Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

ngbinh93

New Member
Hội viên mới
anh chị cho em hỏi TSCĐ mua theo phương thức trả chậm, trả góp trong những trường hợp nào lãi trả chậm, trả góp được tính vào nguyên giá tài sản cố định. Em đọc vAS16 mà không hiểu gì cả
Cảm ơn mọi người nhiều !
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

THeo TT 45 thì:
Lãi tiền vay trong quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ đến lúc sẵn sàng đưa tài sản vào sử dụng thì được ghi nhận tăng nguyên giá.
Lãi tiền vay sau khi tài sản đã đưa vào sử dụng thì hạch toán vào chi phí tài chính.
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

cho e hỏi nếu mua TSCĐ theo phương thức trả chậm giá mua là 100tr. 2 tháng sau trả thì phải chịu thêm 1 khoản lãi là 2tr. Vậy 2tr này có ghị nhận tăng nguyên giá không ạ?
thank!
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

cho e hỏi nếu mua TSCĐ theo phương thức trả chậm giá mua là 100tr. 2 tháng sau trả thì phải chịu thêm 1 khoản lãi là 2tr. Vậy 2tr này có ghị nhận tăng nguyên giá không ạ?
thank!

theo em thì cái này nó còn phụ thuộc xem trong 2 cái tháng đó ts đã được sd chưa? hay là vẫn còn đang trong quá trình thử nghiẹddeeer đưa nó vào trạng thái sẵn sàng sd
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

cho e hỏi nếu mua TSCĐ theo phương thức trả chậm giá mua là 100tr. 2 tháng sau trả thì phải chịu thêm 1 khoản lãi là 2tr. Vậy 2tr này có ghị nhận tăng nguyên giá không ạ?
thank!
Khoản lãi vay DN phải chịu do mua TSCĐ trả góp trả chậm ko được tính vào Nguyên giá TSCĐ .Theo TT 45 "Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)." vậy NG tscđ ở đây chỉ có 100tr. 2tr bạn đưa vào 142, 242.rồi kc sang 635.
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

Khoản lãi vay DN phải chịu do mua TSCĐ trả góp trả chậm ko được tính vào Nguyên giá TSCĐ .Theo TT 45 "Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)." vậy NG tscđ ở đây chỉ có 100tr. 2tr bạn đưa vào 142, 242.rồi kc sang 635.

nếu nó thoả mãn:
(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
(b) Các chi phí đi vay phát sinh;
(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng
thì nó phải đc vốn hoá lãi vay vào nguyên giá chứ ạ? :lasao:
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

nếu nó thoả mãn:
(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
(b) Các chi phí đi vay phát sinh;
(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng
thì nó phải đc vốn hoá lãi vay vào nguyên giá chứ ạ? :lasao:
Bạn nhầm đó là những khoản vay như " vay ngân hàng , vay của cá nhân hay tổ chức tín dụng..." dùng để mua hay đầu tư XD tscd thì được + vào NG . Nhưng lãi ở đây là lãi do mua tscd trả góp trả chậm lại khác. Khoản lãi này là tiền lãi do bên bán thu thêm , nó chỉ được coi là chi phí . 2 cái này khác nhau
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

vậy cho e hỏi trong trường hợp cụ thể nào thì chi phí mua trả chậm trả góp được vốn hóa ạ?
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

BỘ TÀI CHÍNH
--------
Số: 45/2013/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2013

THÔNG TƯ Số: 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013
Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Chương II:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.





BỘ TÀI CHÍNH
-------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1173/QĐ-BTC Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐÍNH CHÍNH THÔNG TƯ SỐ 45/2013/TT-BTC NGÀY 25/4/2013 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đính chính nội dung tại khoản 11 Điều 9 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau:
“11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính.
Điều 3. Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng Trung ương;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ,
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,
Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Website Tổng cục Thuế;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VP, Cục TCDN. TUQ. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Đức Chi
Ví dụ:
Mua ô tô = 1 tỷ
Thuế vat = 100 triệu
Tổng giá trị mua trả góp 1.5 tỷ ( đã bao gồm VAT)
Được trả dần trong 2 năm kể từ ngày mua

1: NỢ TK 211:1 tỷ
NỢ TK 1331:100tr
NỢ TK 242 = 1.5 tỷ - 1 tỷ - 100 triệu= 400 triệu
CÓ TK 331*: 1.5 tỷ


2:Hàng tháng, Định kỳ trả tiền cho người bán : NỢ TK 331/C112=1.5 tỷ/ 24 tháng= 62,500,000
3: Tính vào Chi phí sỗ lãi trả chậm: Nợ tk 635/ có tk 242 = 400 triệu / 24 tháng = 16,666,667
Sổ sách thuế:
Bạn đưa vào 635 chứ ko đưa vào 642 được
Sổ sách nội bộ:
Bạn đưa vào 635 hay 642 đều Ok

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho XDCB, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn [Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)]
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ gao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả từng kỳ).
- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

BỘ TÀI CHÍNH
--------
Số: 45/2013/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2013

THÔNG TƯ Số: 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013
Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Chương II:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.





BỘ TÀI CHÍNH
-------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1173/QĐ-BTC Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐÍNH CHÍNH THÔNG TƯ SỐ 45/2013/TT-BTC NGÀY 25/4/2013 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đính chính nội dung tại khoản 11 Điều 9 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau:
“11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính.
Điều 3. Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng Trung ương;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ,
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,
Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Website Tổng cục Thuế;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VP, Cục TCDN. TUQ. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Đức Chi
Ví dụ:
Mua ô tô = 1 tỷ
Thuế vat = 100 triệu
Tổng giá trị mua trả góp 1.5 tỷ ( đã bao gồm VAT)
Được trả dần trong 2 năm kể từ ngày mua

1: NỢ TK 211:1 tỷ
NỢ TK 1331:100tr
NỢ TK 242 = 1.5 tỷ - 1 tỷ - 100 triệu= 400 triệu
CÓ TK 331*: 1.5 tỷ


2:Hàng tháng, Định kỳ trả tiền cho người bán : NỢ TK 331/C112=1.5 tỷ/ 24 tháng= 62,500,000
3: Tính vào Chi phí sỗ lãi trả chậm: Nợ tk 635/ có tk 242 = 400 triệu / 24 tháng = 16,666,667
Sổ sách thuế:
Bạn đưa vào 635 chứ ko đưa vào 642 được
Sổ sách nội bộ:
Bạn đưa vào 635 hay 642 đều Ok

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho XDCB, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn [Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)]
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ gao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả từng kỳ).
- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

Sao lại dùng TK 242? Chi phí này không phải chi phí trả trước. Lãi được trả hàng tháng mà,
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

Sao lại dùng TK 242? Chi phí này không phải chi phí trả trước. Lãi được trả hàng tháng mà,
Thế bạn nghĩ đưa vào khoản nào thì hợp lý???? Theo nguyên tắc: lãi trả chậm dưới 1 năm thì đưa vào 142, trên 1 năm (242) sau đó hàng tháng (kỳ) kết chuyển dần vào 635 ( nợ 635/ có 142,242) cùng với số tiền gốc bạn phải thanh toán cho họ ( Nợ 331/ có 111,112).
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

Thế bạn nghĩ đưa vào khoản nào thì hợp lý???? Theo nguyên tắc: lãi trả chậm dưới 1 năm thì đưa vào 142, trên 1 năm (242) sau đó hàng tháng (kỳ) kết chuyển dần vào 635 ( nợ 635/ có 142,242) cùng với số tiền gốc bạn phải thanh toán cho họ ( Nợ 331/ có 111,112).

Sao không dùng TK 335 nhỉ?
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

PP kế toán Về tăng TSCĐ hữu hình bằng mua trả chậm trả góp chịu lãi
Nợ tk 211 - Nguyên giá
Nợ tk 1332 - Thuế VAT được khấu trừ
Nợ tk 142,242 - Lãi phải trả
Có tk 331 - Tổng thanh toán
Định kì phân bổ CP lãi:
Nợ tk 635/có tk 142,242
Khi trả lãi và gốc định kì:
Nợ tk 331/có tk 111,112
VD như bác Xinh là rất cụ thể rùi.
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

Sơ đồ số 32 - Kế toán TSCĐ mua ngoài theo phương pháp trả chậm, trả góp:
1170890_208406379323156_574586761_n.jpg

CHUẨN MỰC SỐ 03

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC
ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BAN ĐẦU

13. TSCĐ hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.

XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TSCĐ HỮU HÌNH TRONG TỪNG TRƯỜNG HỢP

TSCĐ hữu hình mua sắm
14. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
15. Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình.
16. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.
17. Các khoản chi phí phát sinh, như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác... nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

TÀI KHOẢN 242
CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN

4. Trường hợp mua TSCĐ và bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Khi mua TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc mua bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, hoặc để nắm giữ chờ tăng giá hoặc cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 211, 213, 217 (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).
- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

=> Love You đọc lại nội dung cách hoạch toán và sử dụng tài khoản 242
TÀI KHOẢN 242
CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN

Một số nguyên tắc hạch toán.
Kết cấu và nội dung phản ánh.
Phương pháp hạch toán kế toán.
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các niên độ kế toán sau.
.p
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Thuộc loại chi phí trả trước dài hạn, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều năm tài chính. Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì soấ tiền trả trước về thuê đất có thời hạn không được hạch toán vào Tài khoản 242 mà hạch toán vào Tài khoản 213;
- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng;
- Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính;
- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm;
- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình;
- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật;
- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh lớn được phân bổ cho nhiều năm - Nếu chưa lập dự phòng cơ cấu doanh nghiệp;
- Chi phí mua các loại bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ Phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,. . .) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính;
- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;
- Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước, hoặc trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành;
- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp;
- Chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn phải phân bổ dần;
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm;
- Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại và thuê tài chính;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;
- Chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu không thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư nhưng có giá trị lớn phải phân bổ dần;
- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;
- Các khoản khác.
2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến sản xuất, kinh doanh trên một năm tài chính;
3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD từng niên độ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý;
4. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí;
5. Doanh nghiệp phải mở sở chi tiết theo dõi riêng biệt chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động chưa phân bổ vào chi phí.
p
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 242 - CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong kỳ;
- Phản ánh số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần vào chi phí tài chính.
Bên Có:
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ;
- Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động, khi hoàn thành đầu tư) vào chi phí tài chính trong kỳ.
Số dư bên Nợ:
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời điểm cuối năm tài chính.
p
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
1. Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước dài hạn lớn phải phân bổ dần vào vào chi phí SXKD của nhiều năm tài chính như: Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh,. . ., ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 331, 334, 338,. . .
Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 635, 641, 642
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
2. Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều năm, ghi:
- Nếu TSCĐ thuê sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112,. . .
- Nếu TSCĐ thuê sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có các TK 111, 112,. . .
3. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia sản xuất, kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ nhiều năm:
- Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.
- Định kỳ tiến hàng phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ đã xuất dùng theo tiêu thức hợp lý. Căn cứ để xác định mức chi phí phải phân bổ mỗi năm có thể là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà công cụ tham gia kinh doanh trong từng kỳ hạch toán. Khi phân bổ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,. . .
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
4. Trường hợp mua TSCĐ và bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Khi mua TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc mua bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, hoặc để nắm giữ chờ tăng giá hoặc cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 211, 213, 217 (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).
- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
5. Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh lớn, doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ chi phí vào nhiều năm tài chính khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành:
5.1. Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn vào tài khoản chi phí trả trước dài hạn, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413).
5.2. Định kỳ, tính phân bổ số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm tài chính, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,. . .
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
6.Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động TSCĐ, nếu phát sinh lớn phải phân bổ dần nhiều năm, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có các TK 111, 112, 331,. . .
Định kỳ, phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động TSCĐ phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
7. Khi kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá phát sinh lớn) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư, bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng để phân bổ dần vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132).
8. Định kỳ, khi phân bổ dần số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động, khi hoàn thành đầu tư) vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
9. Trường hợp doanh nghiệp trả trước dài hạn lãi tiền vay cho bên cho vay, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có các TK 111, 112,. . .
- Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính hoặc vốn hoá tính vào giá trị tài sản dỡ dang, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu chi phí đi vay ghi vào chi phí SXKD trong kỳ)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu chi phí đi vay ghi được vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu chi phí đi vay được vốn hoá vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
10. Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo mệnh giá để huy động vốn vay, nếu doanh nghiệp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí:
- Tại thời điểm phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Tổng số tiền thực thu)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước)
Có TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu.
- Định kỳ, phân bổ lãi trái phiếu trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang (Nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lãi trái phiếu trả trước) (Số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ).
11. Chi phí phát sinh khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu:
- Nếu chi phí phát hành trái phiếu có giá trị nhỏ, tính ngay vào chi phí trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112,. . .
- Nếu chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn, phải phân bổ dần, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết chi phí phát hành trái phiếu)
Có các TK 111, 112,. . .
- Định kỳ, phân bổ chi phí phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ TK 635, 241, 627 (Phần phân bổ chi phí phát hành trái phiếu trong kỳ)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết chi phí phát hành trái phiếu).
12. Kế toán các chi phí liên quan đến bất động sản đầu tư ghi nhận ban đầu:
- Khi phát sinh chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau khi nhận ban đầu nếu khônng thoả mãm điều kiện vốn hoá ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư và phát sinh lớn phải phân bổ dần, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu chi phí có giá trị lớn)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 334,. . .
- Định kỳ, phân bổ chi phí liên quan đến bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu vào chi phí kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 632 (Phần phân bổ chi phí liên quan đến bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu vào trong kỳ)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
13. Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến nquan hệ công ty mẹ - công ty con (mua tài sản thuần), tại ngày mua nếu phát sinh lợi thế thương mại:
+ Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng tiền, hoặc các khoản tương đương tiền, ghi:
Nợ các TK 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 213, 217. . . (Theo giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lợi thế thương mại)
Có các TK 311, 331, 341, 342,. . . (Theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)
Có các TK 111, 112, 121 (Số tiền hoặc các khoản tương đương tiền bên mua đã thanh toán).
+ Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng việc bên mua phát hành cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 213, 217. . . (Theo giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lợi thế thương mại)
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu - nếu giá phát hành cổ phiếu theo giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)
Có TK 4111 - Vốn đầu tư chủ sở hữu (theo mệnh giá)
Có các TK 311, 315, 331, 341, 342,. . . (Theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu - nếu giá phát hành cổ phiếu theo giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu).


---------- Post added at 06:54 ---------- Previous post was at 06:47 ----------

TÀI KHOẢN 335
CHI PHÍ PHẢI TRẢ
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.
Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.
Thuộc loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau:
1. Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép.
2. Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo.
3. Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.
4. Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (Khi trái phiếu đáo hạn).

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Chỉ được hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quy định. Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khoản khác phải tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp phải có giải trình về những khoản chi phí phải trả đó.
2. Việc tính trước và hạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (Lập dự toán chi phí và dự toán trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
3. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm các khoản chi phí phải trả phải quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.
4. Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.
p
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 335 - CHI PHÍ PHẢI TRẢ
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả;
- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.
Bên Có:
Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Số dư bên Có:
Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
p
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
1. Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
2. Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả)
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước).
3. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
4. Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán kết chuyển chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã được dự trích trước vào chi phí, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Tổng chi phí thực tế phát sinh)
Có các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).
5. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
6. Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo thời vụ, ghi:
Nợ các TK 623, 627 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 334 - Phải trả người lao động
Có các TK 623, 627 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).
7. Trường hợp lãi vay trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Lãi tiền vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Lãi tiền vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
8. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo mệnh giá, nếu trả lãi sau (sau khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu tính lãi vay vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính lãi vay vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu tính lãi vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 343 - Trái phiếu phát hành (TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu)
Có các TK 111, 112,. . .
9. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu, nếu trả lãi sau (sau khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu tính lãi vay vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính lãi vay vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu tính lãi vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ)
Có TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu (Số phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ).
Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 343 - Trái phiếu phát hành (TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu)
Có các TK 111, 112,. . .
10. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có phụ trội, nếu trả lãi sau (sau khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trongkỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu tính lãi vay vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính lãi vay vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu tính lãi vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,. . .


Sao không dùng TK 335 nhỉ?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

Trên đó ghi là "Được trả dần trong 2 năm kể từ ngày mua"
Định khoản 1 bút toán:
NỢ TK 211:1 tỷ
NỢ TK 1331:100tr
NỢ TK 242 = 1.5 tỷ - 1 tỷ - 100 triệu= 400 triệu
CÓ TK 331*: 1.5 tỷ
Sau đó hàng tháng bạn phân bổ vào 635.
"Tính vào Chi phí sỗ lãi trả chậm: Nợ tk 635/ có tk 242 = 400 triệu / 24 tháng = 16,666,667 "
 
Ðề: Tài sản cố định mua theo phương thức trả chậm, trả góp

cho e hỏi nếu mua TSCĐ theo phương thức trả chậm giá mua là 100tr. 2 tháng sau trả thì phải chịu thêm 1 khoản lãi là 2tr. Vậy 2tr này có ghị nhận tăng nguyên giá không ạ?
thank!

Không, đưa vào 635.
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top