Ðề: Tài khoản 152 hay 156
Tôi xin nói trước, dưới đây là nói theo bài bản sách vở. Thực tế thì kế toán thường lười hơn.
Sách vở thì như vầy:
Phân biệt sơ chế và chế biến:
Sơ chế hàng nông lâm thuỷ hải sản: chủ yếu là thủ công nhằm bảo quản sản phẩm như là các công đoạn : rửa, loại bỏ trái úng , con chết ..., bóc tách hạt, phơi sấy cho khô ...
Chế biến: ngoài các công đoạn trên.
Như vậy công đoạn phơi (không tẩm) hoặc ướp đá khi vận chuyển từ cảng về kho ... được tính là sơ chế.
Kế toán: khi mua hàng về DN phải biết mình mua về sơ chế rồi bán hay dùng làm NVL cho chế biến.
Nếu nhập về sơ chế để bán thì ghi Nợ 156.
Vì lý do nào đó mà sản phẩm sơ chế không bán được buộc phải đưa vào chế biến thành sản phẩm khác (trái với dự định ban đầu) thì tính là tiêu thụ nội bộ.
Nếu nhập về để làm NVL chế biến (nhưng vẫn phải qua công đoạn sơ chế trước) thì :
- Hoặc là tính như mua NVL về và qua 2 công đoạn, 2 quy trình SX. Xong công đoạn sơ chế sẽ nhập kho Bán Thành Phẩm
- Hoặc là tính như công đoạn sơ chế là SX phụ để hoàn thiện NVL đạt tiêu chuẩn trước khi đưa vào chế biến. Xong công đoạn sơ chế thì nhập kho NVL.
Vì lý do nào đó mà DN không thể dùng NVL mới qua sơ chế để chế biến sản phẩm mà buộc phải bán đi (trái với dự định ban đầu) thì cứ xuất kho 152 bán bình thường.
Thực tế:
Vì hàng nông lâm thuỷ hải sản sơ chế có thể có thuế suất khác với hàng đã qua chế biến nên người ta chỉ quan tâm phân biệt thế nào là sơ chế, thế nào là chế biến chứ kế toán ít khi quan tâm hạch toán kế toán.
Người ta chi kiểm tra xem "DN bán ra cái gì?" chứ không ai kiểm tra "DN dự định mua vào để làm gì?"
Và kế toán cũng cứ theo hoá đơn đầu ra mà điều chỉnh sổ cho phù hợp (để khỏi ai thắc mắc lôi thôi).