Quyền mua là loại chứng khoán mua bán được, vậy giá trị quyền mua được tính như thế nào?
Tính giá trị quyền mua
Ví dụ ngày 11-10-2006 là ngày giao dịch không hưởng quyền phát hành thêm 5.650.720 CP REE theo tỉ lệ 5: 1. NĐT sở hữu 5 CP thì được mua thêm 1 CP mới với giá bằng 75% giá đóng cửa ngày giao dịch liền trước. Ta có thể tính giá tham chiếu vào ngày 11-10-2006. Và tính giá trị quyền mua vào ngày đó.
Ngày 10-10-2006, REE có giá đóng cửa là 94.000 đ/CP, vậy giá phát hành của REE cho cổ đông hiện hữu là: 0.75x94.000=70.500đ/cp. Theo quy định quyền mua, cứ ứng với mỗi 5 quyền mua sẽ được mua 1 CP mới với giá 70.500đ. Để có 5 quyền mua, nhà đầu tư phải mua 5 CP với giá 5 x 94.000đ = 470.000đ.
Với 5 quyền mua vừa có được, nhà đầu tư sẽ mua được 1 CP mới với giá 70.500đ. Như vậy, nhà đầu tư có tất cả 6 CP. 6 CP này đều không còn quyền mua kèm theo với tổng số tiền bỏ ra 470.000+70.500=540.500đ. Như vậy, giá tham chiếu của REE tại ngày 11-10-2006 của mỗi CP là 540.500 /6 = 90.000 đ/cp.
Giá trị của mỗi quyền mua tại ngày đó là: 94.000 - 90.000 = 4000đ. Trong thời gian chuyển nhượng quyền mua, nếu giá thị trường của REE thay đổi sẽ làm cho giá trị quyền mua thay đổi theo. Giá tăng thì quyền mua tăng và ngược lại tương ứng mức độ tăng giảm của CP.
Trong ngày giao dịch không có quyền mua, giá CP sẽ rớt xuống một mức giá trị chính bằng giá trị của quyền mua. Tại Việt Nam, nếu tổ chức phát hành có phát hành bổ sung CP mới thì giá CP trên thị trường sẽ được điều chỉnh ngay theo mức giá mới của CP.
Cổ đông hiện hữu vẫn không bị thiệt vì phần giá trị CP cũ mất đi cũng chính bằng giá trị của quyền mua mà họ đã nhận được trước đó. Trường hợp có một số CP không còn quyền (do cổ đông nắm giữ CP đó đã tách quyền mua ra để bán riêng trên thị trường) thì số CP này cũng vẫn được giao dịch bình thường trên thị trường.
Tuy nhiên khi thực hiện thủ tục thanh toán bù trừ thì bộ phận thanh toán bù trừ chứng khoán sẽ trừ lại của người bán CP đó một khoản tiền đúng bằng giá trị của quyền mua mà họ đã tách ra để bán riêng trên thị trường chứng khoán.
Tính giá trị quyền mua
Ví dụ ngày 11-10-2006 là ngày giao dịch không hưởng quyền phát hành thêm 5.650.720 CP REE theo tỉ lệ 5: 1. NĐT sở hữu 5 CP thì được mua thêm 1 CP mới với giá bằng 75% giá đóng cửa ngày giao dịch liền trước. Ta có thể tính giá tham chiếu vào ngày 11-10-2006. Và tính giá trị quyền mua vào ngày đó.
Ngày 10-10-2006, REE có giá đóng cửa là 94.000 đ/CP, vậy giá phát hành của REE cho cổ đông hiện hữu là: 0.75x94.000=70.500đ/cp. Theo quy định quyền mua, cứ ứng với mỗi 5 quyền mua sẽ được mua 1 CP mới với giá 70.500đ. Để có 5 quyền mua, nhà đầu tư phải mua 5 CP với giá 5 x 94.000đ = 470.000đ.
Với 5 quyền mua vừa có được, nhà đầu tư sẽ mua được 1 CP mới với giá 70.500đ. Như vậy, nhà đầu tư có tất cả 6 CP. 6 CP này đều không còn quyền mua kèm theo với tổng số tiền bỏ ra 470.000+70.500=540.500đ. Như vậy, giá tham chiếu của REE tại ngày 11-10-2006 của mỗi CP là 540.500 /6 = 90.000 đ/cp.
Giá trị của mỗi quyền mua tại ngày đó là: 94.000 - 90.000 = 4000đ. Trong thời gian chuyển nhượng quyền mua, nếu giá thị trường của REE thay đổi sẽ làm cho giá trị quyền mua thay đổi theo. Giá tăng thì quyền mua tăng và ngược lại tương ứng mức độ tăng giảm của CP.
Trong ngày giao dịch không có quyền mua, giá CP sẽ rớt xuống một mức giá trị chính bằng giá trị của quyền mua. Tại Việt Nam, nếu tổ chức phát hành có phát hành bổ sung CP mới thì giá CP trên thị trường sẽ được điều chỉnh ngay theo mức giá mới của CP.
Cổ đông hiện hữu vẫn không bị thiệt vì phần giá trị CP cũ mất đi cũng chính bằng giá trị của quyền mua mà họ đã nhận được trước đó. Trường hợp có một số CP không còn quyền (do cổ đông nắm giữ CP đó đã tách quyền mua ra để bán riêng trên thị trường) thì số CP này cũng vẫn được giao dịch bình thường trên thị trường.
Tuy nhiên khi thực hiện thủ tục thanh toán bù trừ thì bộ phận thanh toán bù trừ chứng khoán sẽ trừ lại của người bán CP đó một khoản tiền đúng bằng giá trị của quyền mua mà họ đã tách ra để bán riêng trên thị trường chứng khoán.