thắc mắc về tài sản cố định, giúp em với

Ðề: thắc mắc về tài sản cố định, giúp em với

Ơ thế TSCĐ mang đi trao đổi thì không được coi là hàng hóa phải không bác ?
Em cứ tưởng cứ cái gì mang đi trao đổi thì đều được coi là hàng hóa, dịch vụ chứ bác nhỉ.
Cám ơn bác
Nhưng mà cái chuẩn mực đó nói về doanh thu.
CHỉ là doanh thu khi hàng hóa mua về với dự định bán thu lãi.
Kế toán mà. Quan trọng vốn ngắn hạn, dài hạn lắm.
 
Ðề: thắc mắc về tài sản cố định, giúp em với

Việc hóa đơn là theo quy định về quản lý Thuế GTGT.
Không đuợc căn cứ vào tờ hóa đơn để gọi nó là "doanh thu" theo nghĩa kế toán.
Do đó 2 khúc đó không mâu thuẫn nhau.
Đối với TSCĐ thì nó chịu chi phối của chuẩn mực về TSCĐ.
Và nó cũng không mâu thuẫn gì với chuẩn mực doanh thu (đối với hàng hóa).
TSCĐ hay hàng hóa khi trao đổi mua bán chúng luôn có cùng nguyên tắc nhất quán như nhau. Quy định lập hóa đơn cũng không phá vỡ sự nhất quán này.

Ở đoạn 8 của chuẩn mực Doanh thu cũng rất nhất quán với chuẩn mực về TSCĐ đoạn trao đổi tương tự: không ghi nhận như là hoạt động mua bán.
 
Ðề: thắc mắc về tài sản cố định, giúp em với

tại vì khi trao đổi hàng hóa tương tự thì giá trị tài sản phải giống như giá trị của tài sản nhận về , cho nên nêu mà khoản chi phí vận chuyển lại ghi vào nguyên giá thì thành tài sản ko tương tư rùi, mà mình cug chưa hiều nữa. nên mình mới dua len diễn đàn đề bà con tra lời phụ
Không phải như thế.
Chuyện trao đổi tương tự hay không là tuỳ thuộc tương quan giữa 2 TSCĐ đó.
Vận chuyển là một nghiệp vụ riêng biệt.
Không ghi tăng nguyên giá vì đã xác định đây là TSCĐ trao đổi chứ không phải mua. Chỉ ghi chi phí vận chuyển vào tăng NG khi đó là mua sắm TSCĐ.
Nếu trao đổi không tương tự thì lại xem như là mua bán, do đó chi phí vận chuyển có thể ghi tăng NG. (Có thể nghĩa là nếu DN thấy NG được ghi nhận như vậy là hợp lý, ngoài chi phí vận chuyển còn có thể có chi phí lắp đặt, chạy thử..).
 
Ðề: thắc mắc về tài sản cố định, giúp em với

Chỉ khi bạn hạch toán như thế này thì mình sẽ trả lời cho bạn được còn nếu bạn hỏi như các bài trên thì mình chỉ hướng dẫn thôi chứ không hạch toán giúp bạn được.

Thứ nhất bạn hạch toán đã sai: bởi ví dụ bạn cho là cùng phẩm chất, cùng giá trị. Như vậy, tài sản này cũng nguyên giá là 20.000 và công ty B cũng đã khấu hao 14.000 = > giá trị còn lại của nó là 6.000. Nếu cả hai bên đồng ý xác định giá trị tài sản này là 8.000 khi bán nhé (bởi không ai biết giá trị còn lại của ai mà).

Như vậy họ trao đổi cho bạn cái TSCĐ này với giá là 8.000 và họ viết hóa đơn GTGT cho bạn sẽ là 8.000 và đó chính là nguyên giá TSCĐ mới của công ty bạn. Đồng thời cái TSCĐ của bạn đổi cho họ nguyên giá của bên họ sẽ là 8.000 và bạn cũng phải xuất hóa đơn GTGT cho họ.

Như vậy công ty bạn (công ty A) sẽ hạch toán như sau:

Nợ 211 (tài sản nhận của công ty B) : 8.000 + 2.000 = 10.000 (căn cứ hóa đơn)
Nợ 214 (giá trị khấu hao) 14.000
Nợ 811 :6.000 + 1.000 =7.000 (giá trị còn lại + chi phí vận chuyển)
Có 711 8.000 (giá trị bán TSCĐ của cty A).
Có 211 (Nguyên giá tài sản A) 20.000
Có 111 1.000+2.000=3.000 (chi phí chi bằng tiền).


Bạn còn thắc mắc chi không?

Bài của Gã sẹo trước chưa đề cập đến thuế GTGT đầu ra và đầu vào, tuy nhiên cũng chẳng có ai nói về vấn đề đó, Gã thấy nên bổ sung như sau cho đầy đủ.
Nợ 133 (thuế GTGT của phần TSCĐ B + thuế GTGT phần vận chuyển của cả hai tài sản)
Nợ 211 (tài sản nhận của công ty B) : 8.000 + 2.000 = 10.000 (căn cứ hóa đơn)
Nợ 214 (giá trị khấu hao) 14.000
Nợ 811 :6.000 + 1.000 =7.000 (giá trị còn lại + chi phí vận chuyển)
Có 711 8.000 (giá trị bán TSCĐ của cty A).
Có 211 (Nguyên giá tài sản A) 20.000
Có 111 1.000+2.000=3.000 (chi phí chi bằng tiền) + phần thuế GTGT được khấu trừ
Có 3331 (thuế GTGT của phần TSCĐ bán)

Còn trường hợp TSCĐ này không ngang bằng giá trị (tức là có sự chênh lệch và một bên phải trả thêm bằng tiền hoặc để công nợ thì ta có thể bổ sung các tài khoản 1111, 331
 
Ðề: thắc mắc về tài sản cố định, giúp em với

Bài của Gã sẹo trước chưa đề cập đến thuế GTGT đầu ra và đầu vào, tuy nhiên cũng chẳng có ai nói về vấn đề đó, Gã thấy nên bổ sung như sau cho đầy đủ.
Nợ 133 (thuế GTGT của phần TSCĐ B + thuế GTGT phần vận chuyển của cả hai tài sản)
Nợ 211 (tài sản nhận của công ty B) : 8.000 + 2.000 = 10.000 (căn cứ hóa đơn)
Nợ 214 (giá trị khấu hao) 14.000
Nợ 811 :6.000 + 1.000 =7.000 (giá trị còn lại + chi phí vận chuyển)
Có 711 8.000 (giá trị bán TSCĐ của cty A).
Có 211 (Nguyên giá tài sản A) 20.000
Có 111 1.000+2.000=3.000 (chi phí chi bằng tiền) + phần thuế GTGT được khấu trừ
Có 3331 (thuế GTGT của phần TSCĐ bán)

Còn trường hợp TSCĐ này không ngang bằng giá trị (tức là có sự chênh lệch và một bên phải trả thêm bằng tiền hoặc để công nợ thì ta có thể bổ sung các tài khoản 1111, 331

hạch tóan như của gã hơi khó hiểu,
Gã làm ơn tách rõ ràng ra đi ạ :
Thế này ạ:
+Khi giao TSCĐ HH cho bên trao đổi -giảm 211.
Nợ 811+ Nợ 214/Có 211.
Đồng thời ghi tăng TN do trao đổi TSCD :
Nợ 131/Có 711 + Có3331
+Khi nhận TSCĐHH
Nợ 211 +Nợ 133/Có 131.
Khi có chênh lệch TSCĐ đưa đi Trao Đổi > GT TSCĐ nhận về thì
Nợ 111,112/Có 131.và ngược lại!
Đây là HTóan TH ko tương tự, nếu tương tự thì ko có bút tóan Chênh Lệch!
Đc ko anh nhỉ?
 
Ðề: thắc mắc về tài sản cố định, giúp em với

đó cũng là cái mình thắc mắc nè, theo như mình biết thì chi phí vận chuyển tài sản mang về ( trao đổi ko tương tự) thì ghi vào nguyên giá 211. còn chi phí vận chuyển tài sản mang về ( trao đổi tương tự ) thì ghi vào chi phí no 627
Còn chi phí vận chuyển tài sản mang đi (trao đổi tương tự và ko tương tư ) đều ghi vào nợ 811
các bác nghĩ sao
 
Ðề: thắc mắc về tài sản cố định, giúp em với

Theo mình thì nên ĐK như thế này: phải có 3 bút toán nè
xóa sổ TSCĐ
N 214 gtrị hao mòn
N 811 gtrị còn lại
C 211 Nguyên Giá
DT khi bán
N 111,112,131 tổg giá thanh toán
C 711 dt bán TSCD
C 3331 thuế nếu có
CF khi bán tscd
N 811 CF bán
N 1331 thuế
C 111,112,331 tổng giá tt
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top