Sửa chữa lớn TSCĐ

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Sửa chữa lớn TSCĐ

– Chi phí Sửa chữa lớn TSCĐ có được tính vào phí hợp lý?

– Cần phải có hồ sơ chứng từ gì?

Căn cứ: Thông tư Số: 45/2013/TT– BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Điều 2. Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
*Khái niệm cần làm rõ

13. Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thếsửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.

14. Nâng cấp TSCĐ: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước.

Điều 7. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:
Nâng cấp TSCD:

1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

= > Như vậy chi phí ngân Nâng cấp TSCĐ thì ghi nhận tăng vào Nguyên giá tài sản cố định và phân bổ vào chi phí

*Sửa chữa tài sản cố định

2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

– Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Điều 8. Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

c) Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.

*Bước 01: Hồ sơ pháp lý ban đầu
– Biên bản ghi nhận trạng thái thiệt hại của tài sản
– Dự toán , kế hoạch hay còn gọi là Báo cáo kinh tế kỹ thuật chi phí sữa chữa mua sắm
– Quyết định phê duyệt : Báo cáo kinh tế kỹ thuật
– Quyết định phê duyệt kinh phí sữa chữa


– Thư mời cac đơn vị báo giá

– Hợp đồng thi công sửa chữa, thanh lý hợp đồng

– Chứng từ thanh toán


*Bước 02: Tiến hành trích lập chi phí sữa chữa lớn TÀI KHOẢN 335 HI PHÍ PHẢI TRẢ
3. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 – Chi phí phải trả.

*Bước 03: tiến hành thực thi sữa chữa
– Công tác đầu tư XĐCB và sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm.

– Ở các doanh nghiệp tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.

*Trường Hợp 01: NẾU GIAO THẦU CHO CÔNG TY XÂY DỰNG THEO HÌNH THỨC KHOÁN GỌN
– Căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, hoá đơn GTGT.

– Khi công trình hoàn thành, việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản được bàn giao và đưa vào sử dụng:

+ BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG,

+ BIÊN BẢN XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG

+ BẢNG QUYẾT TOÁN KHỐI LƯỢNG

+Nhận đươc hóa đơn , ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dỡ dang (2412, 2413)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán.
+Ghi nhận chi phí chờ phân bổ :
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 241 – XDCB dỡ dang (2413).
+Xác định thời gian sử dụng tính khấu hao bộ phận sử dụng:
Nợ TK 627,641,642/ Có TK 214

*Trường Hợp 02: nếu là bên bạn tự làm
Nguyên vật liệu đưa vào công trình: sắt đá, xi măng…
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
+Trường hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi công :
Nợ TK 241 – XDCB dỡ dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332 )
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
+Khi xuất NVL ra sử dụng
Nợ TK 241/ Có TK 152
+ Chi phí nhân công: bảng lương + chấm công + hợp đồng
Nợ TK 622/ Có TK 334
Nợ TK 334/ Có TK 111
+Kết chuyển lương và nhân công :
Nợ TK 241/ Có TK 621, 622
+Khi công trình hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 241 – XDCB dỡ dang (2413).
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top