Quyết toán thuế TNCN

loveyou1103

Member
Hội viên mới
Dear cả nhà. Mình hỏi chút về vấn đề quyết toán thuế TNCN.

Công ty minh tính phụ cấp ăn trưa 450k trả bằng tiền mặt, va phụ cấp đi lại 150k ( cả 2 khoản phụ cấp này đã được ghi trên hợp đồng.) Cuối năm mình quyết toán theo mẫu 05KK-TNCN tại chỉ tiêu 11 mình phải lấy tổng lương - 450k-150k có phải không?Trường hợp công ty minh làm tăng ca thì tiền tăng ca có được trừ không hay cũng tính vào tổng lương chịu thuế TNCN luôn.
 
trừ phần tiền ăn, phụ cấp đi lại . Còn về tăng ca, bạn chỉ trừ phần chênh lệch so với hệ số lương bình thường thôi.
 
Dear cả nhà. Mình hỏi chút về vấn đề quyết toán thuế TNCN.

Công ty minh tính phụ cấp ăn trưa 450k trả bằng tiền mặt, va phụ cấp đi lại 150k ( cả 2 khoản phụ cấp này đã được ghi trên hợp đồng.) Cuối năm mình quyết toán theo mẫu 05KK-TNCN tại chỉ tiêu 11 mình phải lấy tổng lương - 450k-150k có phải không?Trường hợp công ty minh làm tăng ca thì tiền tăng ca có được trừ không hay cũng tính vào tổng lương chịu thuế TNCN luôn.
Vẫn tính thuế TNCN đối với phần tăng ca trả vượt với giờ chính nhé
 
Bộ hồ sơ như sau:

Căn cứ:Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP

Tại Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

Điểm 2.11. là chi phí hợ lý nếu ghi cụ thể tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.


Để là chi phí hợp lý thì phải năm trong các hồ sơ sau

+ Hợp đồng lao động +chứng minh thư phô tô

+ Quyết định bổ nhiệm làm giám đốc

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

+ Tất cả có ký tá đầy đủ

+Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN

+Tờ khai:Quyết tóan thuế TNCN cuối năm

+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh

+Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có

Công tác kiểm tra:

+Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh


Thu nhập tính thuế TNCN:

- Mức lương 9 triệu /tháng

- Tiền cơm 680.000 đ/tháng

- Tiền đồng phục nếu là tiền mặt 5.000.000 đ/năm, nếu là hiện vật có hóa đơn không giới hạn được tính vào chi phí hợp lý, nhưng phần vượt 5 triệu đồng sẽ bị tính thuế TNCN


Cách tính thu nhập chịu thuế:

Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản giảm trừ

Thuế thu nhập chiu thuế TN cá nhân = (Thu nhập - 9 triệu giảm trừ bản thân- (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất

Tổng Lương = Lương Căn Bản + phụ cấp trách nhiệm theo lương + Phụ cấp cơm (Nếu có > 680.000VNĐ)

Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản than (9 triệu/ tháng) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc(10.5%)


Mức giảm trừ gia cảnh mới:

Mức giảm trừ gia cảnh.
Áp dụng theo quy định hiện hành Áp dụng kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013

Đối với người phụ thuộc => 1,6 triệu đồng/tháng.=> 3,6 triệu đồng/ tháng.

Đối với người nộp thuế => 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm. => 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm


Tiền cơm: Theo Luật Lao động
– Theo khoản 3 điều 4Thông tư 10/2012/TT-BLĐTBXHngày 26/04/2012 ( có hiệu lực từ 1/5/2012) quy định về mức ăn ca như sau:

“Mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động không vượt quá 680.000 đồng/ người./ tháng

Chi tiền ăn ca:

-Không vượt quá mức 680.000đ/ tháng/ người.

-Nếu doanh nghiệp tự tổ chức ăn ca cho người lao động, thì không bị khống chế bởi mức trên.

Chú ý: chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế > 680.000 là phải chịu thuế TNCN, nếu < 680.000 thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù > 680.000 hay < 680.000 => đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt > 680.000 bị loại khi tính thuế TNDN
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top