thẩm định tín dụng doanh nghiệp

boysoidong

New Member
Hội viên mới
I. Sơ lược về thẩm định tín dụng
1. Mục tiêu của thẩm định tín dụng
a. Khái niệm:
Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
Khi lập phương án kinh doanh do khách hàng thường mong muốn vay được vốn đã thổi phồng, ước lượng lạc quan về hiệu quả kinh doanh. Do vậy thẩm định tín dụng cần xem xét đúng thực chất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
b. Mục đích:
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách khách quan và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho quyết định cho vay. Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng thể hiện ở những điểm sau:
• Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng lập và nộp khi làm thủ tục vay vốn.
• Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
• Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.
2. Những nội dung chính của thẩm định tín dụng
a. Thẩm định tư cách khách hàng vay vốn.
Mục đích của thẩm định tư cách khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ.
Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện vay vốn sau:
• Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
• Có mục đích vay vốn hợp pháp.
• Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
• Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả.
• Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
Theo đó, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng xét về tư cách khách hàng có thể bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Khách hàng có thuộc nhóm không được cho vay, cần hạn chế, hoặc ngừng quan hệ tín dụng hay không?
- Khách hàng có thuộc đối tượng (xếp theo loại hình doanh nghiệp hay ngành sản xuất, nhóm khách hàng, địa bàn…) cần thận trọng trong xem xét cấp tín dụng (theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam) hay không?
- Xem xét khách hàng trong mối quan hệ với một nhóm khách hàng liên quan (quan hệ sở hữu; quan hệ về quản trị điều hành, thành viên; nhóm khách hàng mặc định).
- Mô hình hoạt động của khách hàng.
- Tư cách đạo đức; năng lực pháp luật; hành vi dân sự của khách hàng/ chủ sở hữu/ người điều hành.
- Quan hệ của khách hàng với các chủ nợ, với ngân hàng cho vay, NHCT và TCTD khác; quan hệ với đối tác kinh doanh.
b. Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn.
Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu mà khách hàng cần gửi phù hợp với đặc điểm của từng loại khách hàng, từng loại cho vay và khoản vay.
Thông thường bộ hồ sơ vay vốn bao gồm có:
 Giấy đề nghị vay vốn.
 Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân.
 Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.
 Báo cáo tài chính kỳ gần nhất.
 Giấy tờ liên quan đến thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.
 Giấy tờ liên quan nếu cần thiết.
Nhân viên thẩm định cần chú ý xem các tài liệu quy định có đầy đủ và hợp pháp hay không còn đi sâu vào nội dung quan trọng như báo cáo tài chính hay phương án kinh doanh sẽ thực hiện sau.
c. Tình hình sản xuất kinh doanh.
Đánh giá rủi ro về hoạt động kinh doanh của khách hàng căn cứ vào các nội dung cơ bản sau:
 Tính chính xác, kịp thời đầy đủ của thông tin được sử dụng để thẩm định (thông tin do khách hàng, kiểm toán độc lập, bên thứ ba cung cấp; thời điểm xác định thông tin…).
 Mức độ rủi ro của ngành kinh tế, khu vực mà khách hàng đang hoạt động bao gồm : tính chất của hàng hóa dịch vụ, các đối thủ cạnh tranh, thị trường trong nước và quốc tế, ảnh hưởng của cơ chế chính sách của nhà nước, của hội nhập toàn cầu hóa liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng…).
 Phân tích kết quả thực về lỗ, lãi.
 Đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng.
d. Thẩm định khả năng tài chính.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay. Đối với khách hàng điều này giúp cho họ giữ được uy tín và cam kết đã thỏa thuận. Đối với ngân hàng, khả năng tài chính của khách hàng giúp cho yên tâm hơn về khả năng trả nợ. Thẩm định tài chính dựa vào báo cáo của những kỳ gần nhất và được đánh giá ở những nội dung cơ bản sau:
 Tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của thông tin được sử dụng.
 Diễn biễn về giá trị thực của doanh nghiệp (Vốn chủ sở hữu thực có = Tổng tài sản sau khi trừ đi các khoản mục không có giá trị thực như: nợ khó đòi, hàng hóa mất phẩm chất… - Nợ ngắn hạn – Nợ dài hạn.
 Biến đổi cơ cấu nguồn vốn – sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
 Biến động về quy mô tài sản nợ, tài sản có, đặc biệt là các khoản mục: hàng tồn kho, các khoản phải thu, chi phí chờ kết chuyển…).
 Đánh giá về tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó.
 Diễn biến luồng tiền của khách hàng, các hệ số khả năng thanh toán, hệ số khả năng trả nợ.
e. Thẩm định tính khả thi – khả năng thu hồi nợ.
Một khách hàng có tình hình tài chính tốt, đảm bảo nợ vay trong quá khứ và hiện tại chưa hẳn có tình hình tài chính và khả năng trả nợ tốt trong tương lai. Khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào tính khả thi của phương án kinh doanh. Các tiêu chí đánh giá có thể khái quát lại như sau:
 Thông tin được sử dụng để thẩm định phương án, dự án phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời đầy đủ.
 Lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh có thuộc đối tượng cần thận trọng xem xét cấp tín dụng (theo chỉ đạo của NHCT VN hoặc chi nhánh) hay không?
 Phương án dự án có thuộc ngành sản xuất kinh doanh truyền thống, có kinh nghiệm của khách hàng hay lĩnh vực hoàn toàn mới.
 ảnh hưởng của cơ chế, chính sách của nhà nước, địa phương tới dự án phương án;
 Kinh nghiệm, năng lực và sự ràng buộc trách nhiệm của cá nhân/ tổ chức thực hiện nghiên cứu, thẩm định, lập dự án, phương án.
 Việc chuẩn bị và bố trí nguồn lực thực hiện dự án.
+ Tính khả thi của phương án tài chính.
+ Công tác nhân sự: quản lý, bố trí nhân sự ở các giai đoạn thực hiện, năng lực của người chịu trách nhiệm quản lý…
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện dự án, phương án.
 Tổ chức thực hiện vận hành dự án.
- Tính ổn định sẵn có của thị trường các yếu tố đầu vào.
- Việc sử dụng máy móc thiết bị, vận hành công nghệ.
- Cách thức điều hành tổ chức sản xuất kinh doanh…
 Khả năng mức độ chuyển hoán thành tiền của dự án, phương án.
 Vòng đời của dự án phương án.
g. Biện pháp bảo đảm tiền vay.
Là việc tổ chức cho vay áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tín dụng có thể bằng tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Đánh giá tài sản đảm bảo dựa trên các tiêu chí sau:
 Nêu rủi ro từ việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
 Rủi ro từ hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo.
 Rủi ro về giảm giá trị của tài sản đảm bảo.
 Rủi ro về suy giảm khả năng thanh toán của bên bảo lãnh.
 Rủi ro về tính thanh khoản của tài sản đảm bảo.(khả năng dễ chuyển hóa tài sản thành tiền).
 Rủi ro do sự thay đổi chính sách của nhà nước.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top