Tập hợp chuẩn mực kế toán từ đợ 1-5

Ðề: Tập hợp chuẩn mực kế toán từ đợ 1-5

Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước

Có các chuẩn mực trong kế toán doanh nghiệp cơ bản như sau:

1 Chuẩn mực chung

Chuẩn mực này quy định các vấn đề cơ sở, nền tảng về kế toán như:

a. Các nguyên tắc kế toán cơ bản:

Trọng yếu, cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, Nhất quán, Thận trọng, Trọng yếu.

b. Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán

Trung thực, Khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh.

c. Các yếu tố của BCTC

- Tình hình tài chính

Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

- Tình hình kinh doanh

Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả kinh doanh.

d. Ghi nhận các yếu tố của BCTC:
BCTC phải ghi nhận các yếu tố về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, trong các yếu tố đó phải được ghi nhận theo từng khoản mục. Một khoản mục được ghi nhận trong BCTC khi thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai.

- Khoản mục đó có giá trị và xác định được giá trị một cách đáng tin cậy.

Các vấn đề chuẩn mực này quy định bao gồm: Xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, ghi nhận chi phí.

2 Hàng tồn kho

a. Xác định giá trị hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được xác định theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

b. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho:

Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp: phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước, xuất trước, phương pháp nhập sau, xuất trước.

c. Ghi nhận chi phí

3 Tài sản cố định hữu hình

Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận

Gồm các chuẩn mực:

- Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn ghi nhận.

- Tài sản cố định hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.

- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

- Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. Trường hợp TSCĐ hữu hình được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại.

- Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh doanh mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp.

- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong việc đánh giá thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thì phải điều chỉnh mức khấu hao.

4.TSCĐ vô hình

a. Định nghĩa về TSCĐ vô hình:

Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sử dụng, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình để xác định được nguồn lực vô hình có thỏa mãn đinh nghĩa TSCĐ vô hình hay không cần phải xem xét các yếu tố: Tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai.

b. Gồm Các nội dung sau:

- Ghi nhận và xác định giá trị ban đầu TSCĐ vô hình.

- Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình trong từng trường hợp.

- Ghi nhận chi phí.

- Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu TSCĐ vô hình

- Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu TSCĐ vô hình.

- Khấu hao TSCĐ vô hình.

- Giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình.

- Xem xét lại thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình.

- Nhượng bán và thanh lý TSCĐ vô hình.

5 Bất động sản đầu tư

a. Khái niệm BĐS đầu tư.

Bất động sản đầu tư: Là bất động sản, (gồm: quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng) do nguời chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thuờng.

b.Gồm Các nội dung sau:

- Điều kiện ghi nhận BĐS đầu tư.

- Xác định giá trị ban đầu BĐS đầu tư.

- Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu BĐS đầu tư.

- Xác định giá trị sau khi ghi nhận ban đầu BĐS đầu tư.

- Chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Thanh lý BĐS đầu tư.

6Thuê tài sản

a. Ghi nhận thuê tài sản trong các BCTC của bên thuê

Thuê tài chính:

- Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng CĐKT với cùng giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.

- Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ đi thuê.

- Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc.

- Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán.

Thuê hoạt động:

- Các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động (không bao gồm chi phí dịch vụ, bảo hiểm và bảo dưỡng) phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.

b. Ghi nhận tài sản thuê trong BCTC của bên cho thuê

Thuê tài chính:

- Bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là khoản phải thu trên Bảng CĐKT bằng giá trị đầu tư thuần trong hợp đồng cho thuê tài chính.

- Khoản phải thu về cho thuê tài chính phải được ghi nhận là khoản phải thu vốn gốc và doanh thu tài chính từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê.

- Việc ghi nhận doanh thu tài chính phải dựa trên cơ sở lãi suất định kỳ cố định trên tổng số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính.

Thuê hoạt động:

- Bên cho thuê phải ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên Bảng CĐKT theo cách phân loại tài sản của doanh nghiệp.

- Doanh thu cho thuê hoạt động phải được ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.

7. Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

Nếu nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con ít nhất 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư thì được gọi là nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể, trừ khi có quy định hoặc thỏa thuận khác. Ngược lại nếu nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp thông qua các công ty con ít hơn 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư, thì không đợc gọi là nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể, trừ khi có quy định hoặc thỏa thuận khác.

- Trong BCTC của riêng nhà đầu tư, khoản đầu tư vào công ty liên kết được kế toán theo phương pháp giá gốc.

- Trong BCTC hợp nhất của nhà đầu tư, khoản đầu tư vào công ty liên kết được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

8. Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh

a. Chuẩn mực số này đề cập tới 3 hình thức liên doanh:

Hình thức 1: Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (Hoạt động được đồng kiểm soát);

Hình thức 2: Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (Tài sản được đồng kiểm soát);

Hình thức 3: Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh mới được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (Cơ sở được đồng kiểm soát).

b. Hai đặc điểm chung của các hình thức liên doanh:

- Hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng.

- Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát.

c. Gồm Các nội dung sau:

- Nhận biết và kế toán hợp đồng hợp tác kinh doanh kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh.

- Nhận biết và kế toán hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh.

- Kế toán hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn kinh doanh.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top