Tập hợp câu hỏi và trả lời của Tổng Cục Thuế!

Dragon489

Member
Hội viên mới
Câu hỏi 1:Trường hợp DN bán hàng cho DN chế xuất: đã giao hàng, xuất hoá đơn với giá bán có thuế, tuy nhiên lại đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất GTGT 0% thì phải xử lý như thế nào với hoá đơn này? ?

Trả lời: Kể từ ngày 01/01/2004, trường hợp DN đã xuất hoá đơn, dịch vụ cho DN chế xuất với giá bán đã có thuế, nếu đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất thuế GTGT 0% theo quy định tại Thông tư số 84/2004/TT-BTC thì có thể thu hồi lại hoá đơn cũ, lập biên bản điều chỉnh, phát hành hoá đơn mới với mức thuế suất 0%. Theo công văn số 3960/TCT-ĐTNN (29/11/2004) của Tổng cục thuế hướng dẫn điều chỉnh mức thuế suất thuế GTGT đối với các hoá đơn xuất bán cho các DN chế xuất thì với số thuế đầu ra từ các hoá đơn này, nếu đã kê khai, DN có thể kê khai điều chỉnh giảm trong kỳ kê khai thuế kế tiếp.

Câu hỏi 2: Hoá đơn xuất linh kiện bảo hành miễn phí xe máy ?

Trả lời: Khi công ty ở Việt Nam xuất bù linh kiện, phụ tùng cho đại lý nhằm thanh toán linh kiện, phụ tùng đã thay thế, lắp đặt cho khách hàng (không thu tiền) theo chính sách bảo hành miễn phí của công ty mẹ ở nước ngoài thì phải xuất hoá đơn, chứng từ và hạch toán sổ sách kế toán như sau:

Công ty phải xuất hoá đơn GTGT cho đại lý và phải nộp thuế GTGT theo quy định tại Điểm 1, Mục IV, Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC. Trên hoá đơn phải ghi rõ giá của linh kiện, phụ tùng (tương đương với giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường tại thời điểm xuất hoá đơn), thuế GTGT và tổng giá thanh toán, đề rõ là xuất bù linh kiện bảo hành miễn phí theo hoá đơn số...ngày, tháng (ký hiệu hoá đơn mà đại lý đã xuất cho khách hàng khi bảo hành miễn phí).

Về hạch toán sổ sách kế toán đối với việc xuất bù linh kiện, phụ tùng nhằm thực hiện chính sách bảo hành miễn phí nêu trên, công ty có thể thực hiện theo một trong 2 cách: Điều chỉnh sổ sách kế toán, ghi giảm doanh thu hoặc trường hợp không điều chỉnh doanh thu thì công ty hạch toán vào công nợ đối với giá trị của số linh kiện xuất bù này khi tính thuế TNDN. Khi nhận được tiền thanh toán của phí nước ngoài, công ty sẽ bù đắp vào khoản công nợ này.

Các chi phí bảo hành của công ty đối với linh kiện, chi tiết, lỗi kỹ thuật...sản xuất tại Vệt Nam, công ty sẽ được hạch toán vào chi phí bảo hành theo quy định

Câu hỏi 3: Chứng từ và thủ tục để các chi phí thành lập doanh nghiệp được ghi nhận là phần góp vốn của chủ đầu tư trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ?

Trả lời 1. Về các chi phí trước hoạt động thành lập doanh nghiệp:

Theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 (ban hành kèm theo Quyết định số 149/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính) và Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/6/2002 của Bộ tài chính thì chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 03 năm. Chi phí xây dựng, mua sắm máy móc, thiết bị…sẽ được vốn hoá trực tiếp vào tài sản cố định hữu hình là nhà, xưởng, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị.

Để được ghi nhận là chi phí hợp lệ của doanh nghiệp, các chi phí trước hoạt động nêu trên phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định tại Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn.

2. Về việc góp vốn của chủ đầu tư:
Để các chi phí trước hoạt động này được công nhận là phần vốn góp, thì ngoài việc phải được ghi nhận là chi phí của doanh nghiệp như nêu trên, các chi phí trước hoạt động này phải phù hợp với quy định tại các Điều 22, Điều 23 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ : Vốn đầu tư, vốn pháp định; phương thức, tiến độ thực hiện vốn phải được quy định tại Điều lệ doanh nghiệp và phải được Cơ quan cấp giấy phép đầu tư công nhận (được ghi cụ thể trong Giấy phép đầu tư cấp cho doanh nghiệp).

Câu hỏi 4:Thời gian lưu trữ hoá đơn có in sẵn mệnh giá ?

Trả lời: Theo quy định tại điều 30 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong hoạt động kinh doanh thì tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 05 năm. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 05 năm là tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành bình thường không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Căn cứ quy định nêu trên, các doanh nghiệp thường là hoạt động kinh doanh dịch vụ, nội bộ doanh nghiệp có sử dụng hoá đơn dạng vé có in sẵn mệnh giá như: vé trông xe máy, ô tô, vé tham quan, vé xông hơi, vé hành khách…để quản lý trong lĩnh vực kinh doanh của mình với số lượng lớn, tuy không sử dụng vé in sẵn mệnh giá để trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, nhưng theo quy định doanh nghiệp vẫn phải lưu trữ liên lưu, liên kiểm soát của vé tối thiểu là 05 năm.

Câu hỏi 5: Doanh nghiệp ở Hà Nội thuê nhà tư nhân để làm trụ sở. Vậy cần những thủ tục gì để chi phí điện, nước của Công ty được Cục thuế chấp nhận là chi phí hợp lệ ?

Trả lời: Căn cứ Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN và Công văn số 3025 TCT/NV6 ngày 12/7/2000 của Tổng cục thuế về hoá đơn, chứng từ đối với chi phí điện, nước, điện thoại thì: Trường hợp Công ty ký hợp đồng thuê nhà của hộ gia đình làm trụ sở kinh doanh, trong hợp đồng thuê nhà phải ghi rõ Công ty chịu trách nhiệm thanh toán tiền điện do Công ty dùng (chi phí thuê nhà có hoá đơn hợp pháp) và thực tế đã chi trả, có phiếu chi tiền đúng với số tiền ghi trên hoá đơn GTGT thanh toán tiền ghi tên chủ nhà (người ký hợp đồng) thì Công ty được căn cứ vào hoá đơn kèm theo chứng từ thanh toán để khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN theo quy định.

Trường hợp Công ty sử dụng mặt bằng vừa là nơi cư trú, cũng vừa là nơi sinh hoạt của gia đình, để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, có sử dụng điện kế, thuỷ kế thì phải tách riêng được phần điện, nước dùng cho sản xuất kinh doanh (phải có hoá đơn GTGT tiền điện, nước riêng hoặc bản phân chia tiền sử dụng điện, nước cho sinh hoạt, cho sản xuất kinh doanh của cơ quan quản lý điện, nước) thì được tính khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí hợp lý để xác định thuế TNDN. Trường hợp không tách riêng được thì không đủ căn cứ để tính khấu trừ thuế GTGT và không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thuế TNDN.


Câu hỏi 6: Sử dụng hoá đơn đối với các trường hợp doanh nghiệp giải thể ?

Trả lời: Sử dụng hoá đơn đối với các trường hợp doanh nghiệp giải thể được hướng dẫn như sau:

1. Các đơn vị đã giải thể, đã quyết toán trả lại hoá đơn GTGT, cơ quan thuế chưa kiểm tra quyết toán thuế và chưa đóng mã số thuế, nếu đơn vị có nhu cầu sử dụng hoá đơn để bán nốt số hàng hoá còn lại thì cơ quan thuế xem xét bán hoá đơn quyển và đơn vị kê khai bổ sung quyết toán thuế.

2. Trường hợp các đơn vị giải thể cơ quan thuế đã quyết toán thuế, đã đóng mã số thuế, nếu có nhu cầu sử dụng hoá đơn thì được cấp hoá đơn lẻ.

3. Đối với các Trung tâm bán đấu giá tài sản do tổ chức, cá nhân uỷ quyền thì phải xuất hoá đơn cho số tiền thu về dịch vụ bán đấu giá tài sản. Trung tâm được sử dụng hoá đơn GTGT nếu đăng ký kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc sử dụng hoá đơn bán hàng thông thường, nếu Trung tâm đăng ký kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Đối với tài sản đã bán đấu giá cho người mua thì tổ chức, cá nhân kinh doanh có hàng hoá gửi bán đấu giá phải xuất hoá đơn theo quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không có hoá đơn để xuất cho khách hàng thì cơ quan thuế cấp hoá đơn lẻ (loại hoá đơn bán hàng) và phải kê khai nộp thuế theo quy định
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top