Tầm quan trọng của việc quản trị tiền mặt trong doanh nghiệp

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Đối với các doanh nghiệp cỡ nhỏ, hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý tiền mặt là điều cốt yếu cho sự sống còn của doanh nghiệp. Các cuộc khảo sát doanh nghiệp kinh doanh thất bại cho thấy hầu hết các công ty này (đến 60%) cho biết sự thất bại của họ toàn bộ hay phần lớn đều do gặp phải vấn đề về luồng tiền mặt trong công ty. Các chủ doanh nghiệp cỡ nhỏ phải hiểu rằng không có gì quan trọng hơn tiền mặt. Công ty tạo được lợi nhuận là việc tốt nhưng luồng tiền mặt trong công ty mới là điều cần thiết. Chính vì vậy, quản lý tốt tiền mặt mới chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp.
cash.jpg
Một trong những nguyên nhân chính của việc quản lý tiền mặt kém chính là các doanh nghiệp thường cảm thấy rằng thiếu tiền mặt, ngay khi mới thành lập. Chủ doanh nghiệp cỡ nhỏ cần phải nhận thức rằng họ có thể tìm cách để tồn tại nếu họ có cách tạo ra tiền cho doanh nghiệp. Tiền mặt là nguyên tố duy nhất và quan trọng nhất cho sự tồn tại của doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp cỡ nhỏ. Chủ doanh nghiệp cỡ nhỏ cho biết không có khả năng quản lý luồng tiền mặt là vấn đề chính yếu nhất của họ. Quản lý tốt luồng tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngoài ra, việc này còn tạo cho doanh nghiệp một cơ hội để đầu tư chiến lược hoặc giảm thiểu chi phí. Các doanh nghiệp cỡ nhỏ cần chú ý đến nguyên tắc quản lý luồng tiền mặt tự do để thành lập một khoảng an toàn về tiền mặt. Sau đây là một số vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý để có thể quản lý tốt luồng tiền mặt trong công ty:

  • Tiền mặt và lợi nhuận là hai khái niệm không giống nhau. Kế toán tài chính không tập trung vào luồng tiền mặt của doanh nghiệp mà tập trung vào lợi nhuận. Về lâu dài, tiền mặt và lợi nhuận có thể bằng nhau nhưng xét về thời điểm nhất định, 2 giá trị này khác nhau.
  • Thời gian ghi nhận doanh thu và thời gian doanh nghiệp thực tế nhận tiền là 2 khái niệm quan trọng. Ví dụ, khi bán chịu cho một khách hàng, doanh nghiệp ngay lập tức ghi nhập giao dịch đó vào trong bảng báo cáo lãi-lỗ trong kỳ. Đó là quy tắc kế toán. Tuy nhiên, trên thực tế, tại thời điểm này, doanh nghiệp chưa thu được tiền. Chính vì vậy, báo cáo ngân sách tiền mặt và báo cáo lưu chuyển tiền tệ không ghi nhận giao dịch bán chịu đó cho đến khi doanh nghiệp thật sự nhận được tiền. Nhìn vào ví dụ này, chúng ta có thể thấy khoảng cách chênh lệch giữa lợi nhuận và tiền mặt có trong doanh nghiệp đôi khi rất lớn. Nếu doanh nghiệp bán chịu quá nhiều, lợi nhuận có thể vượt xa hơn hẳn số tiền mặt bạn thực thu. Những trường hợp như trên là nguyên nhân khiến các công ty cỡ nhỏ dễ dàng lâm vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt trong doanh nghiệp.
  • Một khái niệm nữa cũng ảnh hưởng đến việc quản lý tiền mặt của doanh nghiệp. Đó là ‘thanh khỏan’ (liquidity). ‘Thanh khoản’ là thuật ngữ thường dùng kết hợp với quản lý tiền mặt. ‘Thanh khoản’ được định nghĩa là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty. Nói cách khác, nếu doanh nghiệp nhỏ có được khả năng thanh khoản tốt, doanh nghiệp đó có thể chi trả cho những khoản nợ ngắn hạn như ‘khoản phải trả’. Hầu hết các khoản phải trả thường được thanh toán cho nhà cung cấp.
Tóm lại, là chủ hoặc người quản lý doanh nghiệp cỡ nhỏ, bạn cần phải hiểu được mục tiêu kinh doanh là phải chuyển đổi tất cả các khoản trên bản cân đối kế toán thành tiền mặt càng nhanh càng tốt. Bạn nên nhớ rằng không những bạn mong muốn có nhiều tiền mặt nhất có thể, bạn còn muốn phải giữ chúng tránh xa khỏi những trường hợp nguy hiểm hoặc khủng hoảng tài chính. Có hai mục trong ‘tài khoản ngắn hạn’ bòn rút tiền mặt nhiều nhất trong doanh nghiệp. Đó là ‘Hàng tồn kho’ (Inventory account) và ‘Khoản phải thu’ (Receivable account). Inventory là lượng sản phẩm chờ bán và ‘Receivable account’ là khoản tiền bạn bán chịu cho khách hàng. Hai khoản này cần được chuyển thành tiền mặt càng nhanh càng tốt.

Pokahontas Nguyen (Theo Business Knowledge Resource)
Theo FTMSglobal

Xem thêm
Tổng quan về quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top