Ðề: Tham gia bảo hiểm xã hội
Em chào mọi người, công ty em mới thành lập năm 2009, bây giờ muốn đóng BHXH cho nhân viên, vậy mọi người cho em biết cần phải làm các thủ tục nào để có thể đóng BHXH cho nhân viên được, mình cần phải chuẩn bị các giấy tờ gì.
THỦ TỤC THAM GIA BHXH,BHYT BẮT BUỘC
(Theo quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 21/2/2008
của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam)
l). NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH,BHYT LẦN ĐẦU :
1.1.Người lao động:
Căn cứ hồ sơ gốc của mình (quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương hoặc hợp đồng lao động...) kê khai 03 bản Tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt buộc tải về tại đây (Mẫu số 01-TBH) nộp cho người sử dụng lao động; trường hợp đã được cấp sổ BHXH thì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ BHXH và tờ khai tham gia BHXH do cơ quan BHXH cấp trước khi di chuyển hoặc ngừng việc.
1.2. Người sử dụng lao động:
1.2.1.Kiểm tra, đối chiếu Tờ khai tham gia BHXH với hồ sơ gốc của từng người lao động; ký xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên Tờ khai của người lao động.
1.2.2.Lập 03 bản Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc tải về tại đây (Mẫu số 02a-TBH) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì nộp bản hợp đồng lao động.
1.2.3.Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định đã nêu ở trên và sổ BHXH của người lao động (nếu có) cho cơ quan BHXH.
1.3.Cơ quan BHXH :
1.3.l.Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, đối chiếu với hồ sơ của người lao động; ghi mã số quản lý đơn vị và từng người lao động trên danh sách và trên Tờ khai tham gia BHXH bắt buộc (mã đơn vị và người lao động ghi theo quy định của BHXH Việt Nam). Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cơ quan BHXH phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện.
l.3.2.Ký,đóng dấu vào “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 02a-TBH); trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị 01 bản Danh sách để đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, cơ quan BHXH lưu 01 bản Danh sách; riêng 03 Tờ khai (Mẫu số 01-TBH) của người lao động sau khi cấp sổ BHXH hoàn chỉnh thì trả lại đơn vị 02 Tờ khai cùng với sổ BHXH.
II- NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐANG THAM GIA BHXH,BHYT :
2.1.Tăng, giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHXH, BHYT trong tháng
- Người sử dụng lao động: Lập danh sách theo mẫu(02a-TBH) nếu tăng lao động; nếu giảm lao động hoặc điều chỉnh tiền lương, mức đóng BHXH, BHYT theo mẫu tải về tại đây (03a-TBH); nếu đồng thời có cả các biến động trên thì lập cả mẫu (02a-TBH) và mẫu ( 03a- TBH ), mỗi mẫu 1 bản kèm theo hồ sơ như: Tờ khai, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, nghỉ việc, thôi việc hoặc hợp đồng lao động, quyết định tăng, giảm lương và thẻ BHYT (nếu có), nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng. Các trường hợp tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và thực hiện vào đầu tháng kế tiếp.
Cơ quan BHXH: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ; ký, đóng dấu vào danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT; các Tờ khai (nếu có), thông báo cho đơn vị đóng BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời cho người lao động.
2.2.Khi người sử dụng lao động di chuyển từ địa bàn tỉnh này sang địa bàn tỉnh khác, phải xuất trình hồ sơ kèm theo Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT (Mẫu số 03a-TBH); đóng đủ BHXH, BHYT cho người lao động đến thời điểm di chuyển; cơ quan BHXH tỉnh nơi đi xác nhận sổ BHXH cho người lao động; người sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH tỉnh nơi chuyển đến theo thủ tục tham gia BHXH, BHYT lần đầu quy định tại mục I.
2.3.Người sử dụng lao động thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu; sáp nhập hoặc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH và đóng đủ BHXH cho người lao động đến thời điềm thay đổi. Cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH cho người lao động theo nguyên tắc đóng đến thời điểm nào thì xác nhận đến thời điểm đó.
III). PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ SỬ DỤNG BIỂU MẪU THU BHXH,BHYT BẮT BUỘC
1. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu số 01-TBH).
a. Mục đích: Người lao động kê khai các thông tin liên quan đến cá nhân để làm căn cứ đóng BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT.
b. Trách nhiệm lập : Người lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, bao gồm cả người lao động trong lực lượng vũ trang.
c. Thời gian lập: Kê khai khi bắt đầu tham gia BHXH hoặc đã tham gia nhưng chưa được cấp sổ BHXH và khi cấp lại sổ BHXH.
d. Căn cứ lập: Hồ sơ gốc của người lao động bao gồm: Giấy khai sinh, lý lịch, Hợp đồng lao động (HĐLĐ), các Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận. Ngoài ra còn các giấy tờ khác như: Quyết định nâng bậc, nâng ngạch lương, chuyển công tác, chứng minh thư nhân dân....
e. Phương pháp lập:
Người lao động kê khai đúng các nội dung trong mẫu.
- Số sổ: Ghi số sổ BHXH đã được cơ quan BHXH cấp; nếu chưa được cấp sổ BHXH thì để trống để cơ quan BHXH có trách nhiệm ghi khi cấp sổ BHXH.
* Phần A: Người lao động:
- Họ và tên: Ghi bằng chữ in hoa có dấu;
- Giới tính: Là nam hoặc nữ thì đánh dấu nhân (X) vào ô tương ứng.
- Ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch: Ghi như trong giấy khai sinh.
- Nguyên quán: Ghi nguyên quán của người lao động (ghi rõ xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Nơi cư trú: Ghi địa chỉ nơi đăng kí hộ khẩu thường trú (theo sổ hộ khẩu) hoặc nơi đăng ký tạm trú (theo sổ tạm trú). Ghi rõ xã, phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh, thành phố đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
- Chứng minh thư: Ghi số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư.
- Số thẻ BHYT (nếu có): Ghi số thẻ BHYT đã được cơ quan BHXH cấp.
- Nơi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu: Ghi tên bệnh viện nơi đăng ký KCB ban đầu theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.
- Quyền lợi khám chữa bệnh: Người lao động thuộc những quyền lợi nào thì ghi dấu nhân (X) vào những ô tương ứng, nếu không có thì để trống.
- Loại A: Gồm người có công, thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên.
- Loại B: Gồm người có công, thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động hoặc thương tật dưới 81%.
- Sống hoặc làm việc ở khu vực I, II, III theo Quyết định số 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29/8/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc về việc ban hành quy định tiêu chí phân định vùng dân dộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.
* Thời gian công tác và đóng BHXH: Kê khai theo từng mốc thời gian liên quan đến quá trình đóng hay tạm ngừng tham gia BHXH.
- Cột 1, 2: Ghi từ tháng, năm đến tháng năm của khoảng thời gian không thay đổi một trong những yếu tố như: Cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, đơn vị làm việc, địa điểm đơn vị đóng, mức tiền lương, tiền công và các loại phụ cấp tháng làm căn cứ đóng BHXH. Khi có thay đổi một trong những yếu tố này thì ghi ở dòng tiếp theo tương ứng với khoảng thời gian thay đổi. Nếu người lao động tham gia BHXH lần đầu thì chỉ ghi cột 1 từ tháng năm bắt đầu tham gia BHXH.
- Cột 3: Ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, tên đơn vị làm việc (đối với doanh nghiệp đã được xếp hạng cũng ghi rõ hạng doanh nghiệp), địa điểm nơi đơn vị đóng (nếu có phụ cấp khu vực thì ghi rõ xã, huyện, tỉnh).
- Cột 4 đến cột 8: Ghi mức tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đóng BHXH.
Lưu ý:
- Người lao động thuộc đối tượng hưởng lương theo thang bảng lương của Nhà nước thì ghi bằng hệ số, người lao động thuộc đối tượng hưởng lương do người sử dụng lao động quy định thì ghi mức tiền lương cụ thể (Nếu trên HĐLĐ của người lao động ghi tiền lương hệ số (hoặc tiền lương có gốc ngoại tệ) thì phải quy đổi, ghi bằng tiền (VNĐ) theo quy định).
- Người lao động được hưởng phụ cấp nào thì ghi rõ hệ số hoặc tỷ lệ (%) phụ cấp vào cột tương ứng; nếu không hưởng thì bỏ trống.Nếu làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7% trở lên thì ghi vào cột phụ cấp khu vực.
- Từ 01/01/2007, nếu tiền lương, tiền công cao hơn 20 lần lương tối thiểu chung thì chỉ ghi tiền lương, tiền công ở cột 4 bằng 20 lần lương tối thiểu.
- Trường hợp người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại ghi đầy đủ, chi tiết chức danh nghề, mã số nghề để làm căn cứ tính đầy đủ quyền lợi cho người lao động. Nếu người lao động không ghi đầy đủ, khi giải quyết các chế độ BHXH cơ quan BHXH không có căn cứ tính đủ cho người lao động thì người lao động tự chịu trách nhiệm.
Ví dụ : Công nhân lái xe cẩu 40 tấn hoặc thuyền trư¬ởng, tàu vận tải biển 500 GRT…
- Trường hợp các yếu tố trong cột 3 không thay đổi thì đánh dấu nhân (X) không phải ghi lại các nội dung; chỉ ghi các yếu tố thay đổi ở cột 1, 2, cột 4 đến cột 8.
- Trường hợp có thời gian nghỉ việc không đóng BHXH, do thôi việc, đi học, đi công tác ở nước ngoài, đi tù, ốm từ 14 ngày trong tháng trở lên không tham gia BHXH... thì cũng phải ghi rõ thời gian và lý do gián đoạn trên cột 1, 2, 3; các cột còn lại đánh dấu nhân (X).
Phần B: Thân nhân: Người lao động kê khai thân nhân theo hồ sơ, lý lịch gốc gồm: cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; người nuôi dưỡng hoặc người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc phải nuôi dưỡng theo quy định của Luật BHXH.
Phần C :Người sử dụng lao động đối chiếu với hồ sơ gốc của người lao động hiện đang quản lý ký, đóng dấu và xác nhận.
Phần D : Cơ quan BHXH sau khi kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc nếu đúng đủ theo quy định thì ký tên, đóng dấu xác nhận.
2. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu số 02a-TBH):
a. Mục đích: Đơn vị đăng ký số lao động, quỹ tiền lương tham gia đóng BHXH, BHYT và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người lao động.
b. Trách nhiệm lập: Đơn vị sử dụng lao động.
c. Thời gian lập: Khi đơn vị đăng ký tham gia BHXH, BHYT lần đầu hoặc khi có lao động tăng mới.
d. Căn cứ lập: Tờ khai tham gia BHXH, BHYT; các Hồ sơ cá nhân, HĐLĐ hoặc Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận…của người lao động.
e. Phương pháp lập:
- Ghi số (theo thứ tự) ngày, tháng, năm lập danh sách.
- Cột 1: Ghi số thứ tự (theo số nguyên) từ nhỏ đến lớn.
- Cột 2: Ghi rõ họ và tên của ngư¬ời lao động.
- Cột 3: Ghi số sổ BHXH của người lao động (nếu có). Người lao động đã có sổ BHXH ghi trước, chưa có sổ BHXH ghi sau.
- Cột 4: Ghi số thẻ BHYT của người lao động (nếu có).
- Cột 5: Ghi ngày, tháng, năm sinh của người lao động.
- Cột 6: Ghi rõ giới tính của người lao động. Nếu người lao động là nữ thì đánh dấu nhân (X) nếu là nam thì bỏ trống.
- Cột 7: Ghi số chứng minh thư của người lao động.
- Cột 8: Ghi địa chỉ nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi làm việc của người lao động.
- Cột 9, 10: Ghi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của ngư¬ời lao động. Cột 8 ghi tên tỉnh hoặc mã tỉnh nơi đóng trụ sở của cơ sở khám chữa bệnh, cột 9 ghi tên hoặc mã cơ sở khám chữa bệnh theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.
- Cột 11 đến cột 15: Ghi mức tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề, khu vực (nếu có) làm căn cứ đóng BHXH, BHYT của người lao động theo QĐ hoặc HĐLĐ.
- Cột 16: Ghi tháng, năm người lao động được tuyển dụng, tiếp nhận hoặc giao kết HĐLĐ, HĐ làm việc.
- Cột 17: Ghi số, ngày tháng năm của HĐLĐ hoặc Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận... Nếu người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại thì ghi ký hiệu bằng chữ (A); nặng nhọc, độc hại ghi ký hiệu bằng chữ (B).
* Phần tổng hợp chung:
- Ghi số sổ BHXH được cấp từ số đến số;
- Ghi số lượng thẻ BHYT được cấp trong kỳ; trong đó ghi cụ thể số lượng thẻ BHYT cấp ngoại tỉnh (nếu có).
- Ghi rõ thời hạn sử dụng của thẻ BHYT của đơn vị từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng năm.
- Tổng hợp phát sinh tăng: Chỉ ghi những chỉ tiêu điều chỉnh tăng trong kỳ.
+ Chỉ tiêu số lao động: Ghi số lao động tham gia BHXH, BHYT phát sinh tăng trong kỳ.
+ Chỉ tiêu quỹ luơng: Ghi tổng quỹ lương BHXH, BHYT phát sinh tăng trong kỳ .
+ Chỉ tiêu số phải đóng: Ghi số phải đóng BHXH, BHYT phát sinh tăng trong kỳ.
+ Chỉ tiêu điều chỉnh số phải đóng: Ghi tổng số tiền điều chỉnh tăng trong kỳ của những trường hợp lao động tăng mới như¬ng đóng BHXH, BHYT không kịp thời phải truy đóng BHXH, BHYT.
Lưu ý:
+ Người lao động thuộc đối tượng hưởng lương theo thang bảng lương của Nhà nước thì ghi bằng hệ số; người lao động thuộc đối tượng hưởng lương do người sử dụng lao động quy định thì ghi mức tiền lương cụ thể. Nếu trên HĐLĐ của người lao động ghi tiền lương hệ số (hoặc tiền lương có gốc ngoại tệ) thì phải quy đổi, ghi bằng tiền (VNĐ) theo quy định (trường hợp tiền lương có gốc ngoại tệ khác đồng Đôla Mỹ thì qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với các đồng ngoại tệ đó áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 6 tháng cuối năm).
+ Ghi rõ hệ số hoặc tỷ lệ (%) phụ cấp người lao động được hưởng vào cột tương ứng; nếu không hưởng phụ cấp nào thì bỏ trống.
3. Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT (Mẫu số 03a-TBH).
a. Mục đích: Các đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT bắt buộc kê khai về lao động, tiền lư¬ơng và mức đóng BHXH, BHYT phải điều chỉnh trong kỳ.
b. Trách nhiệm lập: Đơn vị sử dụng lao động.
c. Thời gian lập: Hàng tháng, khi có điều chỉnh (tăng, giảm) về lao động, tiền lương và mức đóng BHXH, BHYT trong tháng.
d. Căn cứ lập: HĐLĐ, các QĐ liên quan đến việc thuyên chuyển công tác, thay đổi, điều chỉnh tiền lư¬ơng và phụ cấp lương; các QĐ nghỉ việc do ngừng việc hoặc nghỉ hưởng chế độ BHXH của người lao động và sổ BHXH.
e. Phương pháp lập:
- Ghi số (theo thứ tự) ngày, tháng, năm lập danh sách.
- Cột 1: Ghi số thứ tự (theo số nguyên) từ nhỏ đến lớn.
- Cột 2: Ghi họ và tên của người lao động.
- Cột 3: Ghi số sổ BHXH của người lao động.
- Từ cột 4 đến cột 13: Ghi mức cũ và mức mới tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp được hưởng như: chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề, khu vực (nếu có) ghi trong QĐ hoặc HĐLĐ của người lao động.
- Cột 14, 15: Ghi từ tháng năm đến tháng năm cần điều chỉnh.
- Cột 16: Ghi tỷ lệ điều chỉnh ( 23%, 20%, 16%, 3%…).
- Cột 17: Lao động giảm có trả thẻ BHYT đánh dấu nhân (X), lao động giảm không trả thẻ BHYT bỏ trống.
- Cột 18: Ghi số, ngày QĐ hoặc HĐLĐ liên quan đến việc điều chỉnh. Nếu người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại thì ghi ký hiệu bằng chữ (A); nặng nhọc, độc hại ghi ký hiệu bằng chữ (B).
* Tổng hợp chung: Ghi tổng các biến động và điều chỉnh phát sinh trong kỳ, trong đó:
+ Chỉ tiêu số lao động: Ghi số lao động tham gia BHXH, BHYT phát sinh giảm trong kỳ.
+ Chỉ tiêu quỹ lương: Ghi tổng quỹ lương BHXH, BHYT phát sinh tăng, giảm trong kỳ .
+ Chỉ tiêu Số phải nộp: Ghi số phải nộp BHXH, BHYT phát sinh tăng, giảm trong kỳ.
+ Chỉ tiêu điều chỉnh số phải nộp: Ghi số điều chỉnh tăng, giảm số phải nộp BHXH, BHYT của thời gian trước tháng điều chỉnh( ví dụ: ghi số tiền phải truy thu, truy đóng BHXH, BHYT do chưa đóng, chậm đóng đối với người lao động).
Lưu ý :
+ Đơn vị sử dụng lao động liệt kê đầy đủ, chính xác và khớp đúng các thông tin điều chỉnh về tiền lư¬ơng, tiền công và các khoản phụ cấp ghi trên QĐ hoặc HĐLĐ của từng người lao động. Trường hợp kê khai sai mức tièn lương, tiền công đóng BHXH, BHYT của người lao động thì phải đối chiếu với cơ quan BHXH, lập biên bản để làm căn cứ điều chỉnh.
+ Người lao động thuộc đối tượng hưởng lương theo thang bảng lương của Nhà nước thì ghi bằng hệ số; người lao động thuộc đối tượng hưởng lương do người sử dụng lao động quy định thì ghi mức tiền lương cụ thể, nếu trên HĐLĐ của người lao động ghi tiền lương hệ số hoặc tiền lương có gốc ngoại tệ thì phải quy đổi, ghi bằng tiền (VNĐ) theo quy định (trường hợp tiền lương có gốc ngoại tệ khác đồng Đôla Mỹ thì qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với các đồng ngoại tệ đó áp dụng tính thuế xuất, nhập khẩu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 6 tháng cuối năm).
+ Người lao động được hưởng phụ cấp nào thì ghi rõ hệ số hoặc tỷ lệ (%) phụ cấp vào cột tương ứng; nếu không hưởng thì bỏ trống.
+ Trường hợp người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm từ 14 ngày trở lên không phải đóng BHXH nhưng vẫn phải đóng BHYT.
+ Trường hợp người lao động nghỉ việc nhưng không thu hồi được thẻ BHYT thì phải truy đóng số tiền BHYT tương ứng với thời hạn sử dụng còn lại ghi trên thẻ (trừ trường hợp chết).
+ Trường hợp truy thu để cộng nối thời gian tham gia BHXH đối với người lao động thì đơn vị phải nộp đầy đủ bản gốc và bản sao các QĐ, HĐLĐ, bảng thanh toán tiền lương, tiền công và các giấy tờ có liên quan đến thời gian người lao động làm việc, hưởng lương nhưng chưa đóng BHXH để cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu và lưu hồ sơ thu BHXH.
+ Từ ngày 01/01/2008 thực hiện đóng BHXH, BHYT theo mức tiền lương tối thiểu chung và tiền lương tối thiểu vùng theo qui định; các trường hợp chưa đóng, chậm đóng đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà n¬ớc qui định thì tiền lương đóng BHXH, BHYT được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do nhà nước qui định tại thời điểm đóng.
4. Danh sách đề nghị điều chỉnh hồ sơ tham gia BHXH, BHYT (Mẫu số 03b-TBH):
a. Mục đích : Các đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT bắt buộc có điều chỉnh hồ sơ tham gia BHXH, BHYT và gia hạn thẻ BHYT đối với người lao động.
b. Trách nhiệm lập : Đơn vị sử dụng lao động.
c. Thời gian lập : Khi người lao động có thay đổi hồ sơ tham gia BHXH, BHYT như: thay đổi nhân thân, thân nhân; sổ BHXH; thẻ BHYT hoặc gia hạn thẻ BHYT…
d. Căn cứ lập : Hồ sơ tư pháp, giấy khai sinh, các giấy tờ hợp pháp khác có liên quan và công văn đề nghị điều chỉnh của đơn vị.
e. Phương pháp lập:
- Cột 1: Ghi số thứ tự (theo số nguyên) từ nhỏ đến lớn.
- Cột 2: Ghi họ và tên của người lao động.
- Cột 3: Số sổ BHXH của người lao động.
- Cột 4: Ghi số thẻ BHYT của người lao động.
- Cột 5: Ghi nội dung cần thay đổi, điều chỉnh.
Ví dụ : Điều chỉnh tên đệm, điều chỉnh năm sinh, điều chỉnh nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu...
- Cột 6: Ghi nội dung cũ của hồ sơ đã đăng ký.
- Cột 7: Ghi nội dung mới cần điều chỉnh hồ sơ.
- Cột 8: Ghi rõ lý do cần điều chỉnh.
* Phần đề nghị gia hạn thẻ BHYT: Đơn vị ghi số lượng thẻ BHYT gia hạn trong kỳ; Trong đó ghi cụ thể số lượng thẻ BHYT chuyển tỉnh (nếu có) và ghi rõ thời hạn từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng năm có giá trị của thẻ BHYT đề nghị gia hạn.