền thanh toán
Nợ TK 622, 627, 641, 642
Có TK 334
+ Nếu số tiền tạm ứng thấp hơn thanh toán
Nợ TK 622, 627, 641, 642
Có TK 334
có 111,112
+ Nếu số tiền tạm ứng cao hơn thanh toán
Nợ TK 622, 627, 641, 642
nợ 111,112
Có TK 334
Tại sao lại không ra cho ngô ra ngô, khoai ra khoai luôn nhỉ. Theo mình thì khi khi nhân viên tạm ứng thì đưa vào TK tạm ứng 141 đi. VD cụ thể: Nhân viên A có mức lương 1.000.000đ. Trong tháng nhân viên đó đã ứng 500.000. Cuối tháng DN trả hết lương.
Bước 1: Khi Nhân viên đó ứng lương thì định khoản
Nợ TK 141: 500.000( nếu nhiều loại tạm ứng như tạm ứng mua vật liệu, tạm ứng công tác thì làm tài khoản tiểu là 141.1là tạm ứng lương chẳng hạn)
Có TK 111: 500.000
Bước 2: Cuối tháng thanh toán lương thì định khoản
Nợ TK 334: 1.000.000
Có TK 111: 500.000
Có TK 141.1: 500.000
Bước 3: Kết chuyển qua Tk chi phí
Nợ TK 6422,6421,627...( tùy theo DN sử dụng loại hình doanh nghiệp nào mà chọn TK chi phí cho phù hợp): 1.000.000
Có TK 334: 1.000.000
Khi hạch toán tạm ứng lương qua 141 làm cho công tác kế toán trở nên rắc rối. Khi tạm ứng lương ghi nợ 334, số PS nợ 334 (chi tiết theo từng người lao động) thể hiện số tạm ứng lương. Như vậy cần gì phải mở chi tiết 141.
Việc phản ánh vào tài khoản 141 được quy định trong chế độ kế toán DN.