Thanh lý TSCĐ của công ty cho cá nhân giám đốc công ty

thanhthao211192

New Member
Hội viên mới
Anh/Chị cho em hỏi vấn đề này với ah.
Công ty Em có mua 1 TSCĐ là oto vào tháng 8/2015. đến tháng/2016 quyết định thanh lý sang cho cá nhân giám đốc của công ty. Cũng trong năm 2015, công ty có vay dài hạn 1 khoản tiền mặt của giám đốc. Và khi thanh lý oto kia, giám đốc trừ sang khoản nợ đó. Vậy các bác cho em hỏi là cần những giấy tờ thủ tục gì cho vụ việc thanh lý này, và việc trừ nợ cho khoản thanh toán đó có hợp lý không ah??? Em xin ý kiến của mọi người với ah.
 
*Thủ tục thanh lý và hoạch toán:Để có thể thanh lý tài sản cố định thì cần một số giấy tờ và thủ tục sau: bạn có thể bỏ một số thủ tục ko cần thiết cho phù hợp với quy mô doanh nghiệp

-Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.

-Quyết định Thanh lý TSCĐ.

-BB Thanh lý TSCĐ.

-HĐKT bán TSCĐ được thanh lý.

-Hóa đơn bán TSCĐ

-Thanh lý HĐKT bán TSCĐ.

Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

- Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . .=?

Có TK 711 - Thu nhập khác=?

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu có). =?

- Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

- Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 141,. . .


*Bù trừ công nợ:

Căn cứ:
– Khoản 4, Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC
– Khoản 10, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC

Theo đó:

*Bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ cần:

– Quy định cụ thể trong hợp đồng
– Phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó
– Có chứng từ vay mượn tiền .

– Biên Bản đối chiếu công nợ và bù trừ công nợ
 
*Thủ tục thanh lý và hoạch toán:Để có thể thanh lý tài sản cố định thì cần một số giấy tờ và thủ tục sau: bạn có thể bỏ một số thủ tục ko cần thiết cho phù hợp với quy mô doanh nghiệp

-Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.

-Quyết định Thanh lý TSCĐ.

-BB Thanh lý TSCĐ.

-HĐKT bán TSCĐ được thanh lý.

-Hóa đơn bán TSCĐ

-Thanh lý HĐKT bán TSCĐ.

Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

- Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . .=?

Có TK 711 - Thu nhập khác=?

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu có). =?

- Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

- Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 141,. . .


*Bù trừ công nợ:

Căn cứ:
– Khoản 4, Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC
– Khoản 10, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC

Theo đó:

*Bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ cần:

– Quy định cụ thể trong hợp đồng
– Phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó
– Có chứng từ vay mượn tiền bằng tiền .

– Biên Bản đối chiếu công nợ và bù trừ công nợ
dạ. Em cảm ơn Anh nhé!!!!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top