RỦI RO VỀ THUẾ ĐỐI VỚI TÀI KHOẢN VỐN BẰNG TIỀN

Nguyễn Trung Hoà

New Member
Hội viên mới
Vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng để đáp ứng khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Việc quản trị dòng tiền tốt sẽ đảm bảo tính an ninh tài chính cho doanh nghiệp và tạo ra được những khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư.

Trước khi bàn về khía cạnh đầu tư, chúng ta sẽ bàn về dòng tiền chi trả để thanh toán có các khoản chi phí, một chỉ tiêu làm giảm thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN. Do đó, các giao dịch thanh toán bằng tiền cũng được Cơ quan thuế lưu tâm. Có một nội dung mà gần như kế toán sẽ rất quen thuộc là “điều kiện được trừ” của một khoản chi phí khi tính thuế. Bên cạnh việc chứng minh tính “thực tế phát sinh” và “tính đầy đủ” về hoá đơn chứng từ thì “điều kiện về thanh toán” là một nhân tố không thể thiếu.

Cụ thể, tại khoản 2, điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn nếu giá trị từng hoá đơn từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm VAT) thì doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Do quá trình kinh doanh diễn ra liên tục và có nhiều vấn đề quan tâm nên kế toán thường chưa quan tâm đến chứng từ thanh toán cho các khoản chi phí, dẫn đến rủi ro bị loại trừ chi phí khi kiểm tra Thuế qua nhiều năm mặc dù các chi phí này là thực tế của doanh nghiệp và có hoá đơn hợp pháp.

Để tránh những khoản tổn thất về thuế thì định kì hàng tháng, hàng quý kế toán nên dành thời gian để rà soát chứng từ thanh toán cho các khoản chi bằng các lọc đối ứng Nợ TK Chi phí hoặc Nợ TK 331 (chi phí trả chậm) / Có TK 111 mà giá trị của các bút toán này từ 20 triệu trở lên. Nếu có tồn tại những giao dịch này, doanh nghiệp nên liên lạc bên bán để hoàn tiền lại để sau đó thực hiện chuyển khoản hoặc các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác.

Tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về khía cạnh đầu tư, ví dụ điển hình là việc gửi tiền tiết kiệm có kì hạn vào ngân hàng trong thời gian nhu cầu thanh toán không quá lớn. Cụ thể hơn, nếu một hợp đồng tiền gửi có thời hạn vắt ngang 2 niên độ kế toán (từ ngày 16/10/2018 – 16/01/2019), lãnh lãi cuối kỳ thì sẽ câu hỏi đặt ra khi lập BCTC cuối năm nay thì mình có cần trích lãi dự thu từ 16/10 – 31/12 hay không. Trên khía cạnh kế toán, nguyên tắc dồn tích sẽ được vận dụng và câu trả lời là Có mặc dù doanh nghiệp sẽ nhận toàn bộ tiền lãi vào năm sau (nguyên tắc Cơ sở tiền, vốn dĩ chỉ áp dụng trong lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ), đó là lý do Kiểm toán viên hay đề nghị trích lãi dự thu tiền gửi tiết kiệm tại thời điểm thực hiện kiểm toán. Về phương diện Thuế, cách ứng xử của kế toán cũng được tán thành khi xác định số thuế phải nộp vì lãi tiền gửi là một khoản doanh thu tài chính góp phần làm tăng Thu nhập chịu thuế.

Cuối cùng, chúng ta sẽ thảo luận về một chủ đề ngày càng phổ biến trong kỉ nguyên hội nhập quốc tế, xử lý “Chênh lệch tỷ giá”. Tính đến thời điểm này thì hướng dẫn về ghi nhận giao dịch bằng ngoại tệ đã tương đối đầy đủ tại TT200/2014/TT-BTC và TT53/2016/TT-BTC và Chuẩn mực kế toán số 10. Về phương diện kế toán, về xử lý CLTG sẽ xoay quanh các tài khoản 413, 515 và 635, mình sẽ chia sẻ ở các bài viết sau.

Về khía cạnh thuế, có một vấn đề kế toán cần lưu ý là “chi tiết hoá” CLTG cuối kỳ khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Tại sao phải “chi tiết hoá” hay “bóc tách” một khoản doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính mà hầu hết phần mềm kế toán đã làm rất tốt khâu kết chuyển để xác định con số chính xác trình bày lên Thuyết minh BCTC. Sở dĩ có yêu cầu như vậy vì TT78/2014/TT-BTC quy định rằng khoản lỗ CLTG khi đánh giá lại các khoản mục Tiền và Phải thu sẽ không tính là Chi phí được trừ khi tính TNDN (ngược lại không tính vào Thu nhập khác nếu phát sinh lỗ). Đồng thời, doanh nghiệp sẽ được tính trừ chi phí nếu phát sinh lỗ CLTG khi đánh giá lại các khoản mục Phải trả nhưng nếu phát sinh lãi CLTG thì khoản lãi phải ghi tăng Thu nhập khác khi xác định Thu nhập chịu thuế.

upload_2018-11-24_11-54-13.png
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top