sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
* Hư hỏng thì thằng hoàn thành gánh => giá trị SP HT tăng, phế liệu thu hồi thì nhập kho ... đau mắt quá, này thì xanh xanh đo đỏ :ack2::smash:

* các cậu thảo luận thì vào yahoo cái nhé, cho nó lành!!!! tớ đọc hoa hết cả mắt .... mỗi người dựa trên kiến thức thực tế và quan điểm của mình nên có thảo luận thì chắc hết tết :ack2: thành ra spam trong Topic(hehe tranh thủ spam cái:-O21:)

Khà khà [GLOW]có lẽ em phải post mấy cái bài tính giá thành thực tế vào diễn đàn cho các bác tham khảo cả nguyên tắc tính giá thành và cách thức tính dựa theo thực tế phát sinh [/GLOW]mất thôi chứ kiểu này chắc cũng tới tết thật he he spam cuối:sifone:

Mỗi cây mỗi Hoa - cậu tính mang nguyên tắc dọa tớ ah
* Mỗi hệ thống kế toán được set up theo yêu cầu quản lý của cty và thể hiện ý chí của giai cấp thống trị (lão KTT) nên cậu đưa cái thực tế của cty cậu hay cty nào đi nữa cũng vậy thui !!! :-O21:
[GLOW] hí hí tranh thủ spam tí[/GLOW]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

He he bác Bao coi lại cái dòng em bôi đỏ nhé, SP hư hỏng và phế liệu thu hồi không chìm vào giá vốn đâu bác mà nó bị loại ra khi tính giá vốn TP nhập kho đó, nếu tính như bác thì SX bao nhiêu SP đều không có SP hư hỏng vì nó hư thì nó chìm hết vào giá vốn sao, một điều quan trọng nữa là nếu SP hư hỏng thu hồi được bác phải nhập lại kho và trong điều kiện có thể bác còn phải đưa nó vào tái chế nữa đó:sifone:,
Bác muốn dừng thì em cũng tôn trọng ý kiến của bác xong cái dòng mà em bôi xanh và gạch chân của bác đó bác coi lại cho em chút, không phải em nghĩ sao cũng được mà khi tính giá thành SP thì nguyên tắc của nó phải là thế :sifone:

Đồng ý với cậu là sản phẩm hư hỏng có thể dùng để tái chế. Nhưng không cần nhập kho vì thật sự nó còn giá trị gì nữa mà nhập.
Thôi thì tranh luận mãi cũng chẳng ai chịu cả. Tớ có thể trình bày thêm vài ý rồi kết thúc nhá. Còn thực tế sẽ trả lời nhá. hihihihi

SP hư hỏng và phế liệu thu hồi không chìm vào giá vốn đâu bác mà nó bị loại ra khi tính giá vốn TP nhập kho đó

Đây là quan điểm hết sức sai lầm. Biết giải thích sao cho cậu hiểu vì cậu chẳng chịu hiểu.
Thôi tôi nói lần cuối cùng nhá. Sau bài nay không nói nữa nhá.

Tạm cho ví dụ thế này cho cậu dễ hiểu nhá.

Xuất kho 16kg đất = 16.000 đ để sản xuất gạch (tạm thời bỏ qua các chi phí vớ vẩn nhá)
Tổng sản phẩm hòan thành trong tháng này là 10 viên gạch. ==> Vậy giá vốn mỗi viên gạch là 16.000đ/10viên = 1.600 đ/viên

Tháng sau cũng xuất nhiêu đó nhưng trong quá trình sản xuất bị hỏng hết 2 viên nên tổng sản phẩm hòan thành chỉ còn 8 viên ==> Lúc này giá vốn là 16.000đ/8viên = 2.000đ/viên

Vậy có phải 8 viên gạch thành phẩm này nó gánh chi phí cho 2 viên gạch hỏng kia hay không.
Và 2 sản phẩm hỏng kia có thể mang đi tái chế được thì tái chế. còn không thì thôi vì thật ra phần chi phí đã được 8 viên gạch thành phẩm kia gánh chiu

Nếu theo quan điểm của cậu thì 2 sản phẩm đó lọai ra khi xác định giá vốn sao. ==> Hoang đường
Vậy 8 viên gạch thành phẩm này vẫn có giá vốn như tháng trứơc là 1.600đ/viên à.
Chẳng doanh nghiệp nào muốn sản phẩm của mình bị hỏng trong quá trình sản xuất cả. Vì vậy nó hỏng thì chỉ còn cách cho các sản phẩm hoàn thành gánh chịu thôi.
Vài lời diễn giải như thế còn tùy cậu hiểu theo cách nào thì hiểu.
 
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

Xuất kho 16kg đất = 16.000 đ để sản xuất gạch (tạm thời bỏ qua các chi phí vớ vẩn nhá)
Tổng sản phẩm hòan thành trong tháng này là 10 viên gạch. ==> Vậy giá vốn mỗi viên gạch là 16.000đ/10viên = 1.600 đ/viên

Tháng sau cũng xuất nhiêu đó nhưng trong quá trình sản xuất bị hỏng hết 2 viên nên tổng sản phẩm hòan thành chỉ còn 8 viên ==> Lúc này giá vốn là 16.000đ/8viên = 2.000đ/viên
Vậy có phải 8 viên gạch thành phẩm này nó gánh chi phí cho 2 viên gạch hỏng kia hay không.
Và 2 sản phẩm hỏng kia có thể mang đi tái chế được thì tái chế. còn không thì thôi vì thật ra phần chi phí đã được 8 viên gạch thành phẩm kia gánh chiu

Nếu theo quan điểm của cậu thì 2 sản phẩm đó lọai ra khi xác định giá vốn sao. ==> Hoang đường
Vậy 8 viên gạch thành phẩm này vẫn có giá vốn như tháng trứơc là 1.600đ/viên à.
Chẳng doanh nghiệp nào muốn sản phẩm của mình bị hỏng trong quá trình sản xuất cả. Vì vậy nó hỏng thì chỉ còn cách cho các sản phẩm hoàn thành gánh chịu thôi.
Vài lời diễn giải như thế còn tùy cậu hiểu theo cách nào thì hiểu.

Mấy cái dòng em bôi đỏ của bác đó, bác sai nữa. he he
Bác mà làm như vậy em SX 50 viên gạch trong tháng này giá 1.600 đ và tháng sau em SX 500 viên gạch lửa kém em vứt đi mất 250 viên vậy giá của bác nó đội lên bao nhiêu? và bác lấy giá này làm giá vốn ah?, bác lấy giá vốn kiểu ấy ma nào nó có thể mua SP cho bác mà tháng trước có 1.600 đ còn sang đầu tháng sau nó nhảy lên tới mấy chục lần?:sifone:
 
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

Mấy cái dòng em bôi đỏ của bác đó, bác sai nữa. he he
Bác mà làm như vậy em SX 50 viên gạch trong tháng này giá 1.600 đ và tháng sau em SX 500 viên gạch lửa kém em vứt đi mất 250 viên vậy giá của bác nó đội lên bao nhiêu? và bác lấy giá này làm giá vốn ah?, bác lấy giá vốn kiểu ấy ma nào nó có thể mua SP cho bác mà tháng trước có 1.600 đ còn sang đầu tháng sau nó nhảy lên tới mấy chục lần?:sifone:

Lại khẳng định người khác sai hihihihiih Uhm thì tớ sai vậy.

Chỉ hỏi cậu một câu thôi : Cậu hiểu thế nào là giá vốn

Nhưng cũng nên nhắc cho cậu nhớ mua hay không là do giá bán chứ chẳng liên quan gì đế giá vốn đâu nhá. Người mua hàng chỉ quan tâm đến giá bán của sản phẩm có hợp lý hay không còn giá vốn thì mặc anh. Anh có giá vốn 1tỷ/sản phẩm cũng mặc. Cái tôi quan tâm là giá bán trên thị trường mà thôi. ==> đồng ý không nào.

Mà vì lý do kỹ thuật nên sản phẩm hỏng hết một nữa là 250 viên thì vẫn phải để cho 250 viên thành phẩm kia gánh chịu vì như thế mới phản ánh đúng bản chất của giá vốn sản xuất chứ

Mặt khác doanh nghiệp xây dựng qui chế rõ ràng mà. Ông để lửa kém làm gạch bị hư hỏng thì ông phải khắc phục hậu quả.==> Đền. Điều này là đương nhiên và nó thuộc về lĩnh vực khác.

Cái ta đang bàn ở đây là cái giá vốn của sản phẩm. Cứ một mẻ sản phẩm cho ra bao nhiêu sản phẩm hoàn thành thì cứ lấy tổng chi phí chia ngược lại tính giá vốn mà thôi. Cứ thế mà Phang thì nó mới phản ánh đúng và đủ bản chất của giá vốn sản xuất chứ.

Nhà quản lý chỉ cần biết tháng này tôi bỏ ra bằng này chi phí để cho ra bằng này sản phẩm có thể bán ra thì cứ lấy tổng chi phí chia ngược lại tổng sản phẩm hòan thành để xác định giá vốn. Sau đó lấy giá bán trừ giá vốn thì tôi tính được số lợi nhuận tương đối trên một sản phẩm.

Cách tính này đơn giản, dễ hiểu và cũng cho thấy rằng các sản phẩm hư hỏng trong quá trình sản xuất sẽ được các sản phẩm hòan thành gánh chịu.

Nhưng nói chung cũng còn tùy doanh nghiệp xây dựng cách tính giá thành như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp đó nữa.
Thế nhá Sư Tử
 
Sửa lần cuối:
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

Lại khẳng định người khác sai hihihihiih Uhm thì tớ sai vậy.

Chỉ hỏi cậu một câu thôi : Cậu hiểu thế nào là giá vốn

Nhưng cũng nên nhắc cho cậu nhớ mua hay không là do giá bán chứ chẳng liên quan gì đế giá vốn đâu nhá. Người mua hàng chỉ quan tâm đến giá bán của sản phẩm có hợp lý hay không còn giá vốn thì mặc anh. Anh có giá vốn 1tỷ/sản phẩm cũng mặc. Cái tôi quan tâm là giá bán trên thị trường mà thôi. ==> đồng ý không nào.

Mà vì lý do kỹ thuật nên sản phẩm hỏng hết một nữa là 250 viên thì vẫn phải để cho 250 viên thành phẩm kia gánh chịu vì như thế mới phản ánh đúng bản chất của giá vốn sản xuất chứ

Mặt khác doanh nghiệp xây dựng qui chế rõ ràng mà. Ông để lửa kém làm gạch bị hư hỏng thì ông phải khắc phục hậu quả.==> Đền. Điều này là đương nhiên và nó thuộc về lĩnh vực khác.

Cái ta đang bàn ở đây là cái giá vốn của sản phẩm. Cứ một mẻ sản phẩm cho ra bao nhiêu sản phẩm hoàn thành thì cứ lấy tổng chi phí chia ngược lại tính giá vốn mà thôi. Cứ thế mà Phang thì nó mới phản ánh đúng và đủ bản chất của giá vốn sản xuất chứ.

Nhà quản lý chỉ cần biết tháng này tôi bỏ ra bằng này chi phí để cho ra bằng này sản phẩm có thể bán ra thì cứ lấy tổng chi phí chia ngược lại tổng sản phẩm hòan thành để xác định giá vốn. Sau đó lấy giá bán trừ giá vốn thì tôi tính được số lợi nhuận tương đối trên một sản phẩm.

Cách tính này đơn giản, dễ hiểu và cũng cho thấy rằng các sản phẩm hư hỏng trong quá trình sản xuất sẽ được các sản phẩm hòan thành gánh chịu.

Nhưng nói chung cũng còn tùy doanh nghiệp xây dựng cách tính giá thành như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp đó nữa.
Thế nhá Sư Tử

Em lại đồng ý với sư tử đó, dù sao thì nguyên tắc vẫn cứ là nguyên tắc bởi trong các khoản điều chỉnh giảm giá thành có: phế liệu, phế phẩm, sản phẩm hỏng 0 sửa chữa được mà.
Thôi, bác sư tử sai rùi, bác Bao xin lỗi đi he he...
 
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

Tranh luận là tốt vì có tranh luận mới đi đến chân lý được:smash:. Đọc bài của các bác cayman và các mem cũng học được nhiều điều đấy chứ :hurray:, ví dụ như cần phân biệt giữa giá vốn và giá thành ...
 
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

Tranh luận là tốt vì có tranh luận mới đi đến chân lý được:smash:. Đọc bài của các bác cayman và các mem cũng học được nhiều điều đấy chứ :hurray:, ví dụ như cần phân biệt giữa giá vốn và giá thành ...

Khà khà đúng là như thế con đường nào rồi cũng dẫn tới thành Roma hết, mỗi con đường đều có một kiểu cách khác nhau nhưng cái chung nhất thì vẫn là con đường he he không biết tớ nói thế có đúng không nữa? :smilielol5:
 
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

Em lại đồng ý với sư tử đó, dù sao thì nguyên tắc vẫn cứ là nguyên tắc bởi trong các khoản điều chỉnh giảm giá thành có: phế liệu, phế phẩm, sản phẩm hỏng 0 sửa chữa được mà.

Thì dĩ nhiên phế liệu, phế phẩm thu hồi sẽ làm giảm giá thành chứ còn gì nữa. ==> Khi ta thu hồi để tái sản xuất thì nó lại tham gia vào quá trình sản xuất trong khi phần chi phí của phế liệu đó đã được các sản phẩm hoàn thành của tháng trước gánh chịu, lúc này phế liệu thu hồi để tái sản xuất càng nhiều thì giá thành của tháng này càng giảm.

Nói cách khác phần phế liệu thu hồi để tái sản xuất đã thay thế một phần NVL đáng lẽ phải xuất mới để sản xuất. ==> giá thành giảm

Cách của anh mới là đúng nguyên tắc đấy em ạ
Phải nói là quá đúng luôn đấy. Và không những đúng mà còn chi tiết và không những phục vụ kế toán tài chính mà còn phục vụ kế toán quản trị luôn đấy
Khà khà theo bác kiểu này, mà hôm qua em đi thi chắc ăn " Trứng" mất, thôi tủy các bác muốn áp dụng sao cũng được, close topic tại đây được roài tranh luận mãi ngô cũng chẳng ra ngô mà khoai cũng không ra khoai.

Tớ bảo đảm cậu làm theo kiểu của cậu thì cậu mới xứng đáng xơi trứng thôi.
Cứ thử mà xem, rồi sẽ thấy kết quả ngay ấy mà. heheh

Khà khà đúng là như thế con đường nào rồi cũng dẫn tới thành Roma hết, mỗi con đường đều có một kiểu cách khác nhau nhưng cái chung nhất thì vẫn là con đường he he không biết tớ nói thế có đúng không nữa? :smilielol5:

Uhm heheh có mỗi câu này là đúng thôi hehehh
Nhưng dù con đường nào cũng là con đường nhưng đường do PMU18 làm thì khác so với đường của Bao công tớ làm à nha heheheh
Thôi ai hiểu sao thì hiểu. Nếu không rút ra được cái gì nữa thì topic này close ở đây được rồi hehehe
Bãi triều​
 
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

Ôi mỗi người một ý làm bé hoa hết cả mắt!!!! theo bé thì cách nào cũng đúng cả - tùy theo mô hình hoạt động & nhu cầu quản lý của từng cty thui :Angel_anim:
 
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

Có mỗi cái này là cậu nói thật lòng mình nhỉ!!!

Mấy cái hư hỏng khi sản xuất sẽ làm tăng giá thành SP hoàn thành(xây dựng định mức chính xác chút nhé), sản phẩm hư hỏng thì bán đi, vào quán nhậu là đúng nhất - hạch toán vào 711 chỉ tổ đóng thuế :sifone:

Nợ TK 7 món
Có TK 111 chứ gì nữa(bán thu tiền rùi mà)
:iagree:
bán thu tiền thi phải nợ 111 chứ còn muốn Có cái gì thì Có
 
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

bán thu tiền thi phải nợ 111 chứ còn muốn Có cái gì thì Có

hehehe cái này là bán thu tiền rùi và khi chi ra thì chúng ta ghi
N7.../C111 - khi chi nhớ mời tớ nhá :ibbanana:
* Nếu mà ghi nhận vào sổ sách kế toán khoản tiền bán PL này thì phải ghi nhận N111/C711 chứ ko có chuyện muốn Có cái gì thì Có đâu bạn ah, lại phải đóng thuế cho khoản này nếu có LN :confuse1:, khi đó mà muốn chi ra đưa vào TK 7 món áh => làm cái giấy đề nghị trình duyệt, phiếu chi => vào quán => lấy Hóa đơn => CP tiếp khách => Mệt
 
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

May có Nam phong viết bài vào đây nên Gã sẹo mới vào, đề tài đang hay sao không tranh luận tiếp, chỉ mất một cái topic mà Bao công với cả Rồng.

Theo ngu ý của tại hạ thì phân tích vấn đề giá thành như sau nhé:
Trường hợp 1: Khi sản xuất phát sinh phế liệu thu hồi trong định mức cho phép. Phế liệu sau khi thu hồi được nhập kho hoặc bán.
Trường hợp này Gã sẹo sẽ phân tích từ từ nhé:
Khi xuất nguyên vật liệu vào sản xuất ta thu được phế liệu trong định mức, tùy quyết định của người ra quyết định thì phế liệu này sẽ được nhập kho hoặc bán ngay. Nếu nhập kho thì sẽ có giá nhập kho (giá này do kế toán căn cứ vào môt số cái quyết định), sau này bán hay làm gì thì sẽ có doanh thu và giá vốn rồi nhé. Nếu bán ngay thì ta có doanh thu. Đồng thời tất nhiên là giá thành của các thành phẩm nhập kho sẽ phải chịu khoản chi phí do phế liệu này (cái này khi tính toán sẽ ra). Tất nhiên theo từng trường hợp thì có thể lợi nhuận sẽ bị thay đổi, giá vốn của sản phẩm thay đổi nếu chỉ xét trong 1 kỳ kế toán, nhưng nếu xét trong nhiều kỳ kế toán thì tổng lợi nhuận vẫn giữ nguyên thôi.
Đặc biệt rất khó trong chuyện Nợ 7 món nếu có một quy trình quản lý ngặt.
Trường hợp thứ 2 thì là vượt định mức (cái này thì hợi phức tạp hơn bởi sẽ liên quan tới trách nhiệm, cách xử lý....) nên trong điều kiện hiện nay thì Gã sẹo xin chưa đề cập tới.

To all : chú ý là 155 sử dụng trong kiểm kê định kỳ nhé, còn kê khai thường xuyên thì không sử dụng 155 (hình như như thế thì phải-để Gã sẹo kiểm tra lại)
 
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

May có Nam phong viết bài vào đây nên Gã sẹo mới vào, đề tài đang hay sao không tranh luận tiếp, chỉ mất một cái topic mà Bao công với cả Rồng.

Theo ngu ý của tại hạ thì phân tích vấn đề giá thành như sau nhé:
Trường hợp 1: Khi sản xuất phát sinh phế liệu thu hồi trong định mức cho phép. Phế liệu sau khi thu hồi được nhập kho hoặc bán.
Trường hợp này Gã sẹo sẽ phân tích từ từ nhé:
Khi xuất nguyên vật liệu vào sản xuất ta thu được phế liệu trong định mức, tùy quyết định của người ra quyết định thì phế liệu này sẽ được nhập kho hoặc bán ngay. Nếu nhập kho thì sẽ có giá nhập kho (giá này do kế toán căn cứ vào môt số cái quyết định), sau này bán hay làm gì thì sẽ có doanh thu và giá vốn rồi nhé. Nếu bán ngay thì ta có doanh thu. Đồng thời tất nhiên là giá thành của các thành phẩm nhập kho sẽ phải chịu khoản chi phí do phế liệu này (cái này khi tính toán sẽ ra). Tất nhiên theo từng trường hợp thì có thể lợi nhuận sẽ bị thay đổi, giá vốn của sản phẩm thay đổi nếu chỉ xét trong 1 kỳ kế toán, nhưng nếu xét trong nhiều kỳ kế toán thì tổng lợi nhuận vẫn giữ nguyên thôi.
Đặc biệt rất khó trong chuyện Nợ 7 món nếu có một quy trình quản lý ngặt.
Trường hợp thứ 2 thì là vượt định mức (cái này thì hợi phức tạp hơn bởi sẽ liên quan tới trách nhiệm, cách xử lý....) nên trong điều kiện hiện nay thì Gã sẹo xin chưa đề cập tới.

To all : chú ý là 155 sử dụng trong kiểm kê định kỳ nhé, còn kê khai thường xuyên thì không sử dụng 155 (hình như như thế thì phải-để Gã sẹo kiểm tra lại)

Giời ạ. Cái quan trọng thì lại chưa đề cập tới. Bó tay với ông này luôn.
Yêu cầu :
- Đề cập ngay đến trường hợp 2:
- Nêu quan điểm của cá nhân về các bài tranh luận trên.
- Cho ý kiến về cách giải quyết cụ thể.
Rồi lại tiếp tục bàn tiếp.
Mời nào hehehhe
 
Ðề: sản phẩm hoàn thành bị hư hỏng

+ Trong đó có sản phẩm hư hỏng thì phải hạch toán như thế nào
-Bán hàng ghi
Nợ TK 131, 111, 112
Có TK 511
Có TK 333
Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 155
Theo mình biết thì phế liệu thu hồi nhập kho sẽ hạch toán là:
Nợ 152
Có 711
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top