Sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp

YDCompany

Member
Hội viên mới
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi kế toán một số nghiệp vụ kinh tế, bổ sung kế toán các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh chưa được quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC), như sau:

I - ĐƠN VỊ TIỀN TỆ TRONG KẾ TOÁN 2
1 - Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài: 2
2 - Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán 2
3 - Quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đồng tiền kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng để nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước 3
4 - Yêu cầu về trình bày báo cáo tài chính 6
II - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHO NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI 6
1 - Các nguyên tắc áp dụng chế độ kế toán: 6
2- Một số quy định cụ thể: 7
III - HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ KHÁC 7
1 - Kế toán chi phí phát hành cổ phiếu: 8
2 - Kế toán tăng, giảm vốn điều lệ 8
3 - Kế toán ghi nhận doanh thu từ phí quản lý 9
4 - Sửa đổi tài khoản phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi: 9
5 - Hướng dẫn bổ sung phương pháp hạch toán khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản khi công ty mẹ góp vốn vào công ty con bằng tài sản phi tiền tệ 9
6 - Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung phương pháp kế toán đối với một số giao dịch giữa bên góp vốn liên doanh và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát 10
7 - Hướng dẫn bổ sung phương pháp kế toán khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ 11
8 - Hướng dẫn bổ sung phương pháp kế toán đánh giá lại tài sản và chuyển đổi số dư trên sổ kế toán, trình bày Báo cáo tài chính khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp 12
9 - Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung phương pháp kế toán trường hợp nhà đầu tư nhận được cổ phiếu thưởng do công ty cổ phần tăng vốn điều lệ 13
10 - Kế toán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ 13
11 - Kế toán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo 13
12 - Kế toán Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 13
13 - Kế toán Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp 15


Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Những phần kế toán khác có liên quan nhưng không hướng dẫn ở Thông tư này thì thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp. Chế độ kế toán đơn vị xây lắp ban hành theo Quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính; các quy định về kế toán đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài tại Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/06/2002 và Thông tư số 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính không còn hiệu lực áp dụng.


Dự thảo 4/2009
DKT tham gia nhé
 
Ðề: Sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp

Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi kế toán một số nghiệp vụ kinh tế, bổ sung kế toán các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh chưa được quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC), như sau:

I - ĐƠN VỊ TIỀN TỆ TRONG KẾ TOÁN 2
1 - Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài: 2
2 - Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán 2
3 - Quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đồng tiền kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng để nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước 3
4 - Yêu cầu về trình bày báo cáo tài chính 6
II - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHO NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI 6
1 - Các nguyên tắc áp dụng chế độ kế toán: 6
2- Một số quy định cụ thể: 7
III - HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ KHÁC 7
1 - Kế toán chi phí phát hành cổ phiếu: 8
2 - Kế toán tăng, giảm vốn điều lệ 8
3 - Kế toán ghi nhận doanh thu từ phí quản lý 9
4 - Sửa đổi tài khoản phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi: 9
5 - Hướng dẫn bổ sung phương pháp hạch toán khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản khi công ty mẹ góp vốn vào công ty con bằng tài sản phi tiền tệ 9
6 - Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung phương pháp kế toán đối với một số giao dịch giữa bên góp vốn liên doanh và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát 10
7 - Hướng dẫn bổ sung phương pháp kế toán khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ 11
8 - Hướng dẫn bổ sung phương pháp kế toán đánh giá lại tài sản và chuyển đổi số dư trên sổ kế toán, trình bày Báo cáo tài chính khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp 12
9 - Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung phương pháp kế toán trường hợp nhà đầu tư nhận được cổ phiếu thưởng do công ty cổ phần tăng vốn điều lệ 13
10 - Kế toán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ 13
11 - Kế toán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo 13
12 - Kế toán Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 13
13 - Kế toán Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp 15


Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Những phần kế toán khác có liên quan nhưng không hướng dẫn ở Thông tư này thì thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp. Chế độ kế toán đơn vị xây lắp ban hành theo Quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính; các quy định về kế toán đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài tại Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/06/2002 và Thông tư số 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính không còn hiệu lực áp dụng.


Dự thảo 4/2009
DKT tham gia nhé

Oạch ! tớ đọc đi đọc lại 2 lần mà hông biết bạn đang tóm tắt thông tư gì để mà tìm đọc..hay nó mới đang là dự thảo chưa có tên???
 
Ðề: Sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp

Cái này bác ý nói chỉ là dự thảo thôi. Chắc còn lâu lắm mới ra được thông tư. Chờ các bác ở Vụ chế độ bàn bạc nữa. Mà thông tư này chắc phải quan trọng lắm vì thường thường các vản bạn hiện nay có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
 
Ðề: Sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp

1-Dự thảo
2-Các vấn đề dự kiến thay đối, có ý kiến gì không?
 
Ðề: Sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp

1-Dự thảo
2-Các vấn đề dự kiến thay đối, có ý kiến gì không?

Có cho mình hỏi YD 1 chút? Ở dự thảo định đổi số hiệu TK 431 thành 353, còn tên vẫn giữ nguyên. Như vậy trên báo cáo chuyển từ việc trình bày đó là vốn chủ sở hữu sang nợ phải trả. Vậy bản chất của quỹ Khen thưởng, Phúc lợi là 1 khoản phải trả à? Có thế giải thích rõ hơn cho mình hiểu về TK này dc ko?
 
Ðề: Sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp

Có cho mình hỏi YD 1 chút? Ở dự thảo định đổi số hiệu TK 431 thành 353, còn tên vẫn giữ nguyên. Như vậy trên báo cáo chuyển từ việc trình bày đó là vốn chủ sở hữu sang nợ phải trả. Vậy bản chất của quỹ Khen thưởng, Phúc lợi là 1 khoản phải trả à? Có thế giải thích rõ hơn cho mình hiểu về TK này dc ko?

4 - Sửa đổi tài khoản phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi:
4.1 - Đổi số hiệu tài khoản 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi:
- Đổi số hiệu tài khoản 431- “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” thành tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi;
- Đổi số hiệu tài khoản 4311 – “Quỹ khen thưởng” thành tài khoản 3531- Quỹ khen thưởng;.
- Đổi số hiệu tài khoản 4312 – “Quỹ phúc lợi” thành tài khoản 3532- Quỹ phúc lợi;
- Đổi số hiệu tài khoản 4313 – “Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ” thành tài khoản 3533- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.
Phương pháp hạch toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 353 – “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” không thay đổi so với tài khoản 431.
4.2 - Sửa đổi báo cáo tài chính:
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi được trình bày là một khoản nợ phải trả trên Bảng Cân đối kế toán.
- Đổi mã số chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” – Mã số 431 trên Bảng Cân đối kế toán thành Mã số 338 trên Bảng Cân đối kế toán. Căn cứ để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” – Mã số 338 trên Bảng Cân đối kế toán là số dư Có của tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi trên Sổ Cái hoặc Nhật ký Sổ Cái.
- Sửa đổi mã số chỉ tiêu “Nguồn kinh phí” – Mã số 432 thành mã số 431.
- Sửa đổi mã số chỉ tiêu “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” – Mã số 433 thành mã số 432.
- Sửa đổi phương pháp xác định chỉ tiêu “Nguồn kinh phí và quỹ khác” – Mã số 430 trên Bảng Cân đối kế toán như sau:
Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh:
+ Tổng số kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp để chi tiêu cho hoạt động sự nghiệp, dự án sau khi trừ đi các khoản chi sự nghiệp, dự án;
+ Tổng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tại thời điểm báo cáo.
Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432.

Cái này nếu sửa đổi thì là một khoản nợ phải trả :k4929481:
Ý kiến cá nhân thì mình thấy để nó như một loại quỹ đúng hơn chứ nhỉ, vì nguồn của nó xuất phát từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện tất cả nghĩa vụ thuế ..... vậy nếu là nợ phải trả thì nợ ai - trả ai??? :k4929481:
 
Ðề: Sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp


Cái này nếu sửa đổi thì là một khoản nợ phải trả :k4929481:
Ý kiến cá nhân thì mình thấy để nó như một loại quỹ đúng hơn chứ nhỉ, vì nguồn của nó xuất phát từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện tất cả nghĩa vụ thuế ..... vậy nếu là nợ phải trả thì nợ ai - trả ai??? :k4929481:

Để xếp nó vào Nợ phải trả hay Vốn chủ sở hữu. Chắc mình phải bám vào định nghĩa. Nhưng quả thực đọc CM chung về định nghĩa Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữa, đọc đi đọc lại vẫn thấy mông lung. Bác thử phân tích rõ ra được không?
 
Ðề: Sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp

Để xếp nó vào Nợ phải trả hay Vốn chủ sở hữu. Chắc mình phải bám vào định nghĩa. Nhưng quả thực đọc CM chung về định nghĩa Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữa, đọc đi đọc lại vẫn thấy mông lung. Bác thử phân tích rõ ra được không?

b/ Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
c/ Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả.

Ko biết cái này xuất phát từ đâu mà các quan nhà ta đưa vào nợ phải trả thay vì nguồn vốn .....
Nói chung quỹ phúc lợi được trích để nhằm mục đích khen thưởng, thăm hỏi, tổ chức các chương trình vui chơi ... cho nhân viên trong cty - nhưng thực tế hiện tại chỉ có các sếp "to" là có lợi trong cái việc trích quỹ này!!
+ Cuối năm hay có cái - trích quỹ phúc lợi khen thưởng đồng chí ABC một chiếc Mes, một con biệt thự ....
=> quyền lợi của các cổ đông thiểu số bị ảnh hưởng do các chỉ số tài chính ko còn chính xác, nói cách khác là các cổ đông ko được hưởng lợi từ quỹ phúc lợi nhưng khi đầu tư lại nhìn vào các chỉ số tài chính có yếu tố nguồn vốn (bao gồm các quỹ & quỹ phúc lợi) để đưa ra quyết định => có thể gây ra hiểu lầm về BCTC và dẫn đến quyết định sai của nhà đầu tư

=> chuyển từ "nguồn vốn" sang "nợ phải trả"!!! nhưng nợ ai - trả ai nhỉ, dựa vào CM chung thì ko ra được :think:

=>Em chỉ đoán mò thôi, ứh phải các bác ở BTC nên có gì sai các thầy đừng dùng bạo lực kiểu như :dapghe: :liengdep: .... nhá!!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top