Quyết toán thuế TNCN đối với người chưa có MST cá nhân?

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Quyết toán thuế TNCN đối với người chưa MST cá nhân?

–Trường hợp cá nhân chưa có MST do doanh nghiệp chưa đăng ký cho người lao động thì có được tính vào chi phí hợp lý ?

–Người lao động có bị ảnh hưởng gì không?

*Căn cứ:

– Tại khoản 3 điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ tài chính và Công văn 801/TCT-TNCN ngày 2/3/2016V/v hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2015 và cấp MST NPT
– Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013;
– Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính;
– Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014;
– Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014

*Vấn đề 01. Cá nhân có được ủy quyền quyết toán thuế qua tổ chức trả thu nhập:

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế trong các trường hợp sau:


+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trởlên tại một tổ chứctrả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế (bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm) thì được ủy quyền quyết toán thuế tại tổ chức trả thu nhập đó đối với phần thu nhập do tổ chức đó chi trả, kể cả trường hợp cá nhân đồng thời có thu nhập từ bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà đã khấu trừ thuế TNCN 10%.

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.


*Ví dụ:Năm 2015, Bà A có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động dài hạn tại Công ty X, đồng thời có thu nhập vãng lai tại các nơi khác là 90 triệu đồng đã khấu trừ thuế TNCN 10%. Như vậy, thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm 2015 của Bà A nhỏ hơn 10 triệu đồng (90 triệu đồng : 12 tháng = 7,5 triệu đồng/tháng), nếu Bà A thuộc diện phải quyết toán thuế và không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì Bà A ủy quyền quyết toán thuế năm 2015 cho Công ty X. Công ty X chỉ quyết toán thuế thay Bà A đối với phần thu nhập do Công ty X trả.


Trường hợp tổ chức trả thu nhập có số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức trả thu nhập có thể lập danh sách các cá nhân ủy quyền trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, đồng thời cam kết tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, nội dung trong danh sách.


*Theo đó:

– Cá nhân không có mã số thuế không được ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay mà phải tự đi quyết toán thuế với cơ quan thuế.

– Nếu cá nhân đó chỉ có một nguồn thu nhập trong năm tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp khai quyết toán thuế đối với cá nhân phát sinh thu nhập tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp không tích vào ô ủy quyền quyết toán thuế.

*Chú ý: Nếu cá nhân ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho DN thì phải có:

– Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN mẫu 02/UQ-QTT-TNCN (ban hành kèm Thông tư 92/2015/TT-BTC)

– Và khi lập tờ khai quyết toán 05QT-TNCN bên bảng kê 05-1 BK-TNCN thì các bạn tích vào ô “Cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thay”:

= > Như vậy :

– Có tên trên bảng lương phát sinh thu nhập là phải quyết toán TNCN dù phát sinh tiền thuế TNCN hay là không phát sinh thuế TNCN => Nếu cá nhân không có MST TNCN thì vẫn phải quyết toán thuế TNCN chỉ không tích vào ô “Cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thay”:

– Không có tên trên bảng lương không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

– Cá nhân phải tự đi quyết toán thuế mà không được ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thay.


*Vấn đề 02. Giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế TNCN đối với người chưa có MST

Căn cứ: Điều 9, Khoản 1, Điểm c Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 quy định về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc như sau:

“c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.”

Theo đó:

* Mức giảm trừ gia cảnh bản thân

– Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.

– Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

– Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

– Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

– Cá nhân không có mã số thuế được giảm trừ gia cảnh cho bản thân với mức là 9 triệu đồng/ tháng

– Cá nhân chưa có MST khi khai thuế hoặc quyết toán thuế TNCN sẽ không được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

– Cá nhân không được đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.


*Vấn đề 03. Hoàn thuế thu nhập cá nhân khi quyết toán thuế TNCN đối với người chưa có MST.

Căn cứ: Điều 28, Khoản 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về hoàn thuế như sau:

“1. Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.

Như vậy: Khi Quyết toán thuế TNCN từ tiền lương đối với cá nhân chưa có mã số thuế, những cá nhân này không được xin hoàn thuế mà được bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ sau khi phát sinh thuế TNCN bị khấu trừ.

– Cá nhân không được hoàn thuế đối với số thuế TNCN nộp thừa mà chỉ được bù trừ vào năm sau khi có số thuế TNCN phát sinh.

*Vấn đề 04. Về thuế TNDN:

Căn cứ:

Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

Theo đó:

+ Về Thuế TNDN: Chi phí tiền lương và phụ cấp theo lương nếu đáp ứng được đầy đủ hồ sơ chứng từ của người lao động… được tính vào chi phí được trừ nếu có đầy đủ : hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng tính lương, có ký tá đầy đủ….. và quyết toán thuế TNCN cho người lao động đầy đủ.

= > Những khoản chi phí lương, thưởng phải được ghi rõ trong các văn bản như: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

++Như vậy:người lao động không có MST vẫn được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN nếu đầy đủ hồ sơ chứng từ hợp lệ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top