Sở hữu 1 căn nhà trên 700 triệu đồng cũng phải nộp thuế tài sản?

Nguyen Thi Ly Na

Member
Hội viên mới
Người sở hữu 1 căn nhà có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên có thể bị đánh thuế tài sản. Bộ Tài chính dự kiến sẽ thu được trên 20.000 tỉ đến trên 30.000 tỉ đồng từ nhà và đất nếu áp dụng.

-nhan-thau-tron-goi-nha-dan-dung-tai-binh-duong-va-thu-duc-tp-hcm-0.jpg

Nguồn hình: Internet

Đây là thông tin được ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết trong buổi họp báo chuyên đề về dự thảo luật Thuế tài sản chiều 13/04.

Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án về ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng hoặc 1 tỉ đồng. Bộ Tài chính cũng đưa ra 2 phương án về thuế suất là 0,3% hoặc 0,4%. Đồng thời, những người sở hữu sẽ phải nộp thuế 0,3% đến 0,4% đối với phần đất.

Lý giải mức thuế suất này, Bộ Tài chính cho biết: “Theo kinh nghiệm quốc tế thì mức thuế suất thuế tài sản thấp nhất là 0,2%. Tuy nhiên, đa số các nước áp dụng mức thuế suất thuế tài sản cao, trong đó có một số nước trong khu vực như Indonesia 0,5%; Philippines 1% và 2%”.

Về việc lấy ngưỡng chịu thuế, ông Phạm Đình Thi cho biết, theo chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì diện tích nhà ở bình quân toàn quốc theo mục tiêu đến năm 2020 đạt 25 m2 sàn/người. Do đó, nếu tính 1 hộ gia đình trung bình là 4 người thì diện tích nhà trung bình cho 1 hộ gia đình khoảng 100 m2.

Theo quy định của pháp luật về xây dựng thì suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở bình quân khoảng 7,3 triệu đồng/m2 (suất vốn đầu tư xây dựng là căn cứ UBND tỉnh xây dựng và ban hành giá 1m2 nhà xây dựng mới). Khi đó, giá trị xây dựng mới của căn nhà 100 m2 bình quân khoảng 730 triệu đồng. Do đó, Bộ Tài chính xây dựng phương án thuế suất thuế tài sản đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế theo 2 phương án là lấy ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng hoặc 1 tỉ đồng.

Về lý do không sử dụng diện tích để tính thuế mà dùng giá trị, Bộ Tài chính cho biết, tuy áp dụng theo diện tích đơn giản, dễ thực hiện, thuận lợi trong việc xác định số thuế phải nộp; ổn định, không thay đổi theo thời giá; nhưng lại có nhược điểm là điều tiết cả đối với người sử dụng nhà có giá trị không lớn, nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố, nhà tại nông thôn có diện tích vượt ngưỡng không chịu thuế nhưng giá trị thấp; trong khi đó lại không điều tiết đối với nhà giá trị lớn nhưng diện tích nằm trong ngưỡng không chịu thuế.

Ví dụ, theo số liệu về nhà ở năm 2011 tại Đề án Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế theo diện tích là 100 m2 thì sẽ có khoảng gần 1,9 triệu căn bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ (trong đó có hơn 1,1 triệu ở nông thôn) vẫn phải chịu thuế.

Việc áp dụng ngưỡng không chịu thuế theo giá trị nhằm đảm bảo mục tiêu của thuế tài sản, không điều tiết đối với nhà có giá trị dưới ngưỡng không chịu thuế, điều tiết cao đối với nhà có giá trị lớn, đảm bảo công bằng xã hội.

Với phương án 1, tức là thuế suất 0,3%, dự kiến số thu thuế sẽ được khoảng 22.700 tỉ đồng, nếu áp dụng với nhà có giá trị hơn 1 tỉ đồng, hoặc 23.300 tỉ đồng nếu áp dụng mức 700 triệu đồng.

Đối với phương án 2, tức đánh thuế 0,4%, dự kiến mức thu sẽ lần lượt là 30.300 tỉ đồng và 31.000 tỉ đồng.

Trong số này, thuế thu từ nhà là 700 tỉ đồng, theo ông Phạm Đình Thi, còn lại phần lớn vẫn là thuế đất.

Bộ Tài chính đề nghị áp ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng.

anh(1).png


Các phương án thuế nhà được Bộ Tài chính đề xuất- ẢNH V.H

Lý giải nguyên nhân vì sao không đánh thuế với nhà thứ 2 trở đi mà đánh thuế ngay căn đầu tiên, ông Phạm Đình Thi nêu 3 nguyên nhân. Thứ nhất là không đảm bảo công bằng, vì sẽ phát sinh trường hợp người chỉ có 1 căn nhà diện tích lớn, giá trị cao nhưng không bị đánh thuế, trong khi người sở hữu 2 căn nhà nhỏ lại bị đánh thuế.

Thứ hai là khó khăn trong thu thuế, chưa phù hợp với điều kiện triển khai tại Việt Nam, cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở. Theo Bộ Tài chính, việc đánh thuế căn nhà thứ 2 được áp dụng tại một vài nước trên thế giới như Singapore, Nhật, Anh, Pháp, nhưng đây đều là những nơi có thị trường bất động sản minh bạch, có hệ thống quản lý nhà ở chặt chẽ. Ở Việt Nam, việc xác định ai sở hữu 2 căn nhà là phức tạp.

Nguyên nhân thứ 3 là sẽ tác động xấu đến thị trường bất động sản, làm giảm mức hấp dẫn của thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong việc lựa chọn đầu tư đất và các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, ảnh hưởng đến giao dịch bất động sản trên thị trường.

Ngoài ra, việc đánh thuế đối với nhà thứ 2 trở lên sẽ tác động đến thị trường nhà cho thuê.


Theo Vũ Hân
 
Lại làm khó dân rồi đây, khi thực hiện sẽ phát sinh tiêu cực phí nhằm định giá nhà dưới 700 triệu để khỏi chịu thuế.
Chắc phải cất chòi ra rẩy ở thôi.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top