tại sao lại ghi nợ trước có sau?

pthl

New Member
Hội viên mới
em hỏi mong anh chị giải đáp giùm ( đừng cười em). tại sao kế toán định khoản lại là nợ ghi trước, có ghi sau? ghi ngược lại có đc không? :motsach:
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

vì đó là nguyên tắc hạch toán kế toán đã là nguyên tắc thì
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

vì đó là nguyên tắc hạch toán kế toán đã là nguyên tắc thì

đã là nguyên tắc thì sao ạ? nguyên tắc thì cũng phải có lí do chứ ạ!?????????????????????????
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

đã là nguyên tắc thì phải làm theo nguyên tắc chứ sao nữa trời ạ
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

Làm gì có nguyên tắc kỳ vậy?
Thực ra cái này là "thói quen" thôi.
Khi ghi ra bảng biểu thì người ta thường ghi cột Nợ trước cột Có, nhưng khi biểu diễn bằng "lời" thì tùy theo tính chất nghiệp vụ, người ta có thể nói:
Nợ cái này Có cái kia hoặc
Có cái này Nợ cái kia

Hổng biết kế toán, nói vậy có đúng không ta?
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

Theo tôi (tự suy diễn chứ không có cơ sở trích dẫn) thì Nợ (Debit) được viết trước trong định khoản (hay bút toán Nhật ký - Journal Entry), Có (Credit) viết sau vì đơn giản người ta quy ước Bên Nợ của tài khoản là bên trái, Bên có là bên phải. Theo cách viết thông thường từ trái sang phải thì từ đó viêt Nợ trước Có sau. Việc này trở thành thói quen dựa vào những điểm logic và hợp lý của nó.

Gốc của từ Nợ/Có các bạn có thể tra trên Wikipedia.
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

đã là nguyên tắc thì phải làm theo nguyên tắc chứ sao nữa trời ạ
thế nguyên tắc đấy là ai ban hành? ban hành theo nghị định nào ạ?
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

thế nguyên tắc đấy là ai ban hành? ban hành theo nghị định nào ạ?

thế đi học cô giáo bảo sao hay núc đấy mải nói chuyện với gái lên ko chú ý theo gv thường nói theo nguyên tắc là nợ trước có sau
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

thế đi học cô giáo bảo sao hay núc đấy mải nói chuyện với gái lên ko chú ý theo gv thường nói theo nguyên tắc là nợ trước có sau

dạ ! oan quá. đây là câu hỏi thảo luận cô cho về nhà. chả nhẽ như bác nói thì em lại ghi vào bài là " nguyên tắc nó thế rồi, phải tuân theo " rồi nộp ạ!
các bác chỉ giáo cho ạ!
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

dạ ! oan quá. đây là câu hỏi thảo luận cô cho về nhà. chả nhẽ như bác nói thì em lại ghi vào bài là " nguyên tắc nó thế rồi, phải tuân theo " rồi nộp ạ!
các bác chỉ giáo cho ạ!

Nguyên tắc Nợ trước Có sau dựa trên nguyên tắc gốc là Thận trọng
Việc ghi chép theo quy định Nợ trước Có sau đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng
cái này theo mình nhớ là vậy nhưng tại lâu quá rồi không nhớ kỹ với lại cái này là của bên ngân hàng lên gv cũng chỉ nói quá lên biết vây :tungkinh:
cẩn thận không sai đó :gomo:
 
Re: Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

Hồi đi học hình như cũng nghe cô nói qua mà giờ quên rồi. Thắc mắc cũng hay nhỉ, nếu không mình cũng chẳng để ý nữa, chỉ nhớ là 4 năm đi học đã khiến mình phải nhớ Nợ trước, có sau. thầy cô bắt buộc phải thế nhưng khi đi làm chị kế toán cùng công ty toàn định khoản ngược Có trước nợ sau. Cũng chẳng ảnh hưởng gì nhưng nhìn hơi chướng 1 ti.
 
Re: Ðề: Re: Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

đó trả lời như vậy ko ai có ý kiến đúng hay sai à
Cái gì đúng, sai? Hồi đi học nếu định khoản có trước nợ sau đảm bảo bài đó bị gạch hết => không đúng
Khi đi làm thấy chị cùng công ty định khoản có trước nợ sau, và tớ thấy nó vẫn phản ánh đúng, đầy đủ nội dung nghiệp vụ => không sai
Nên cuối cùng tớ cũng chẳng biết đâu đúng đâu sai, tớ chỉ thấy nếu không ảnh hưởng gì thì........kệ (đúng người Việt Nam nhỉ)
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

Nợ trước, có sau cũng giống như đầu tiên muốn hoạt động kinh doanh thì phải có vốn trước (ví dụ Nợ 111 nà), quan tâm nguồn vốn trước rồi đến chi phí bỏ ra. giống như tiền vào nhà trước
Tự tớ suy diễn , đừng chém nha
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

Theo thiển ý tiện nhân cái này ra đời là theo sự ra đời của "mộc tồn"

Mộc là cây, tồn là còn, => mộc tồn là cây còn, cây còn => con cầy = con chó => thịt chó. Mà thịt chó thì có trước, mắm tôm có sau => theo nguyên tắc kế toán : Nợ thịt chó, Có mắm tôm => Nợ có trước, Có có sau
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

Theo milan1986 thì có thể giải thích cho đúng phong thủy một chút, nếu nợ trước có sau thì thì công ty sẽ làm ăn tiến tới, ghi có trước nợ sau thì mỗi khi xếp cầm sổ lên để xem... mà thưc chất ...nhiều lý do...là để xem dòng đầu tiên và ô tổng cộng : có..nợ...tổng cộng ...kế toán mất việc
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

Theo thiển ý tiện nhân cái này ra đời là theo sự ra đời của "mộc tồn"

Mộc là cây, tồn là còn, => mộc tồn là cây còn, cây còn => con cầy = con chó => thịt chó. Mà thịt chó thì có trước, mắm tôm có sau => theo nguyên tắc kế toán : Nợ thịt chó, Có mắm tôm => Nợ có trước, Có có sau

haha, thấy anh gã sẹo nói có lý nhất, có câu "người ta đi mãi thành đường mà thôi", cái này đã làm từ khi mới bắt đầu biết đến kế toán, cũng thắc mắc nhưng hok ai trả lời nên cho vào tủ, jo hết mún thắc mắc! :tungkinh:
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

Đó là quy ước mà bạn.

Mà phải nợ thì mới có chứ ko thì bói đâu ra :money:
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

em cũng mới học môn này, em cũng chưa hiểu rõ bản chất của Nợ và Có, nhưng nôm na nó là Nợ là cái mà DN có, mà Có là cái DN nợ hình như thế
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

Em chào các bác, các cô, các anh, các chị,
Em thấy diễn đàn này rất hay nên em tham gia để học kế toán. Em mới học từ đầu, mong các cô, bác, anh, chị giúp đỡ ạ.

Chào hỏi xong rồi ạ, theo ngu ý của em thì ghị NỢ - TRƯỚC , CÓ - SAU là do "bản chất tâm lý" của con người ạ. Em ví dụ em và bác Gã sẹo làm ăn với nhau, bác ấy nợ em, em cũng nợ bác ấy --> đấy đấy ngay cả khi vừa đánh cái câu in đậm xong em cũng đánh bác ấy nợ em trước, còn em nợ bác ấy (tức là CÓ) em đánh sau đó mà. Tóm lại là người ta nợ tiền mình thì mình luôn luôn nhớ nên mình luôn ghi NỢ TRƯỚC, đến khi đến đòi người ta mới bảo:
- Mày cũng đang nợ tiền tao đấy nhá.
- À, à, để em xem ... ờ ờ ... đúng rồi em quên ạ. Để em ghi vào .
Thế là lúc đó mới nhớ ra là mình cũng đang nợ tiền người ta nên bây giờ mới ghi CÓ SAU là vậy đấy ạ.

Chúc các bác, các cô, các anh, các chị khỏe, sáng mắt, không đau lưng ạ (Kế toán hay bị bệnh mắt, lưng, tri ... ngã thì phải)
 
Ðề: tại sao lại ghi nợ trước có sau?

em hỏi mong anh chị giải đáp giùm ( đừng cười em). tại sao kế toán định khoản lại là nợ ghi trước, có ghi sau? ghi ngược lại có đc không? :motsach:

Câu hỏi rất hay vì đôi khi người ta cứ làm theo thói quen hoặc những gì được dạy mà chẳng buồn hỏi "tại sao" ? Cũng có chủ đề tương tự trên danketoan rồi đó chứ http://www.danketoan.com/forum/ly-thuyet-co-ban/no-co-la-gi.104114.html

Nguyên tắc Nợ trước Có sau dựa trên nguyên tắc gốc là Thận trọng
Việc ghi chép theo quy định Nợ trước Có sau đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng
cái này theo mình nhớ là vậy nhưng tại lâu quá rồi không nhớ kỹ với lại cái này là của bên ngân hàng lên gv cũng chỉ nói quá lên biết vây :tungkinh:
cẩn thận không sai đó :gomo:

Bạn phán ghê nhỉ, Nợ trước Có sau thì liên quan gì đến Nguyên tắc Thận trọng :runcamcap:

Sau khi mò mẫm một hồi với bác Gúc gồ, mình thấy vài ý sau, bạn tham khảo cho bài viết nhé :

* Theo hướng dẫn ghi sổ của Quyết định 15 thì "Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng."

* Một số tài liệu nước ngoài thì nói rằng đó là do thói quen từ trước, nhằm dễ đọc và giảm sai sót khi ghi sổ:

- Với mỗi nghiệp vụ, theo thói quen thì liệt kê bên Nợ trước (thẳng về bên trái), rồi tới bên Có (xích vào bên phải). "For each transaction, it is customary to list "debits" first ( flush left), then the credits (indented right). " (Principles of Accounting Chapter 2)

- "Note that it is customary to enter the debit part first, and the credit entry second. The credit entry account title is indented, to help set it off from the debit account titles. These practices are used to make the journal entry easier to read, and reduce errors in posting. " (Accounting Tutorial)

* Có nơi cho rằng : Bút toán đầu tiên là để ghi nhận nguồn vốn khởi sự doanh nghiệp, thường dưới hình thức Tài sản như tiền mặt, xe ... nên nó sẽ là Vốn = Tài sản; và Vốn là tài khoản bên Có được trình bày bên phải, còn tài sản là tài khoản bên nợ được trình bày bên trái nên sẽ chuyển thành Tài sản = Vốn (nguồn: www.ismail.com.my - accounting primer) --> mình suy ra bên Tài sản là bên Nợ thì ghi trước

* Tuy nhiên câu trả lời thú vị nhất theo mình là ở đây :

Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung Generally accepted accounting principles

Một hệ thống kế toán ghi sổ kép (nay gọi là kế toán tài chính ) lần đầu tiên được mô tả năm 1494 bởi một tu sĩ dòng Phanxicô, Fra Luca Pacioli, sống ở vùng Tuscany của Ý. Theo kết quả nghiên cứu sâu rộng của ông về hệ thống ghi sổ kép, sau này được biết đến như là hệ thống Venetian, Pacioli được coi là cha đẻ của kế toán. Sinh năm 1445, ông là một trong những bộ óc vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng, là một nhà toán học, giáo sư đại học, và tác giả sáng tác. Quy trình kế toán Pacioli mô tả được gọi là một hệ thống kép bởi vì nó có hai mục để ghi lại một giao dịch. Được rút ra từ bản chất của giao dịch, một sự trao đổi tài nguyên cùng giá trị được đồng thời nhận được và cho đi, hệ thống kế toán sử dụng một mục để ghi lại các nguồn lực nhận được trong một giao dịch, và một mục khác để ghi lại các tài nguyên được đưa ra trong trao đổi. Bút toán ghi đầu tiên của việc ghi sổ kép được gọi là ghi nợ, và số tiền của mục đầu tiên được đặt ở cột bên trái của nhật ký. (Debit xuất phát từ một từ tiếng Latin có nghĩa là "bên trái" và được viết tắt dr.) Các bút toán sau là ghi có, và số tiền của mục này được đặt ở cột bên phải của nhật ký. (Credit xuất phát từ chữ Latin credere có nghĩa là "bên phải" và được viết tắt cr.) Vì bút toán kép đại diện cho một giao dịch, trao đổi tài nguyên bằng giá trị, số tiền của bên nợ bằng với số tiền của bên Có, và tại bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kế toán, tổng của tất cả các bút toán nợ phải bằng tổng của tất cả các bút toán Có. Trong nhiều thế kỷ, kế toán tồn tại như một truyền thống truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ kế tiếp. Các quy tắc, phương pháp, và các định dạng cho công việc kế toán được phổ biến rộng rãi và trải qua một thời gian chúng được những người làm kế toán chấp nhận chung. Mãi cho đến thế kỷ 20 các quy tắc kế toán đã được thực hiện một cách chính thống hơn, thay vì chấp nhận như là một truyền thống truyền miệng. Phần lớn là do những nỗ lực của Ban tiêu chuẩn kế toán tài chính (FASB) và VIỆN KẾ TOÁN CÔNG CHỨNG MỸ (AICPA), có lẽ là hai tổ chức quan trọng nhất chi phối việc thực hành của kế toán tài chính ngày nay, các quy tắc hành nghề kế toán đang được hệ thống hóa và được coi là "nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung" (GAAP). Uỷ ban Chứng khoán (SEC) yêu cầu tất cả các báo cáo tài chính được công bố phải được xây dựng theo quy định của GAAP. Các Sở thuế vụ (IRS) yêu cầu việc ghi chép kế toán cho các doanh nghiệp thực hiện theo GAAP. Do các truyền thống truyền khẩu lâu dài, việc pháp điển hóa của GAAP, các tổ chức khác nhau có liên quan với việc thực hành kế toán tài chính, và sự ủng hộ từ các SEC và IRS, kế toán tài chính (double-entry) đã trở thành tiêu chuẩn giữa các doanh nghiệp, tổ chức ngày nay.

Để hiểu thêm về Nợ Có thì bạn xem ở đây : Debit, credit
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top